K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2018

Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.

20 tháng 8 2018

Sơn Tinh là 1 người chính trực,chung thủy,hùng mạnh,....Cho dù có khó khăn bao nhiu cx vượt qua thể hiện ý chí kiên định và quyết tâm vô cùng.Bảo vệ nhân dân ta khỏi cái thiên tai lũ lụt,hoạn nạn,bão táp,...ST là biểu hiện cho sự kiên định ý chí ko khuất phục của nhân dân ta,lun đánh bại cái xấu và bảo vệ điều tốt.ST là niềm tự hào cả dân tộc VN.

Tk mik nha^^

17 tháng 11 2021

Tham Khảo này bé 

I. Mở bài

- Giới thiệu thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…)

- Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

- Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vì vậy, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, hai người ngang tài ngang sức

   + Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn cát; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi

   + Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về

- Vua Hùng không biết chọn ai nên đưa ra yêu cầu sính lễ và ai mang đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.

- Lễ vật thách cưới gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi

→ Lễ vật là những thứ khó tìm kiếm, chủ yếu là ở vùng núi, qua đó, cho thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi

2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nguyên nhân: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương

- Diễn biến:

   + Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước

   + Sơn Tinh: bóc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ

- Kết quả: Thủy Tinh thua trận, đành phải rút quân

→ Sơn Tinh là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

3. Cuộc trả thù hằng năm của Tinh

Hằng năm, Thủy Tinh dân nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại, đành phải rút quân về

→ Khẳng định sức mạnh và niềm tin chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

   + Nghệ thuật: xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

- Cảm nhận của bản thân về văn bản, liên hệ với vấn đề thủy lợi, củng cố đê diều trong giai đoạn hiện nay

17 tháng 11 2021

Tham khảo

1. Mở bài

Giới thiệu về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

2. Thân bài

- Việc kết duyên giữa hai vị thần:
+ Lạc Long Quân thuộc nòi rồng sống dưới nước, có nhiều phép lạ giúp dân trừ yêu diệt quái
+ Âu Cơ thuộc dòng Tiên, xinh đẹp tuyệt trần
-->  Nguồn gốc cao quý

- Việc sinh nở kì lạ:
+ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ta trăm người con
+ 100 người con đẹp đẽ, khôi ngô, lớn nhanh như thổi
-->  Chi tiết tưởng tưởng sáng tạo thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc tiên rồng và mối quan hệ gắn bó của con người Việt Nam.

- Cuộc chia tay:
+ 50 người con theo cha xuống biển
+ 50 người con theo mẹ lên núi
-->  Cùng nhau cai quản các phương.
+ Người con trưởng lên ngôi, lấy hiệu là Hùng Vương.

=> Truyện lí giải nguồn gốc con Rồng cháu Tiên và mối quan hệ gắn bó, đoàn kết của con người Việt Nam.

3. Kết bài

Khái quát đặc sắc nội dung và nghệ thuật truyện.

3 tháng 10 2018

mỏi tay lắm

ko viết dc

3 tháng 10 2018

học tập là một hoạt động bổ ích cho cuộc sống của con người.Có rất nhiều phương pháp học như : xem trên in-tơ-nét, nghe đài ra-đi-ô , đối với những ai yêu thích âm nhạc nên nghe nhạc rốc có tiếng anh,..Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là học, học sao cho tốt, cho hiệu quả.

k nha

16 tháng 10 2018

1Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.

Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

2.

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.

Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt

Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.

3.Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

16 tháng 3 2022

Truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh ngầm giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở nước ta . Vùng đồng bằng Bắc Bộ thời các vua Hùng dựng nước .Sơn Tinh đại diện cho lực của nhân dân kiên trì đắp đê ngăn lũ , chống bão lụt . Thủy Tinh  đại diện cho thế lực thiên nhiên khắc nghiệt , hung bạo .Sơn Tinh cưới được Mị Nương , Thủy Tinh đến sau đùng đùng hô mưa , gọi gió .Vì thế , năm nào cũng dâng nước lên hòng cướp Mị Nương.  Đồng thời , thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ .

22 tháng 9 2016

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Khi mùa lúa đang còn xanh xanh thì nhìn thật tuyệt hòa tan vào bầu trời thăm thẳm.Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

16 tháng 11 2017

bai 1

ối hôm đó, nàng út đang ngồi may áo cho chồng thì con nàng chạy đến bên cạnh. Bằng giọng nói ngây ngô, đứa con hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, tại sao cha lại tên là Sọ Dừa? Tụi bạn con cứ bảo cái tên ấy xấu ơi là xấu mẹ ạ!

Mỉm cười hiền từ, nàng út nhìn con âu yếm: “Tên của cha là do bà nội đặt cho. Xung quanh cái tên đó có rất nhiều chuyện kì lạ. Mẹ sẽ kể cho con nghe"

Đứa bé tròn mắt ngạc nhiên, ngồi im chờ đợi.

Ngày xưa, ông bà nội rất nghèo, phải đi làm thuê cho nhà phú ông - ông ngoại con. Ông bà nội hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có một mụn con nên buồn lắm. Chính bởi vậy nên có lẽ trời đất thương tình mới tạo ra một chuyện lạ kì.

Một ngày nọ, trời nắng to, bà con vào rừng hái củi, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Chợt bà nhìn thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Chẳng ngờ khiến bà có mang cha con.

Thật là buồn, chẳng bao lâu sau vì tuổi già sức yếu nên ông con mất. Bà sinh ra cha con. Lúc đó cha không có hình dáng giống như bây giờ.

-  Thế hình dáng cha con thế nào hả mẹ?

-  Cha con không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì cha con lên tiếng.

-  Cha con vừa sinh ra mà đã nói được ạ. Thằng bé ngạc nhiên.

Nàng út mỉm cười. Đúng vậy. Cha con bảo: “Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Nghĩ lại thấy thương, bà con đành để cha lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Lớn lên cha con vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà chẳng làm được việc gì. Trông thấy con người khác mới tám tuổi đã biết chăn bò giúp cha mẹ, bà buồn lắm. Cha con biết chuyện nên cũng muốn đi chăn bò giúp bà. Ban đầu bà cũng lưỡng lự, sau thấy cha con cương quyết quá, bèn đến gặp ông ngoại con. Ông ngoại mới đầu không đồng ý vì ông nghĩ với hình dáng kì dị như vậy làm sao cha con chăn bò được nhưng sau lại đồng ý.

Khác với suy nghĩ cùa mọi người, cha con chăn bò rất giỏi. Hằng ngày cha lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng, ông ngoại mừng lắm.

Mẹ cũng nghe gia nhân trong nhà bàn tán nhiều về cha con nhưng cũng chưa có dịp gặp mặt. Thế rồi đến ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, mẹ và các chị thay phiên nhau đưa cơm cho cha con. Các bác của con vốn không ưa cha nên thường hắt hủi chàng. Mẹ thấy thương cảm cho cha nên đối xử với ông như với mọi người khác, không hề phân biệt.

Một hôm, cũng như mọi ngày, mẹ mang cơm đến chân đồi thì nghe thấy tiếng sáo véo von. Giữa nơi đồng không mông quạnh này tại sao lại có tiếng sáo hay đến vậy? Nghĩ thế nên mẹ rón rén bước lên, nấp vào bụi cây xem ai mà lại tài giỏi đến vậy. Mẹ rất ngạc nhiên khi trước mắt mình là một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Lúc đó mẹ không biết đó là cha con. Mải nghe tiếng sáo, mẹ lỡ chân đạp vào một cành khô. Nghe thấy tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy cha con ở đó. Nhiều lần như vậy, mẹ biết cha con không phải người phàm trần, mẹ đem lòng yêu cha, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho.

Dường như cũng hiểu tâm ý của mẹ nên cuối mùa, cha con về giục bà đến hỏi mẹ về làm vợ. Bà hết sức sửng sốt, nhưng cha con năn nỉ dữ quá nên đành chiều lòng. Bà đem buồng cau đến nhà ông ngoại. Ông ngoại con đương nhiên không đồng ý vì hình dáng cha con kì dị quá, nhà lại nghèo, ông ngoại sợ mẹ và các bác khổ. Ông ngoại mụốn bà nội từ bỏ ý định đó nên thách cưới rất nặng: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Nhưng ông ngoại không ngờ rằng những thứ đó không gâỵ khó khăn nổi cho cha. Đúng ngày hẹn, cha sai cả chục gia nhân khiêng lễ vật đến. Ông ngoại đành bằng lòng. Các bác con không ai muốn lấy cha, chỉ có mẹ đã yêu cha từ lâu nên đã ưng thuận theo cha con về làm vợ.

Trong ngày cưới của cha mẹ, một điều ngạc nhiên đã xảy ra. Cha con bỏ lớp sọ dừa, biến thành hình dáng đẹp đẽ như bây giờ. Mọi người ai ai cũng ngạc nhiên và sửng sốt. Mẹ vả bà có lẽ là hai người hạnh phúc nhất.

Cha và mẹ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng cha con là bậc thần tiên, được trời cử xuống giúp dân giúp nước nên mẹ không thể luôn giữ ở mãi bên mình được. Cha con đã tu chí học tập và vào kinh ứng thí. Bằng tài năng của mình, cha đã đậu Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi cha có cho mẹ một con dao, một hòn đá lửa và hai quả trứng gà. Mẹ không biết cha có ý gì nhưng vẫn nghe lời cha, đi đâu cũng mang theo bên mình.

Từ ngày cha con đi, mẹ ở nhà buồn nên thường đến chơi với các bác con. Một hôm, các bác rủ mẹ đi thuyền ra biển chơi. Mẹ vui vẻ đồng ý. Mẹ có ngờ đâu các bác con từ khi thấy mẹ và cha lấy nhau đã sinh lòng ghen ghét, luôn tìm cách hãm hại mẹ. Thuyền ra đến biển, nhân lúc mẹ không để ý, hai bác xô mẹ xuống nước. Khi mẹ đang chới với giữa dòng thì ở đâu xuất hiện một con cá kình rất to. Nó há miệng nuốt chửng lấy mẹ. Tuy rất hoảng sợ nhưng nhớ lời cha dặn, mẹ đem dao ra đâm chết cả, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước rồi dạt vào bờ. Mẹ mổ bụng cá chui ra thì thấy mình đang ở trên một hòn đảo hoang, không một bóng người. Thật may vì cha đã cho mẹ những vật dụng cần thiết để có thể sống sót trên đảo hoang. Mẹ lấy hai hòn đá cha cho cọ vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua cứu. Cũng may mẹ có hai chú gà nở ra từ hai quả trứng mà cha cho mẹ làm bạn nếu không mẹ sẽ buồn lắm.

Một hôm, có một chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống mẹ nuôi gáy to ba lần: Ò ...ó...o...o....

Phài thuyền quan trạng rước cô tôi về. ”

Mẹ cũng như linh tính đó là thuyền cùa cha con nên vội chạy ra phía bờ biền. Quả nhiên đó là thuyền của cha con. Nghe tiếng gà kêu kì lạ, cha cho thuyền vào xem. Mẹ gặp lại cha vui mừng khôn xiết. Cha rất ngạc nhiên vì gặp mẹ nơi đảo hoang này. Khi nghe rõ sự tình, cha vô cùng tức giận, người bèn đưa mẹ về nhà, mở tiệc mừng. Bà con đều đến chia vui. Cha không cho mẹ ra ngay mà bảo mẹ ngồi đợi ở trong buồng. Các bác của con khi nghe tin cha con về vẫn không hay biêt mẹ cũng về theo nên tranh nhau đến gặp cha con, kể lại mọi việc và còn tỏ ra đau xót lắm. Mẹ không ngờ các chị lại ác với mình như vậy, mẹ buồn không thể nói được gì. Cha con tức giận lắm khi thấy thái độ đó. Cha bèn đưa mẹ ra giới thiệu với mọi người, hai bác lúc đó xẩu hổ quá bèn bò đi, đến giờ cũng không biết là đi đâu. Mẹ cũng đã tha thứ cho hai bác và rất mong gặp lại các bác ấy. Còn về phần mình, con thấy đấy, mẹ rất hạnh phúc khi sống cùng cha và càng hạnh phúc hơn khi giờ có thêm con - đứa con ngoan ngoãn bé bỏng của mẹ.

Vừa nói, nàng út vừa lấy tay xoa đầu con. Đứa bé cười tươi và nói: “Mẹ ơi, cha thật là cừ. Bây giờ con thấy không có cái tên nào hay hơn tên của cha đâu mẹ ạ!” Nàng út cười và ôm bé vào lòng.

bai 2

Tôi là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên hùng vĩ. Nay, nhìn thấy cảnh bà con nô nức làm ăn, cánh đồng vàng óng bởi những bông lúa chín, nhưng cây trái chín tỏa hương thơm ngào ngát. Tôi lại nhớ đến cảnh nhiều năm về trước tôi đến cầu hôn nàng Mị Nương. Hôm nay, tôi sẽ kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mà từ xưa người đời vẫn truyền tai nhau đến thời đại bây giờ.

Hôm đó, vào một buổi sáng đẹp trời, chim chóc hót líu lo, kinh thành Phong Châu tràn ngập nắng vàng. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, tôi bèn sửa soạn trang phục rồi chọn con bạch hổ mà tôi ưng ý nhất đến cầu hôn Mị Nương. Vừa đến nơi, tôi đã thấy quang cảnh các tráng sĩ đang đua nhau so tài. Đến lượt mình, tôi uy nghi bước vào sân rồng. Tôi vẫy tay về đông, phía đông nổi cồn bãi, tôi vẫy tay về phía Tây, phía tây nổi lên từng dãy núi đồi. Vua Hùng cùng các Lạc Hầu vỗ tay nồng nhiệt. Bỗng nhiên, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm nổi lên từng hồi trống, chớp như từng nét dao rạch ngang bầu trời. Thủy Tinh cưỡi một chú rồng đen đi ra từ đằng sau đám mây đen. Hắn bước xuống sân rồng, đôi mắt hắn sáng ngời, bộ râu ria xanh quăn sì, hắn khoác một chiếc áo vảy cá lấp lánh. Chỉ cần múa vài đường quyền giông bão thi nhau chút mưa xuống mặt đất, cây cối giờ đây đã nghiêng ngả hết chỗ này sang chỗ khác. Tôi bèn làm phép gọi nắng đến để xua tan mây đen, làm cho cây cối đứng thẳng lại. Sau khi vua Hùng bàn bạc cùng các Lạc Hầu, vua phán:

– Trong tất cả những người tham dự buổi kén rể của ta hôm nay, ta thấy cả hai chàng Sơn Tinh và Thủy tinh đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào. Thôi thì ngày mai, người nào mang sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Chúng tôi hỏi sính lễ gồm có những gì, đức vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”

Sáng sớm hôm sau, tôi cùng dân làng đem đủ sính lễ đến cầu hôn Mị Nương. Tôi đã đến sớm hơn Thủy tinh và cùng dân làng rước nàng Mị Nương về núi. Đang đi, tôi thấy Thủy tinh cữoi rồng đen xuất hiện đằng sau đám mây đen, phía dưới hắn là đoàn tùy tùng hậm hực đuổi theo sau chúng tôi. Hắn kéo mưa xuống, nước dâng lên, nhiều thấy cảnh bà con chạy loạn lên núi chạy lũ lụt thấy chua xót làm sao, tôi bèn dùng phép bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn dòng nước lũ. Nước dâng lên đến đâu đồi núi dâng lên đến đấy. Chúng tôi cứ thế đánh nhau hàng tháng trời. Cuối cùng, sức Thủy Tinh cũng đã kiệt mà tôi thì vẫn vững vàng, hắn bèn rút quân và biến thành con thuồng luồng rồi lủi mất.

Hàng năm, cứ đến mùa này, Thủy tinh lại bắt đầu dâng nước lên đánh tôi để đòi nàng Mị Nương. Lực lượng của hắn ngày càng hùng hậu hơn. Nhưng với tinh thần yêu nước, thương nòi, đùm bọc nhau của dân tộc Việt Nam tôi tin rằng chúng tôi sẽ vững vàng chống lại hắn, bảo vệ nhân dân và nàng Mị Nương. Đến ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh vẫn được các thế hệ truyền lưu truyền nhằm dăn dạy con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải kiên cường, đoàn kết để chống lại sức mạnh của thiên nhiên.

 
22 tháng 9 2018

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".