Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài giới thiệu về thành phố Huế.
Vị trí địa lý
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.
Lịch sử
Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.
Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.
Giá trị văn hóa
Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Bài giới thiệu về rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng:
Phong Nha Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị đặc biệt và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, cùng lịch sử hình thành từ hàng trăm triệu năm trước. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng, cùng các chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích sụt lún, từ đó hình thành nên sự đa dạng về địa chất, địa mạo cho nơi đây.
- Về hang động : Tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã phát hiện khoảng 300 hang động lớn nhỏ, trong đó nổi bật như hệ thống động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Én, hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới... và vẫn chưa được khám phá hết.
- Về sông ngầm : Do đặc trưng núi đá vôi và lượng mưa lớn của khu vực Phong Nha Kẻ Bàng đã tạo ra hệ thống sông ngòi phức tạp, len lỏi khắp vườn quốc gia, lúc chảy ngầm, lúc trồi lên mặt đất rồi nhập lại thành 3 dòng sông chính là sông Chày, sông Son và sông Troóc, sau đó đều chảy vào sông Gianh, rồi đổ ra biển Đông.
- Hệ thực vật : Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như cây họ dầu, nghiến, chò đãi, chò nước, sao... trong dó có 38 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới.
- Hệ động vật : Phong Nha Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú, nổi bật nhất là hổ và bò tót; 302 loài chim; 81 loài bò sát lưỡng cư và 10 loài linh trưởng quý hiếm như voọc, sao la, mang... cùng nhiều loài cá, nhiều loài rắn, tắc kè, thằn lằn, bọ cạp...
Với giá trị đặc sắc từ địa hình cho đến hệ động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng còn hấp dẫn bước chân du khách bởi nhiều hành trình khám phá thiên nhiên đậm chất hoang dã.
có 2 nhân tố:
- nhân tố tự nhiên ( tự trình bày theo bảng trang 39 )
- nhân tố kinh tế- xh:
+ dân cư và lao động
* dân số nước ta đông đúc, nguồn nhân lực dồi dào, rẻ mạt
*thị trường tiêu thụ lớn
*khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật
=>thu hút các vốn đầu tư nước ngoài
tạo điều kiện phát triển những ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực
+ cơ sở vật chất, kĩ thuật và cơ sở hạ tầng
* giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
*điện, nước,....
=> tạo điều kiện thúc đẩy pt công nghiệp , đặc biệt là các ngành công nghiệp trọng điểm
+ chính sách phát triển
*khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần
* khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước
* đổi mới cơ chế quản lí, chính sách đối ngoại
=> thúc đẩy ngành công nghiệp pt
+ thị trường
* cơ cấu công nghiệp đa dạng, linh hoạt
* bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu
=> thúc đẩy, kích thích ngành cn pt
yếu tố chính sách phát triển là quan trọng nhất vì chính sách phát triển ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành công nghiệp
hahaha nghe mắc cười
Sorry bạn nha
" Bn rất tốt nhưng mik rất tiếc"
Sorry bn 1 lần nữa
câu 3
Đặc điểm của ngành phục vụ gồm những điều sau đây:
- Không có giá trị xác định (ví dụ: với một sản phẩm bạn có thể quy định rõ về chất lượng phải nhưng thế nào nhưng phục vụ phải dựa vào đòi hỏi của từng khách hàng)
- Trao đổi giao dịch dựa rất nhiều vào nhu cầu của khách
- Không có vật liệu tồn kho (đa số)
- Đa số có tính cách trao đổi cá nhân
- Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng chiếm tỉ lệ rất cao và tỉ lệ nhận những đánh giá trực tiếp từ khách hàng cũng rất cao=> quyết định thay đổi để phù hợp với đòi hỏi của khách
- Không thể theo một cơ chế nhất định mà phải biết ứng biến tùy hoàn cảnh
- Đòi hỏi kiến thức của nhân viên cao hơn những ngành sản xuất.
- Thường là những cơ sở nhỏ để phục vụ đến tận nơi cho khách hàng và thị trường được rộng hơn
câu 2
Tính Mật độ dân số: lấy số người chia diện tích.
MĐDS: đơn vị: người / Km2
Ví dụ: Diện tích Việt Nam là:330,991nghìn Km2 ; số dân: 85 triệu người
--> MĐDS là: 85 000 000 người / 330 991 KM2 = 256,8 người/ Km2
làm tròn là 257 người / KM2
Dựa vào bảng 40.1 ở SGK, các đảo có điều kiện thích hợp để phát triển tống hợp các ngành kinh tế biển (ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển): Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển là khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển — đảo, để vừa sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, vừa chống ô nhiễm và suy thóai môi trường
+ Những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là: Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc
- Phú Quốc là đảo lớn nhất (diện tích gần 600 km2) và đông dân nhất nước ta, nằm giữa ngư trường lớn của vùng biển Tây Nam, có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng với hồ tiêu và nước mắm, là đảo có điều kiện thích hợp hơn cả để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển
- Các đảo còn lại đều có điều kiện để phát triển ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển
Câu 5: Phải đtặ vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Tỷ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm
=> Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế mạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tạo ra việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Câu 4: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn ( khoảng 60% diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long) với mức độ mặn, phèn khác nhau. Hai loại đất này có giá trị trong sản xuất công nghiệp với điều kiện được cải tạo
- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu.
Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau, có diện tích tự nhiên là 1.786,7 nghìn ha, dân số trên 6,5 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số của vùng ĐBSCL.
Trong những năm qua vùng này đã đóng vai trò là một trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.
Trong những năm tới Chính phủ giao cho Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đóng vai trò trung tâm lớn của đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước; đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nước.
- Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có bờ biển chiếm trên 10% chiều dài bờ biển cả nước, với vùng kinh tế đặc quyền; thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, trữ lượng có khả năng khai thác từ 350-400 nghìn tấn/năm, vùng bãi triều có diện tích hàng trăm nghìn ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt; có nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn dưới lòng biển, thềm lục địa; có biên giới hữu nghị với đất nước bạn Campuchia, đã hình thành các cửa khẩu quốc tế và quốc nội, giao lưu kinh tế chính ngạch và tiểu ngạch với số lượng hàng hóa lớn và kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, đã tạo ra mối liên kết gắn bó nhiều năm qua giữa đồng bằng sông Cửu Long với thị trường Campuchia, Thái Lan, Myanmar.
Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý rất quan trọng trong giao thương kinh tế với các tỉnh trong vùng, với miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, với cả nước, và đặc biệt là với thị trường Campuchia, Thái Lan (qua các cửa khẩu đường thủy và đường bộ).
- Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000-9.400 MW, và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã và đang được tập trung đầu tư.
Đây là vùng còn đầy tiềm năng về lĩnh vực dịch vụ chưa được khai thác, nằm bên cạnh khu vực kinh tế năng động phát triển Đông Nam bộ và bên cạnh Campuchia–một thị trường trẻ, còn đầy tiềm năng.
Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là TP. Cần Thơ là cửa ngõ đang có tốc độ phát triển nhanh chóng; là trung tâm dịch vụ lớn của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Vì vậy, trong những năm tới Chính phủ sẽ tập trung xây dựng TP. Cần Thơ nói riêng, cả Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành một trung tâm dịch vụ (giáo dục– đào tạo, y tế, khoa học–công nghệ, thương mại,...) và trung tâm du lịch lớn của cả nước.
- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền: + Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt. + Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả. - Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển: + Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác. + Nguồn thuỷ sản phong phú. + Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).
- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:
+ Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.
+ Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:
+ Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.
+ Nguồn thuỷ sản phong phú.
+ Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).
help :")
help☹