Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ là thủy lợi (sgk Địa lí 12 trang 180) => Chọn đáp án A
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ => khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp là nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ lại là vùng có diện tích lãnh thổ hẹp trong khi lượng dân nhập cư đến vùng khá đông, sự phát triển nhanh chóng kéo theo nhiều vấn đề về xã hội, dân cư, việc làm... vì vậy khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp sẽ góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội tại vùng
=> Chọn đáp án A
Giải thích: Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 3, SGK/180 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: A
-Khái niệm: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
-Nguyên nhân vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ được quan tâm
+Xuất phát từ các tiềm năng của vùng (thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội)
+Xuất phát từ vị trí của vùng trong nền kinh tế của đất nước (là một trong những vùng có trình độ phát triển kinh tế vào loại bậc nhất cà nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ tiêu kinh tế)
+Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của vùng (nhằm phát huy tối đa các lợi thế vốn có, tiếp tục khẳng định vị trí kinh tế của vùng trong cả nước,...)
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là tăng cường đầu tư thêm về KHKT về thiết bị công nghệ hiện đại, về vốn, để tăng năng
suất sản lượng, chất lượng công nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đồng thời phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường để nền
kinh tế phát triển bền vững.
*ĐNB phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vì:
-Trước hết vùng này có diện tích tự nhiên hẹp 2,3 triệu ha mà dân số khá đông, gần 9 triệu người.
-Tài nguyên thiên nhiên cũng không phải là phong phú đa dạng, đặc biệt là khoáng sản trên đất liền rất nghèo nàn mà
khoáng sản dưới biển thì rất khó khai thác, cần phải có trí tuệ cao, công nghệ hiện đại.
-ĐNB hiện nay là vùng rất hấp dẫn với đầu tư hợp tác nước ngoài và các xí nghiệp liên doanh đầu tư hợp tác nước ngoài
đang làm việc trong vùng, cho nên cần phải có lao động với trình độ tay nghề giỏi, thợ bậc cao để có thể đối tác với chuyên gia kinh
tế nước ngoài.
-ĐNB hiện nay đã và đang hình thành cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp hoàn chỉnh bậc nhất, với nhiều ngành mũi nhọn nhất
cả nước và đang có khả năng đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp cao nhất cả nước cho nên lại càng phải có nguồn lao động
với trình độ, chuyên môn tay nghề cao.
-ĐNB hiện đang diễn ra nhiều quá trình khai thác tài nguyên phát triển công nghiệp như khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản,
du lịch biển, phát triển cây công nghiệp, điện năng mà yêu cầu phải có môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm cạn kiệt tài
nguyên. Cho nên muốn đạt được mục tiêu đó phải có sự đầu tư cao về chất xám với phương tiện KHKT hiện đại và tinh xaỏ, phải
có nhiều vốn ngoại tệ mạnh để khai thác và sử dụng thật tiết kiệm các nguồn tài nguyên để cho năng suất hiệu quả cao nhất và khai
thác phát triển bền vững nhất. Chính đó là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của ĐNB.
*Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu để phát triển công nghiệp:
-Trước hết ĐNB : Trước tiên phải đầu tư phát triển năng lượng điện hiện đại cùng với các nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng như Trị An
400.000kw, Đanhim 160.000kw, Thác Mơ 150.000kw. Xây dựng mới nhiều nhà máy thuỷ điện nặng khác, điển hình là nhà máy
thuỷ điện Tuốc Bin khí Phú Mỹ với tổng công suất 3.000.000kw, tiếp tục hoàn chỉnh nhanh nhiều nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận
trên sông La Ngà. Mặt khác phải tiếp thu sử dung nguồn điện từ Hoà Bình qua đường dây cao áp 500KV, mới có khả năng tiến
hành công nghiệp hoá trong vùng.
-Phải hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn yêu cầu có công nghệ cao
như: luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất đồ chơi trẻ em và đặc biệt phải hiện đại nhanh công nghiệp khai thác, chế biến
dầu khí, vì những ngành này có khả năng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất.
-Phải đấy mạnh, hình thành tam giác công nghiệp tăng trưởng đó là Biên Hoà, Vũng Tàu, chính tam giác công nghiệp này
đã hình thành nên nhiều vùng công nghiệp năng động ĐNB và vùng kinh tế tăng trưởng phía Nam và cực kinh tế phía Nam có sức
thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
-Việc phát triển công nghiệp ĐNB phải biết tận dụng khai thác hết các thế mạnh của nội lực, mà đặc biệt đó là khai thác các
trình độ lao động tay nghề cao với cơ sở hạ tầng vững mạnh, với các nguồn tài nguyên chất lượng cao, đồng thời phải dựa vào
nguồn lực bên ngoài, đó là các nguồn vốn dự án hợp tác quốc tế mà điển hình là cho phép hình thành nhiều xí nghiệp liên doanh
nước ngoài trên địa bàn của vùng.
-Trong vùng phải nghiên cứu tiến hành đầu tư xây dựng nhiều nhà máy lọc dầu cùng với nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1
để tiếp tục hình thành cơ cấu ngành đa dạng hơn.
-Sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
-Việc phát triển công nghiệp ở ĐNB theo chiều sâu phải gắn với các quá trình bảo vệ tài nguyên môi trường và coi phương
án bảo vệ môi trường ,chống ô nhiễm nước biển, ô nhiễm không khí, phải là một chỉ tiêu để khẳng định tính khả thi của các dự án
phát triển công nghiệp.
-Việc phát triển công nghiệp theo chiều sâu trong ĐNB không thể tách rời với việc mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế, có
như vậy mới tạo tiền đề cho sự hội nhập nhanh chóng của nền công nghiệp trong vùng với thế giới.
*Việc phát triển và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp:
cũng như trong công nghiệp, việc phát riển nông nghiệp ở ĐNB cũng cần thiết phải đầu tư lớn về KHKT, về vốn... để tăng
năng suất và sản lượng trên 1 đơn vị diện tích, vì đất ở ĐNB không lớn, dân số, lao động khá đông, đồng thời đất đai không phải chỉ
được sử dụng để phát triển nông nghiệp mà còn sử dung cho nhiều mục đích khác...chính vì vậy, việc phát triển nông nghiệp theo
chiều sâu của ĐNB cần phải được tiến hành theo những hướng chính sau đây:
Cần thiết phải đầu tư để hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn chuyên môn hoá sâu, đó là
chuyên canh cao su, cà phê, tiêu, điều, lạc, mía, đậu tương. Các vùng chuyên canh nông nghiệp phải được phát triển gắn chặt với
các nhà máy chế biến tạo thành liên hợp nông-công nghiệp có mối quan hệ khăng khít giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp
chế biến và tiêu dùng.
-Để tăng năng suất sản lượng cây công nghiệp, cần phải đầu tư phát triển mạnh thủy lợi, nâng cấp hiện đại Hồ Dầu tiếng
(hiện nay có khả năng chứa 1,5 tỷ m3 nước) cung cấp nước tưới cho 170.000ha ở một số huyện thuộc tỉnh Tây Ninh và Củ Chithành
phố Hồ Chí Minh). Phải mở rộng diện tích tăng thêm công suất tưới tiêu cho hồ chứa nước này.
-Bên cạnh việc sử dụng các dòng sông để phát triển nhà máy thuỷ điện thì cần phải kết hợp chặt chẽ giữa thủy điện với thuỷ
lợi, nghĩa là các nhà máy thuỷ điện được xây dựng ngoài chức năng cho điện còn chức năng điều tiết nước tưới và nuôi trồng thuỷ
sản.
-Phải đầu tư thâm canh cao, xen canh, tăng vụ, gối vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất.
- Phải mạnh dạn nhập ngoại các giống cây công nghiệp năng suất cao chất lượng cao thay thế cho các giống cây công
nghiệp năng suất thấp như giống cao su từ Malaisia có năng suất cao gấp 2 Việt Nam, và nhiều giống cây công nghiệp đặc sản khác
như: cọ dầu, điều, thanh long...
-Trong phát triển nông nghiệp ở ĐNB cần phải gắn chặt với những biện pháp bảo vệ vốn rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn
của sông La Ngà, sông Đanhim, Đồng Nai cùng với củng cố mở rộng vườn quốc gia Cát Tiên để điều tiết nước ngầm, giữ cân bằng
hệ sinh thái.
-Trong phát triển công nghiệp cũng như nông nghiệp ở ĐNB cần phải đấu tư phát triển mạnh các ngành dịch vụ như công
nghiệp chế biến, thương nghiệp, du lịch tạo thành một hệ thống kinh tế hoàn chỉnh hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và khai thác hết
tiềm năng về tài nguyên, kinh tế xã hội, về nhân văn trong vùng
* Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu :
- Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng : Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay. Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương - Bình Phước) đang được thực thi
- Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất hàng năm cũng tăng và khả năng đảm bảo lương thực thực phẩm của vùng cũng khá hơn
* Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
- Những vườn cây cao su già cỗi, năng suất mủ thấp, được thay thế bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ mới
- Đông Nam Bộ cũng đang trở thành vùng sản xuất hàng đầu chủ yếu là cà phê, hồ tiêu, điều. Cây mía và đậu tương vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.
* Cần bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông, cứu các cánh rừng ngập mặn. Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển cần được bảo vệ nghiêm ngặt