Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!
*MB: Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất cho dòng văn học hiện thực phê phán đầ thế kỉ XX. Sáng tác của ông thường tập trùn vào 2 đề tài: người trí thức tiểu tư sản và người nông dân. Ngòi bút của ông mang giá trị hiện thực sâu sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Nhắc đén hình ảnh người nông dân, ta không thể quên tác phẩm "Lão Hạc", là một trong những tác phẩm tiê biểu cho Nam Cao nói riieng cũng như văn học hiện thực phê phán nói chung.
*TB:
Tác giả đã khắc họa hình ảnh lão Hạc hiện lên với tất cả hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương nhất. Vợ mất sớm, lão Hạc sống trong cảnh “Gà trống nuôi con”. Đó là 1 nỗi đau lớn trong cuộc đời lão. Thế nhưng vì hoàn cảnh của lão lại quá nghèo, và cũng vì quá nghèo không đủ tiền thách cưới mà không lấy được vợ cho con trai. Anh con trai lão phẫn chí, bỏ nhà đi làm ở đồn điền cao su. Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về vì “Sống khổ sống sở ở cái làng này nhục lắm”. Thế nhưng, dân ta đã có câu: “Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” Lúc này, lão Hạc phải chịu thêm nỗi đau lớn thứ 2 trong đời bởi lão phải rời xa con. Lão sống lủi thủi một mình từ đó. Không còn vợ, con cũng chẳng có nhà, lão Hạc chỉ có một niềm vui duy nhất đó là con chó vàng- con vật nuôi gắn bó với con trai lão và bây giờ là với lão. Lão yêu con nó, coi nó như người thân.
Bạn tham khảo nhé:
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác để lại trong long người đọc nhiều day dứt và ám ảnh. Mỗi câu chuyện của ông đều mang dáng dấp của một đời người, một kiếp người lầm than trong xã hội. Nam Cao tập trung khai thác số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám, bế tắc, cùng cực đã khiến cho cuộc đời họ chìm vào nước mắt. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những câu chuyện cảm động về hình ảnh nghèo khó của người nông dân, đồng thời toát lên được vẻ đẹp tinh thần đáng quý của họ.
Cái chết của lão Hạc có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó chính là xuất phát từ lòng tự trọng của lão. Lão không muốn gây phiền hà cho lối xóm bà con nên đã âm thầm lo liệu mọi đường cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám. Nhưng suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì con. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão. Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Viết mở bài:
Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 -1945, với các tác phẩm chủ yếu nói về người nông dân, tầng lớp tiểu tư sản trong xã hội cũ. Các sáng tác của ông phản ánh chân thực, sâu sắc tình cảnh của con người và xã hội lúc bấy giờ. Nam Cao xây dựng nhiều hình tượng độc đáo mang giá trị nhân đạo sâu sắc của ông, Trong đó lão Hạc là một trong những nhân vật có sức sống bền chặt trong lòng độc giả. Một ông lão nhà nông hiền lành, vị tha lâm vào hoàn cảnh khốn cùng của nghèo đói đã phải tìm đến cái chết để tự giải thoát bản thân.
tham khảo
Chuyện người con gái Nam Xương" đã khác hoạc nhân vật Vũ Nương với những phẩm chất đẹp đẽ nhưng lại phải chịu số phận oan khuất. Trước hết, đặt vào hoàn cảnh cuộc sống vợ chồng, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. Biết Trương Sinh có tính hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào phải xảy ra thất hòa. Khi xa chồng, nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”. Đó còn là khoảng thời gian Vũ Nương phải một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo. Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó. Với mẹ chồng, nagf là người con dâu hết mực hiếu thảo, “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”. Đặc biệt, hoàn cảnh éo le xảy ra- Trương Sinh đi lính về, do hiểu lầm về lời nóicon trẻ mà đã đánh đuổi Vũ Nương đi. Nàng hết lời phân trần nhưng chống không nghe. Cuối cùng, nàng đã chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá của mình, lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”. Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Thật ai oán biết mấy! Như vậy, Vũ Nương, một người phụ nữ Xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
Có lẽ, văn học là tiếng nói của tình thương trong cuộc sống. Một trong số việc làm thể hiện câu nói đó là khi nhà văn Nam Cao bất bình trước sự bất công đối với dân đen trong xã hội xưa. Không phải tự nhiên mà ông được mệnh danh là nhà văn hiện thực lớn. Ông đã viết lên một tác phẩm phản ánh sự khốn khổ, phản ánh hiện thực cuộc sống bần cùng, nghèo khổ đến ai nhìn cũng thấy xót lòng cảm động. Nổi bật nhất trong văn bản của ông là nhân vật "Lão Hạc". Mới đầu, ta có thể thấy Lão Hạc là một người cha rất mực hết lòng yêu thương con và có trách nhiệm. Lão luôn cảm thấy đau đớn, ray rứt vì không thể lo cho đứa con trai duy nhất của mình cưới vợ. Lão luôn luôn lặng thầm yêu thương chăm sóc con chó mà anh con trai để lại như chăm sóc chính đứa con ruột của mình. Chỉ qua bấy nhiêu đó, ta có thể thấy ông là một người giàu tình cảm, lòng yêu thương trong cuộc sống. Và dù hoàn cảnh của bản thân có túng quẫn như thế nào thì người cố nông nghèo này vẫn kiên quyết chịu cam, chịu khổ để thu vén dành dụm cho con. Thứ hai, ta có thể biết được lão hạc là người nông dân hiền lành có tấm lòng nhân hậu giàu tình cảm thông qua những chi tiết: Lão xem cậu vàng là chỗ dựa tinh thần như một người bạn thân tâm sự sẻ chia những nỗi niềm lúc tuổi già. Lão còn gọi nó bằng một cái tên đầy âu yếm và thân mật đó là " cậu vàng" - tình yêu thương ông dành cho con trai được chia sẻ với cậu vàng. Thứ ba, ta còn thấy được Lão hạc là một người có ý thức về lòng tự trọng. Mặc dù sống trong cảnh nghèo đói, lão vẫn từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo với thái độ gần như là hách dịch. Đã luôn sống trong ân hận khi chọn lừa một con vật mà mình yêu thương. Và lão đã chọn cho mình một cái chết đầy dữ dội vào đau đớn như thể lão muốn tự trừng phạt bản thân. (Câu chủ động) Lão vẫn luôn giữ cho mình một nhân phẩm tốt đẹp của người Việt dù cho cuộc sống có eo hẹp, khố khó đến mực nào đi nữa. Cho đến khi ra đi, người cố nông nghèo này còn gửi tiền cho ông giáo để lo mai thay cho mình, không muốn phiền lụy đến hàng xóm. Khép lại đoạn văn, chúng ta có thể thấy: Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong sự đen tối của xã hội xưa. Đó là một nhân cách quý giá, trong sạch đáng nghưỡng mộ. Nam Cao đã rất tài tình khi cho vào tác phẩm của mình một nhân vật như vậy, Lão Hạc đã trở thành tâm điểm cho văn bản, gây dựng lên một hình ảnh đặc biệt, chân thực với bối cảnh lúc bấy giờ.
♬TLamm☕
HS viết được đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật. về cơ bản phải nêu bật được các nội dung sau:
- Ngoại hình: “Cao lớn, vạm vỡ, râu tóc đen, quăn” và một sức mạnh phi thường “Bàn tay chắc nịch và giọng nói ồm ồm”.
- Khi Xi – mông tuyệt vọng, bác an ủi và đưa em về nhà
- Nhận lời làm bố của Xi – mông khi thấy em chịu nhiều tổn thương.
- Cầu hôn mẹ của Xi – mông để trở thành bố thật của em.
→ Là người nhân hậu, đứng đắn, yêu thương trẻ thơ.
→ Thông qua nhân vật, tác giả gửi gắm thông điệp của đoạn trích: thức tỉnh học sinh về lòng thương yêu bè bạn mà mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự đồng cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.