K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2017

ko đăng câu hỏi ko liên quan tới toán

3 tháng 5 2017

lên mạng mà xem

9 tháng 4 2020

Đây là dạng toán biểu đồ ven

Giải:

Ta có sơ đồ: Bn tự vẽ nhé :))) 

nếu không tính 2 con chỉ bay lượn đc trên không trung

thì tổng số khủng long là:

40-2=38 (con)

Số con chỉ sống đc trên cạn là:

38-20=18(con)

Số con chỉ sống đc dưới nước là:

38-25=13(con)

Số con sống đc cả ở dưới nước cả ở trên bờ là:

38-(18+13)=7(con)

ĐS:.........

Mình nhớ là như vậy thôi chứ đây là dạng toán nâng cao lớp 3

giờ mình lên lớp 6 rồi ko bít là mình làm có đúng ko nữa

nếu có sai chỗ nào thì bn thông cảm cho mình còn

nếu đúng thì kết bn vs mình nhé ^_^ !

10 tháng 4 2020

1. Số khủng long vừa sống được trên cạn vừa sống được dưới nước là: 7 con,

2. Số khủng long chỉ sống được trên cạn là: 18 con.

3. Số khủng long chỉ sống được dưới nước là: 13 con.

12 tháng 3 2016

cá sấu 

12 tháng 3 2016

gà bạn nhé

9 tháng 11 2017

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

9 tháng 11 2017

Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội.

Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà.

Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trưa trời nắng nóng như lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ hẹn.

Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn.

Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thường như mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này Thắng – thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:

- Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.

- Trò gì vậy?

Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.

- Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.

Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:

- Bây giờ sẽ thi lần lượt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ.

Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người  thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.

Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:

- Một. Hai. Ba. Bắt đầu…

ùm…Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chưa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi. Thế mà đến giờ vẫn chưa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần như lả đi. Phải mười phút sau Thắng mới lên tiếng:

- Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.

- Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.

- ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.

Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi. Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/viet-bai-tap-lam-van-so-3-lop-6-c33a11453.html#ixzz4xwM3UFae

28 tháng 1 2016

toán lại đi hỏi văn

28 tháng 1 2016

1.Bố là người mà em yêu quý nhất

3.Trong gia đình,ai cũng yêu thương,chăm sóc em.Nhưng bố là người mà em yêu quý nhất

27 tháng 12 2017

hấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

27 tháng 12 2017

Ngôi trường thân yêu của em mang tên một vị anh hùng dân tộc Nguyễn Viết Xuân. Nằm trên thôn Tường Quang, xã Hoà Kiến, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Ngôi trường này đã xây dựng được 8 năm rồi, nhưng vẫn còn mới nhờ sự giữ gìn chu đáo của chúng em.
Từ xa nhìn lại, trường em hiện lên với vẻ đẹp rất đỗi thân quen từ những mái ngói đỏ tươi, cùng những phòng học được quét vôi màu vàng nhạt nắng nằm san sát bên nhau. Đặt chân tới cổng trường, giữa sân, trên đỉnh cột cờ, y nghi lá cờ tổ quốc luôn bay dập dờn trong gió. Cũng chính tại nơi đây, dưới bóng cột cờ này, vào những buổi sáng thứ hai đầu tuần, chúng em đã đứng đây để tiến hành lễ chào cờ, cùng tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng đã khuất. Lúc này, khung cảnh trường em hiện lên thật đẹp. Những cây bàng, cây phượng mọc thẳng tắp như đang chào đón ai. Trong bồn, những khóm hoa nghiêng mình, khoe sắc dưới ánh nắng dịu dàng của buổi sớm mai, trên cành lá chúng vẫn còn đọng lại những giọt sương mai như những viên ngọc diệu kì. Sừng sừng trước ngôi trường hai tầng là một cái trống trường, vẻ âm thầm của trống như đang chờ đợi cái nhiệm vụ báo giờ quen thuộc mà nó vẫn thực hiện tốt trong mấy năm nay. Phòng học của lớp em nằm trên lầu, gió thoảng qua mát mẻ vô cùng. Các dãy bàn ghế luôn thẳng tắp, ngay ngắn, được làm bằng gỗ. Chỉ riêng có lớp một ghế bàn được làm bằng sắt thôi, tuyệt lắm! Trong mỗi phòng học, Anh bảng đen chiếm dường như gần hết tất cả bức tường, với anh luôn trầm lặng như thể đang đợi chờ cô giáo viết lên bao điều hay, bổ ích. Cạnh anh là tấm bảng ghi rõ 5 điều Bác Hồ dạy và trích đoạn trong lá thư mà Bác Hồ đã gửi cho chúng em nhân ngày tựu trường độc lập đầu tiên. Cũng chính những lời dạy của Bác đã giúp chúng em luôn vươn lên và nổ lực học tập không ngừng. Còn trên đầu anh được đính một tấm ảnh chụp chân dung Bác Hồ. Mỗi khi nhìn ảnh Bác, em như cảm thấy Bác đang mỉm cười với em. Ôi! Bác Hồ ơi, tuy Bác đã ra đi nhưng Bác sẽ vẫn luôn còn sống mãi trong lòng mỗi chúng em.
Trường em là như thế đó! Gần gũi thân thương và rất đỗi diệu kì. Trường cũng chính là ngôi nhà thứ hai của hai của em. Em yêu quý ngôi nhà này biết nhường nào. Nơi đây đúng là một đại gia đình mà ai cũng phải nhớ nhau và muốn gặp nhau mỗi khi xa cách. Thật buồn tủi cho ai không có cơ hội được cắp sách tới trường, vì đến trường là sẽ được học bao điều hay, lẽ phải. Sau này, với em cho dù có đi đâu, về đâu em cũng sẽ không bao giờ quên ngôi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân muôn vàn kính yêu này!

13 tháng 8 2017

mỗi lần về quê , em lại nhớ đến dòng sông sông mùa xuân ngày nào .

Tuổi thơ của tôi gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương từ lúc sinh ra đến tận bây giờ.Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi.Từ những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen thuộc của tôi mỗi lần đi học về .... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng tôi mỗi buổi chiều hè và có lẽ đẹp nhất là  quang cảnh dòng sông lúc mùa xuân về.

NHỚ TK MK NHA