Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua câu chuyện,ta thấy tình bạn sẽ trở nên đẹp đẽ hơn nếu như chúng ta sống trong sự vị tha, yêu thương và đoàn kết.
Từ trong văn bản" Bức tranh của em gái tôi" chúng ta đã rút ra được nhiều bài học quý giá. Về người anh thì không nên tự ti, mặc cảm, ghen ghét, đố kị trước tài năng hay thành công của người khác, phải biết động viên, cổ vũ cho người khác, để tài năng của học được phát huy. Khi mắc lỗi cần trung thực nhận ra phần hạn chế của mình, biết yêu thương anh chị em trong gia đình. Không chỉ như thế Chúng ta cần học tập được rất nhiều từ người em gái rằng Cần có tấm lòng trong sáng, nhân hậu, vị tha để có thể cảm hóa được sự ích kỉ, đố kị của người khác đối với mình, biết yêu thương anh chị em trong gia đình, khi có tài năng thì không ngạo ngoạn, kiêu căng.
Em tham khảo nhé !
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
Bức tranh của em gái tôi :Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.
Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt để gửi tới bạn lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Bài học khuyên chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Bài học kinh nghiệm
Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.
Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.
Cho mình hỏi bạn Bình minh ( Hội con 🐄 ) bài của bạn tên gì vậy
1.Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắc sẽ vẻ vang.
2.Việc gì, dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm. Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng lại thành lợi to.
3.Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.
4.Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý… Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi ta cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công cuộc kháng chiến.
5.
Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
6.Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy tôi, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản.
1."Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích của tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng chung lợi ích của tập thể."
2."Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi."
3."Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi của nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?"
4."Việc gì, dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm. Mỗi ngày cố làm việc có lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng lại thành lợi to."
....................còn........nữa......................
Chúc bạn học tốt.
Forever
Tham khảo nha em:
Sau khi học xong bài thơ :''Đêm nay Bác không ngủ'', hình ảnh Bác Hồ đã để lại trong em những ấn tượng rất sâu sắc và khó quên. Tuy làm chủ tịch nước Hồ Chí Minh nhưng Bác không ngại khó khăn và gian khổ tham gia theo dõi và chỉ huy chiến dịch Biên Giới 1950. Trong một lần dừng chân nghỉ ngơi ở mái lều tranh che mây, mưa kéo dài không dứt. Đêm nay Bác không ngủ được vì thương cho dân công đêm nay ngủ ngoài rừng rải là lắm chiêu và manh áo làm chăn. Em rất yêu kính và cảm phục Bác vì những việc làm mà Bác đã làm vì dân công - Người cha của dân tộc - Người mà luôn làm theo quy luật :''Nâng niu tất cả chỉ quên mình.''
Qua hình ảnh đôi dép cao su, cũng cho ta thấy được đức tính giản dị, tiết kiệm đáng quý của Bác. Không chỉ có vậy, nó còn chứa đựng bài học bổ ích mà Bác Hồ muốn dạy cho thế hệ con cháu đó là bài học làm người, sống sao cho có ích cho xã hội, cho đất nước, luôn biết quý trọng sức lao động, mồ hôi, nước mắt của người dân. Phải luôn quan tâm tới bản chất bên trong chứ không chỉ chú trọng hình thức bên ngoài, cũng như đôi dép cao su tuy cũ nhưng mãi bền vững theo thời gian.
Đôi dép cao su của Bác có ý nghĩa vô cùng lớn lao và nhắc nhở chúng ta phải luôn biết nâng niu, trân trọng những giá trị của cuộc sống. Hình ảnh Người bước đi ung dung, thư thái với đôi dép cao su giản dị mà vẫn toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường, lúc nào cũng khiến chúng ta ngưỡng mộ. Bác Hồ là tấm gương sáng chói cho con cháu chúng ta noi theo trên bước đường hoàn thiện nhân cách và tri thức để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.
k cho mk là đc rùi.
Bài học kinh nghiệm:
– Bài học rút ra từ câu chuyện: chúng ta học được nơi Bác Hồ lối sống giản dị, tiết kiệm. Dù ở địa vị càng cao nhưng Người càng giản dị, trong sạch, cả một đời không xa xỉ, hoang phí. Cuộc đời của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nếp sống giản dị của Bác chính là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.