K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Việc học và có được những hiểu biết luôn là điều mỗi người luôn luôn cố gắng và phấn đấu có được. Nhưng kiến thức của nhân loại luôn rộng lớn biết bao nhiêu, mỗi người chỉ là một giọt nước của đại dương mênh mông đó thôi. Chính vì thế phải luôn luôn cố gắng tích lũy kiến thức để có thể học hỏi thật tốt. Chính vì lượng kiến thức nhân loại lớn như vậy nên có một câu nói rất hay đó là “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.

Đầu tiên ta như phải hiểu được ý nghĩa của câu đó là gì. Ta như biết được rằng chính từ “xấu hổ” ở đây như muốn nói đó chính là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, và có cả sự e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác. Khi mình kém cỏi hơn người khác về một lĩnh vực cụ thể nhưng không có nghĩa là mình kém cỏi về nhiều lĩnh vực. Vốn tri thức của nhân loại thật rộng lớn biết bao nhiêu, cho nên mỗi người hãy học tập và tự trau dồi những kiến thức cho chính bản thân của mình.

Nói tóm lại ta như thấy được cả nghĩa cả câu ngạn ngữ trên dường như cũng đã chỉ ra sự khác nhau giữa sự “không biết” và "không học”. Quan trọng hơn câu tục ngữ đường như cũng đã đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.

   PlayvolumeTruvid00:37AdX

Thông qua câu tục ngữ ta như thấy được những thắc mắc nhất định, đó chính là tại sao lại nói được rằng “Đừng xấu hổ khi không biết”? Ta dường như cũng thấy được tri thức của nhân loại là vô hạn, thực sự mà nói ta như biết được rằng chính khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Thực sự trên trái đất này không ai có thể biết được mọi thứ, và ta cũng nên biết được không ai tự nhiên mà biết được. Con người chúng ta không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.

Còn ý thứ hai trong câu tục ngữ đó chính là tại sao nói được rằng “chỉ xấu hổ khi không học”? Quả thật ta như thấy được cũng chính vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức. Ta dường như cũng đã thấy được rằng cũng chính trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Ta dường như thấy được nếu như ta mà không học thể hiện sự lười nhác về lao động. Bản thân của chính chúng ta dường như cũng lại bị thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và quan trọng hơn nữa ta như thấy được chính xã hội. Thực sự ta như biết được rằng chính việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như câu tục ngữ các bậc tiền nhân xưa kia như cũng đã khuyên đó chính là “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn lao và thật to lớn biết bao nhiêu như “kinh bang tế thế”. Và ta dường như cũng đã thấy được ta càng đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đồng thời ta như biết được rằng chính sự phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, và hơn hết đó cũng chính là phải được hoàn hảo hơn.

Qua câu nói ta như thấy được nó như phê phán những hiện tượng sai trái như “giấu” dốt đi. Nếu như chúng ta không dám nhìn nhận ra những sự thiếu hụt của mình thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được. Thực sự để mà nói thì mỗi con người dường như mà lại muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, cũng như phải thật là phong phú. Việc chúng ta học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, và học ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Việc học ta dường như phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, ta dường như thấy được nếu như có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn nhất. Chúng ta không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để có thể mà từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Việc học luôn vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ mà thôi. Vì kiến thức nhân loại nhiều như vậy. Thì nếu như muốn sống trong xã hội hiện đại, bạn muốn hòa nhập bạn phải có kiến thức. Qua câu nói trên ta như thấy được đó cũng chính là những định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên muốn nhắn gửi với chúng ta.



 
2 tháng 1 2019

Pạn tham khảo nha!!!

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Chu Quang Tiềm(1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc.

2. Tác phẩm:

* Xuất xứ:

- Văn bản là quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ của tác giả.

- In trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”, giáo sư Trần Đình Sử dịch.

* Thể loại: Nghị luận

* Phương thức biểu đạt: Nghị luận

* Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.

* Hệ thống luận điểm:

+ Luận điểm 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Luận điểm 2: Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.

+ Luận điểm 3: Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.

II. Tìm hiểu chi tiết:

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:

a, Tầm quan trọng:

- Sách đã cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm ra, tích lũy qua từng thời đại.

- Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm.

- Những cuốn sách có giá trị được coi là cột mốc trên con đường phát triển học tập nhân loại.

b, Ý nghĩa:

- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – con đường tích lũy và nâng cao tri thức.

- Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

=> Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.Dù văn hóa nghe, nhìn và thực tế cuộc sống hiện nay đang là những con đường học vấn khác nhau nhưng không bao giờ có thể thay thế được cho việc đọc sách.

2. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.

a, Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống:

- Để chứng minh cho cái hại này, tác giả đã so sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn hơn đọc nhiều mà rối; còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn lãng phí thời gian công sức, thậm chí còn có hại.

=> Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đã đem đến cho lời bàn thật trí lí sâu sắc.

b, Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích:

- Để chỉ ra cái hại thứ hai, tác giả đã có so sánh rất đặc biệt ( so sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. )

\(\Rightarrow\)Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú.

3. Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.

a, Cách chọn sách:

- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.

- Đọc nhiều không thể coi là vinh sự, nếu nhiều mà rối.

- Đọc ít không thể coi là xấu hổ, nếu ít mà kỹ.

- Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân.

- Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng.

- Chọn sách nên hướng vào hai loại:

+ Kiến thức phổ thông

+ Kiến thức chuyên sâu.

b, Phương pháp đọc sách:

- Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng.

- Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.

- Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.

- Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.

- Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại.

=> Để nêu bật việc đọc sách hời hợt, tác giả so sánh với việc cưỡi ngựa qua chợ như “trọc phú khoe của”… Cách đọc ấy thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém…

Chúc pạn hok tốt!!!

2 tháng 1 2019

Sua lai : Ban ve doc sach.

28 tháng 2 2019

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Học tập là một công việc mà mỗi chúng ta đều trải qua khi trong thời đi học. đi học giúp ta có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết trong xã hội và cuộc sống. chúng ta có thể học ở trường, ở nhà, ở lớp học them hay trên mạng. những nơi đó có thể cho chúng ta kiến thức. nhưng để có một kết quả tốt, bên cạnh việc học ở trường hay ở lớp học them chúng ta cần phải có tinh thần “ tự học”. tự học sẽ giúp bạn tiếp thu bài và hiểu bài hơn sau khi học ở trường về.

II. Thân bài
1. Thế nào là tự học?

  • Tự học là chúng ta tự mình học tập sau khi học ở trường, về nhà chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch, một chương trình học cho bản thân mình
  • Tự học không hẳn là học sau khi lên lớp mà còn trước khi đến lớp

2. Chứng minh tự học là tốt trong quá trình học của chúng ta.

  • Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà a tự học và đã đỗ trạng nguyên
  • Mã Lương đã tự học và đã được nhiều người biết đến
  • Bác Hồ: bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu và đã tự học được rất nhiều thứ tiếng trên thế giới

=> tự học là một công việc tốt và rất có ích cho việc học tập của mỗi chúng ta
3. Phê phán những người không có tinh thần tự học

  • Phê phán những người có thói gét học và xme đó là một cực hình
  • Phê phán những con người lười học
  • Phê phán những người học tủ, học vẹt

4. Đánh giá việc tự học

  • Tự học ở nhà là chúng ta tự học, tự soạn bài và học bài không cần ai nhắc nhở
  • Lên kế hoạch và thời khóa biểu mỗi môn học cho bản thân
  • Khi chúng ta tự học ở nhà thì những bài trên trường ta sẽ hiểu nhanh hơn và không mất thời gian học lại
  • Tự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác


III. Kết bài

  • Nhờ tự học chúng ta sẽ biết được nhiều kiến thức và nắm vững kiến thức hơn
  • Tinh thần tự học rất cần thiết cho mỗi người kể cả những người không còn đi học
  • Cần tạo cho mình một thói quen tự học
28 tháng 2 2019

Tham khảo:

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về tinh thần tự học. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này (tích cực, cần học tập,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

  • Tự học là gì? Tự tìm tòi, học tập những điều mà bản thân có nhu cầu hiểu biết nhằm làm rõ vấn đề, thu gặt và chiếm lĩnh tri thức mà không cần sự đốc thúc hay kiểm tra từ người khác.
  • Tinh thần tự học là tinh thần khát khao tri thức, chủ động học tập và rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả.

Vai trò của việc tự học:

  • Rèn luyện và phát triển tư duy.
  • Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng.
  • Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
  • Góp nhặt và tích lũy được nhiều kiến thức.
  • Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.
  • ...

Lời khuyên:

  • Mỗi cá nhân nên xây dựng cho mình tinh thần tự học.
  • Không nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà nên tự kiểm chứng, tìm hiểu thêm để làm phong phú chúng.
  • Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn
  • Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức.
  • ...

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định của cá nhân về tinh thần tự học. Đúc kết bài học kinh nghiệm cho bản thân.

8 tháng 5 2018

Việc thêm hai từ bài thơ vào nhan đề là một dụng ý nghệ thuật
- Nhà thơ không chỉ khai thác hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực khốc liệt ấy

- Chất thơ ấy chính là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, hồn nhiên, sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc

22 tháng 5 2018

nhan đề bài thơ dài dòng tưởng như dư thừa từ ''bài thơ'' nhưng đây là dụng ý của tác giả , là một người trực tiếp tham gia trên tuyến đường trường sơn và phải có con mắt nhạy cảm tác giả mới phát hiện một hình ảnh độc đáo''tiểu đội xe không kính'' thêm hai từ bài thơ để làm hoàn chỉnh nhan đề'' bài thơ về tiểu đội xe không kính''. Nhà thơ không chỉ muốn người đọc cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh mà còn thấy được chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan vượt lên trên mọi gian khổ hiểm nguy