K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2023

Dàn ý cho bạn:")

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận "Vai trò của tính tự lập".

+ Những đức tính tốt cần rèn luyện, tiếp tục cuộc hành trình sống trên chính đôi chân của mình,...

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ Tự lập là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống, giúp con người tự tin và thành công.

+ Tính tự lập không chỉ đơn thuần là khả năng làm việc một mình mà còn là khả năng tự quản lý, tự điều hành và tự định hình cuộc sống của chính mình.

- Lợi ích của tính tự lập:

+ Giúp chúng ta trở nên độc lập và không phụ thuộc vào người khác. 

+ Chúng ta có thể tự quyết định, đảm nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình; không cần phải chờ đợi ai đó giúp đỡ hay chỉ dẫn, mà có thể tự mình tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

- Mở rộng:

+ Bằng cách tự lập, chúng ta biết cách ưu tiên công việc, lập kế hoạch và tổ chức thời gian một cách hiệu quả.

=> Chúng ta không chỉ làm việc có kỷ luật mà còn có khả năng hoàn thành công việc một cách chính xác và đúng hẹn.

+ Tự lập còn giúp chúng ta phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi gặp phải khó khăn, chúng ta không sợ trở thành người phụ thuộc mà thay vào đó, chúng ta tìm cách tìm ra giải pháp và đối mặt với vấn đề. => trở nên linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án và lựa chọn tốt nhất.

+ Đôi khi chúng ta không thể đơn độc hoàn thành công việc mà cũng cần có sự trợ giúp từ mọi người, bạn bè xung quanh ta. Vì "Muốn đi đường dài thì đi cùng nhau".

- Liên hệ bản thân: mình đã có tình tự lập chưa?, mình thể hiện điều đó qua việc gì?

+ tự giác học tập.

+ tự học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi.

+ ....

Kết đoạn:

- Khép lại, tính tự lập mang lại sự tự tin và thành công trong cuộc sống. Không ngại khó khăn, thử thách và luôn vững tin vào bản thân. Đó là một phẩm chất quan trọng với mọi người!

- Định nghĩa: Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách.

Vai trò của tính tự lập: 

+ Làm chủ cuộc sống mình một cách tích cực không bị bất kì ai chi phối, ảnh hưởng

+ Rèn luyện được những tính cách khác: có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu

+ Người có tính tự lập sẽ chiếm giữ được niềm tin với mọi người và thăng tiến xa hơn 

+ Học được cách tìm tòi nỗ lực tự vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Từ những gợi ý trên bạn bổ sung thêm ý của mình là có thể hình thành một đoạn văn theo yêu cầu đề bài

21 tháng 4 2020

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đang quan ngại mà cả xã hội đều hướng đến. Nó trở thành vấn đề toàn cầu, là vấn đề nóng, khiến chúng ta đau đầu nghĩ ra những giải pháp . Hiện nay, ở đất nước ta, cứ mỗi bước chân đều xuất hiện rác, cho dù là nơi công cộng hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Lý do chính là việc không biết giữ gìn vệ sinh xả rác bừa bãi.

Rác xuất hiện mọi nơi xung quanh chúng ta. Rác trú ngụ ở những con đường chúng ta hằng ngày vẫn đi qua. Vỏ lon, chai nhựa, túi ni lông,… chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở tất cả mọi ngóc nghách trên đường phố, lề đường, vỉa hè, chân cầu, hồ nước,… Không những thế, ngay cả ở những bờ hồ nổi tiếng cúng ta còn có thể thấy rác, những bãi cỏ công viên xanh mướt, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rác,… Rác cứ ở đó cho dù xung quanh nó có biết bao nhiêu người qua lại, người ta cũng không ai ngó ngàng tới, mà cho dù có thấy, rác vẫn ngang niên ở đó, chờ những người lao công để được vào thùng

Vậy nguyên nhân nào gây ra thực trạng đó? Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do ý thức của con người. Bởi chính vì ý thức của con người tốt hay xấu mới quyết định việc rác có bừa bãi hay không. Nếu con người có ý thức thì khi vứt rác họ sẽ vứt thẳng ở sọt rác chứ không phải là” tiện tay” quảng bất kì nơi nào. Tất cả đều xuất phát từ ý thức và sự lười biếng của con người. Tuy thế vẫn có nhiều nguyên nhân khác bên cạnh đó như thùng rác ở Việt Nam chúng ta chưa phải chỗ nào cũng có, gây bất tiện cho người vứt rác. Không những thế do chưa có trình độ kĩ thuật tân tiến, thế nên quy trình xử lí rác của chúng ta cũng chưa được tốt, nhiều bãi rác “ lộ thiên” xuất hiện ở nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sông của những người dân xung quanh. Các hình thức xử lí các hành vi xả rác bừa bãi ở nước ta cũng chưa được tân tiến và phổ biến nhiều địa phương nên rác thải tồn đọng lại nhiều chưa được xử lí, đặc biệt là nguồn nước chưa qua xử lí của các nhà máy  cũng là yếu tố gây ra rác thải tràn lan, ô nhiễm trầm trọng. Những nguyên nhân kia đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng với môi trường. Ô nhiễm rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ô nhiễm cảnh quan để lại ấn tượng tốt đẹp với những du khách đến thăm đất nước của chúng ta. . Không những thế còn ảnh hướng nghiêm trọng, lâu dài về thời gian đối với môi trường. Những tác động của ô nhiễm môi trường đối với biến đổi khí hậu thời tiết ở nước ta đang được thể hiện vô cùng rõ rệt: vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn, hay như hạn hán ở miền Trung kéo ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của người dân thiệt hại về sản lượng, thu nhập,… của người dân.

Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh rác thải khắp mọi nơi. Những vụ xả nước thải bừa bãi chưa qua xử lí cũng đã được giới báo chí và lực lượng công an vạch trần và đưa tin như vụ việc 145,4 tấn chất thải nguy hại của Formosa chuyển ra Phú Thọ, nước mưa chảy tràn của Nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hòa Bình; Công ty TNHH Hapeco Hải Âu xả nước thải ra sông Lạch Tray (Hải Phòng) gây ô nhiễm. Những vụ rác thải chưa xử lí thảo ra môi trường gây nhiều bức xúc trong dư luận. Đấy chính là những ví dụ điểm hình cho thấy rác thải đang tràn lan, tồn tại và đe dọa tới cuộc sống của chúng ta. Đó cũng vạch trần ra ý thức con người trong quá trình bảo vệ môi trường ngày nay.

Vậy chúng ta phải làm gì để có thể bảo vệ một môi trường xanh, sạch đẹp? Trước hết chúng ta cần nâng cao chính ý thức của bản thân, ý thức cộng đồng. Rác thải chúng ta cần phải để đúng nơi quy định, không thờ ơ, vô trách nhiệm khi nhìn thấy rác thải, tuyên truyền bảo vệ môi trường xanh, mở ra các phong trào chung tay bảo vệ môi trường,.. đang là được đặt ra và được lan truyền rộng rãi. Chúng ta nên đặt nhiều thùng rác ở nhiều nơi để thuận tiện cho người vứt rác, làm tốt công tác giáo dục ở mọi cấp học, mọi đối tượng, mọi nơi, mọi lúc. Không những thế nhà nước chúng ta cần phải ban hành xử phạt thật nặng đối với những hành vi xả thải ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thiên nhiên, môi trường và cuộc sông con người.

Chúng ta hãy chung tay cùng nhau bảo vệ một môi trường xanh sạch đẹp. Bảo vệ môi trường, nói không với rác chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Tôi và các bạn chúng ta hãy cùng nhau hành động.

#Học Tốt

22 tháng 4 2020

Trang này trên mạng mình có tham khảo rồi. Nhưng cũng cảm ơn cạn đả quan tâm.

16 tháng 6 2021

"Hãy tìm hạnh phúc trong chính gia đình của bạn, đừng đi tìm nó ở ngôi vườn của những người xa lạ."

 Vậy hạnh phúc là gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ, thoải mái khi chúng ta được thỏa mãn một điều gì đó. Trừu tượng như vậy nhưng ta có thể tìm được hạnh phúc trong những điều gần gũi và giản đơn vô cùng: một lời khen của cô giáo, một bức tranh nguệch ngoạc mà đứa trẻ lên ba dành tặng mẹ hay một bàn thắng vào khung thành đối phương… Hoặc lớn lao hơn, đó là niềm hân hoan rạo rực khi ta làm nên những điều kì diệu, thỏa ước mơ cháy bỏng bấy lâu: đạt được tấm huy chương vàng ở đấu trường quốc tế, đỗ vào ngôi trường mơ ước hay mua được căn nhà đẹp đẽ. Nhưng dẫu là gì chăng nữa, hạnh phúc vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Nó mang tới cho tâm hồn sự thoải mái, thanh thản, là nền tảng vững chắc để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn. Tương tự, ở một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao, con người sẽ gắn bó với nhau hơn, tỉ lệ tội phạm cũng nhờ vậy mà giảm bớt. Do vậy, thế hệ trẻ cần nhận thức rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc và phấn đấu hết sức để đạt được hạnh phúc, trước là cho bản thân và sau là cho cả cộng đồng. Muốn làm được điều này, mỗi người phải không ngừng bồi dưỡng trí tuệ, tạo lập nhân cách để có thể vững vàng trên “con đường kiếm tìm và chia sẻ hạnh phúc”. “Mỗi người đều là kiến trúc sư hạnh phúc cho riêng mình”. Vậy nên hãy sống hết mình với những điều mình muốn và bạn sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình.

4 tháng 12 2021

Aaa

15 tháng 7 2021

Mấy bạn dou hết r ạ

1. Hệ thống nhân vật: em và cô giáo - người có kỉ niệm sâu sắc 

Hệ thống sự việc: 

+ Em lười học nên đã nảy ra ý tưởng chống đối những đợt kiểm tra của cô

+ Mỗi ngày cô đều cho nội dung kiểm tra học thuộc. Em viết trước nội dung sẽ được kiểm tra ra giấy rồi nộp cho cô. 

+ Sau những lần chót lọt em đã tiếp tục sử dụng cách ấy qua mắt cô rất nhiều lần. 

+ Một hôm em đã bị cô phát hiện ra "mánh khóe" đạt điểm tối đa trong các lần kiểm tra ( em rất hối hận và cảm thấy tội lỗi với cô )

+ Cô gọi em nói chuyện vào cuối giờ học 

+ Em nhận lỗi và hứa sửa lỗi với cô

+ Nhờ sự giúp đỡ của cô em dần cải thiện thành tích học tập

+ Em được học sinh giỏi vào năm học ấy. Cô rất mừng cho em 

Câu 2: 

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

- Các câu trong văn bản có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành...

1. Bài 1 (SGK/21) - Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp...
Đọc tiếp

1. Bài 1 (SGK/21)

- Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết

- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ…

2. Bài tập 2 (SGK/21)

- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết 1 bài văn nghị luận vì:

+ Thứ nhất nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi con người, cá nhân người hút thuốc , đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống

+ Thứ hai nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường khói thuốc lá gây bệnh cho những người.

3. Bài tập 3 (Ngoài SGK) Theo em, một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần đảm bào yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

4. Bài tập 4 (Ngoài SGK) “Hiện nay có nhiều bạn ham chơi, lơ là trong học tập” Em hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận về hiện tượng trên.

1
1 tháng 5 2024

Viết bài văn cơ mà chứ ko phải là đoạn văn 

Bạn tham khảo :

Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức học tập đúng đắn và chưa biết được mục đích đúng đắn của việc học. Học tập đang là vấn đề được quan tâm toàn xã hội. UNESCO là một tổ chức giáo dục – Khoa học – văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

Học để làm gì? Theo như mục đích về việc học tập mà UNESCO đề xướng thì mục đích đầu tiên chính là “học để biết”. Học để biết được về đời sống xã hội, tự nhiên và con người, nhờ học mà con người chúng ta mới biết được những điều thú vị trong cuộc sống, những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Hằng ngày đi học, chúng ta nhận tri thức từ những lần nghe giảng của thầy cô hay từ sách vở nhưng đó chỉ là một phần kiến thức nhỏ mà chúng ta nhận được, muốn có kiến thức sâu rộng hơn chúng ta nên tìm hiểu, đào sâu những cuốn sách hay, đầy bổ ích. Hay tra trên mạng những điều thú vị xoay quanh chúng ta. Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về Khoa học, kĩ thuật, xã hội, văn hóa và nhất là học để con người học cách chung sống với cộng đồng. “Học để biết” là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang tầm hiểu biết của mình.

Mục đích thứ hai mà UNESCO đã đề xướng đó chính là “học để làm”. Có câu “học đi đôi với hành”. Con người ta áp dụng những lí thuyết đã học vào trong cuộc sống hằng ngày, học lí thuyết chúng ta nên áp dụng để học  thực hành.

“Làm” để tạo ra những giá trị vật chất cần thiết cho bản thân mình, cho đời sống xã hội. Học còn giúp chúng ta tìm được công ăn việc làm tốt sau này khi ra trường. Học mà không làm thì kiến thức mà mình đang nắm trong tay cũng như là bỏ đi.

“Học để chung sống” là mục đích thứ tiếp theo trong học tập. Đây cũng là mục đích quan trọng nhất. Học để có khả năng hòa nhập vào xã hội, có kĩ năng giao tiếp, ứng xử,… Học để thích nghi với mọi môi trường xung quanh, không để mình bị lạc hậu giữa mọi người xung quanh.

và cuối cùng là: “học để tự khẳng định mình”. Học để tạo được vị trí đứng tốt nhất cho mình, thể hiện được sự tồn tại mình trong cuộc đời. Ai ai cũng có thể khẳng định khi chúng ta có kiến thức, có hiểu biết, có năng lực, có khả năng chung sống. Từ việc học chúng ta có thể khẳng định khả năng lao động, sáng tạo và khẳng định khả năng nhân cách, phẩm chất,…

Mục đích về việc học tập do UNESCO đề xướng ra rất có ích cho mỗi chúng ta. Từ các học sinh, sinh viên đều có thể tuân thủ theo mục đích đó mà có thể học tập đúng đắn hơn.

“Cái rễ của học hành thì cay đắng

nhưng quả của nó thì ngọt ngào.”

Khi chúng ta học tất nhiên sẽ cảm thấy khổ sở, mệt mỏi hay chán nản nhưng khi học tập chăm chỉ chúng ta sẽ nhận được những kết quả học tập tốt nhờ sự chăm chỉ học tập của mình.

Nhưng cũng vì thế mà có rất nhiều không chịu lo học, lười biếng, không coi việc học ra gì, chỉ biết ăn chơi. Cũng có không ít một số người nghĩ rằng “mình chỉ học cho bố mẹ vui lòng”. Nhưng họ đâu biết rằng, học chính là học cho mình, học để sau này mình có một công việc tốt hơn. Thay vì ngồi trong văn phòng máy lạnh làm việc còn hơn là làm công nhân, trời thì năng ngóng cũng phải làm việc.

Để học tốt thì chúng ta nên xác định được rõ mục tiêu của việc học. Học là để cho bản thân mình, phát huy được khả năng của mình sẽ thành công và đạt được những ước mơ mà mình muốn. Phải xác định được mục tiêu học tập đúng đắn.

Hiện nay có nhiều không coi việc học là điều cần thiết. Học chỉ vì bằng cấp, vì thành tích, học không có khả năng làm, không biết chung sống, không biết khẳng định mình. Nguyên nhân dẫn đến là có học, có bằng cấp nhưng ứng xử thì vụng về, lối sống không văn hóa.

 

Hoc – Học nữa – Học mãi, học giúp chúng ta không bị lạc hậu, học để khẳng định mình, học để khẳng định sự thành công của bản thân. Là một học sinh thì em sẽ có cố gắng học tập thật chăm chỉ, học đúng cách, đúng với mục đích. Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình.