K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học đồ sộ nhưng nổi bật nhất có lẽ là "Quê hương". Thi phẩm đã thể hiện độc đáo vẻ đẹp của quê hương cùng tình yêu của tác giả dành cho mái nhà rất đỗi thân thương ấy. Điều này được bộc lộ rõ nét qua khổ thơ cuối của bài "Nay xa cách .... nồng mặn quá". Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, chúng ta đã bắt gặp được nỗi nhớ mà thi nhân dành cho quê hương. Cái nỗi nhớ ấy luôn ẩn sâu trong trái tim người con xa xứ ấy. Và Tế Hanh như nói lên rằng dù xa đến đâu, dù ở phương trời nào thì lòng thi sĩ vẫn luôn hướng về mái nhà êm ấm ấy. Bên cạnh đó, đến câu thơ thứ hai, người đọc như đắm chìm vào những vẻ đẹp đặc trưng của quê hương "Màu nước xa, cá bạc, chiếc thuyền vôi". Hẳn phải là người yêu quê lắm thì tác giả mới có thể đặc tả chân thật vẻ đẹp ấy. Một nét đẹp giản dị, chân chất của người dân vùng biển. Hơn thế nữa, hình ảnh "thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" như lột tả một cách chân thật nỗi nhớ của tác giả. Tế Hanh như đang mường tượng ra hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau vươn ra biển khơi. Để rồi đến câu thơ cuối cùng Tế Hanh đã phải thốt lên rằng "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn này quá". Thật vậy, nhờ có những vần thơ của thi nhân mà người đọc như đắm chìm, như say vào vẻ đẹp của quê hương. Đoạn thơ cuối là đoạn thơ nói lên hết nỗi lòng của tác giả.

 

15 tháng 3 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

 
15 tháng 3 2022

 nêu được các nội dung cơ bản sau:

   - Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả khi xa quê. 

   - Động từ nhớ được lặp lại 2 lần thể hiện sự tha thiết khôn nguôi của tác giả. 

   - Tác giả nhớ màu sắc, hương vị, biểu tượng của quê hương. 

   - Em tự viết được một câu cảm thán và câu nghi vấn nhé.

15 tháng 3 2022

vt đoạn văn thì e nên tự làm để nâng cao khả năng vt á nên cj chỉ đưa ý chính thôi nha.

4 tháng 2 2023

Nỗi nhớ nhà của một người con đi học xa luôn là những gì chân thực, cảm động nhất trong cuộc đời. Và bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh là một trong số bài thể hiện điều đó. Nhất là ở 4 câu thơ cuối bài:

"Nay xa cách lòng tôi tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chay ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

Đoạn thơ thể hiện rõ ràng tình cảm, suy nghĩ, tấm lòng nhà thơ dành cho quê hương miền biển của mình. Ở câu "Nay xa cách lòng tôi tưởng nhớ" bộc lộ ngay sự thương nhớ thiết nha Người dành cho quê mình. Tiếp theo, nghệ thuật liệt kê được ông sử dụng: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi đều là những gì thân thuộc nhất với tác giả. Thử hỏi xem, phải yêu phải nhớ đến mức nào Người mới liệt ra nhiều sự vật như thế. Sau đó, hoạt động sinh động của chiếc thuyền được người miêu tả đẹp đẽ vô cùng. Đoạn kết thơ làm ta hiểu hơn về tình cảm, có lẽ đó là sự dâng trào cảm xúc của Người: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Câu cảm thán nêu rõ hơn bao giờ hết tình cảm của nhà thơ, nhớ quá nhớ quá cái mùi nồng mặn quê hương.

Khép lại, qua 4 câu thơ cuối: tình cảm tự tận đáy lòng nhà thơ Tế Hanh dành cho quê hương được bộc ra mãnh liệt vô cùng.

4 tháng 2 2023

Những câu thơ này gây nên một cảm giác ký ức hậu quê rất sâu sắc. Những điều hết sức đặc trưng về quê hương của tôi là biển xanh đầy xanh, cá bạc chơi nhảy trong nước, và buồm vôi nổi giấu dấu giữa những ond đập. Đặc biệt, khi thấy con thuyền chở tôi rẽ ra khơi, tôi lại cảm thấy mùi thơm nồng mặn của quê hương.

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Khổ 3 là đoạn thơ hay nhất của bài Nhớ rừng. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian.Chắc hẳn sau khi đọc thơ người đọc sẽ tự hỏi "Sao số phận chú hổ lại nghiệt ngã đến thế ?" Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần bảy mươi năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.

27 tháng 1 2022

Mình cảm ơn bn nha :33333

25 tháng 2 2022

mik thấy lỗi bn ơi, lùi rùi, nhìn thấy toàn màu đen thui

25 tháng 2 2022

Em tham khảo nhé:

  Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Ôi! (Thán từ) Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Phải chăng bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ? (Câu nghi vấn). Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

28 tháng 2 2021

Tham khảo nha em:

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

3 tháng 4 2021

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

19 tháng 1 2021

Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí Ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng.

Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.

Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”.

 

Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.