Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì trái đất nghiêng 23.5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo nên trong quả trình chuyển động quanh mặt trời thì có thời gian nửa bán cầu bắc hướng về phía mặt trời, có thời gian nửa bán cầu Nam hướng về phía mặt trời. nửa nào hướng về mặt trời thì nửa đó là mùa hè, còn nửa kia là mùa đông.
Cứ kiếm đâu 1 quả bóng làm thí nghiệm thử sẽ rõ ngay
Do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa.
Ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thu được một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ sau khi mặt đất hấp thu phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời thì không khí mới nóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất (bức xạ sóng dài). Như vậy, là không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời (bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất.
Nếu mặt đất có tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và sau đó mới có khả năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không trung.
Trong một ngày, Mặt Trời cao nhất vào lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó mặt đất cũng hấp thu được một lượng nhiệt lớn nhất.
Nhưng nhiệt độ không khí chưa cao nhất, vì mặt đất phải tích được một lượng nhiệt lớn nhất thì sau đó mới có lượng nhiệt bức xạ cao nhất. Vì vậy, phải vào khoảng từ 13 giờ trở đi thì nhiệt độ không khí mới đạt đến mức cao nhất. Ban đêm, mặt đất chỉ có tác dụng phóng nhiệt mà không thu nhiệt.
Đến gần sang thì lượng nhiệt của mặt đất tích được còn ít nhất. Lúc đó cũng là lúc nhiệt độ không khí trong ngày thấp nhất.
Chính vì lí do đó, mà trong một ngày nhiệt độ không khí cao nhất không phải là lúc giữa trưa, mà là vào khoảng từ 13 đến 15 giờ. Lúc nhiệt độ không khí thấp nhất cũng không phải là lúc giữa đêm, mà là vào lúc gần sáng.
Cũng giống như vậy, trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt của mặt đất tích luỹ được nhiều hay ít. Sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích luỹ được nhiều nhiệt, mới có bức xạ lớn, làm cho nhiệt độ không khí tăng cao. Thời kì nóng nhất trong năm như vậy phải vào vài tuần sau ngày hạ chí. Thông thường trên lục địa, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7. Tháng lạnh nhất là tháng 1.
Trên đại dương sự hấp nhiệt và phóng nhiệt so với lục địa ôn hoà hơn, nên thời gian có sự thay đổi nhiệt độ cũng dài hơn.
Nhiệt độ không khí trong ngày thu phân cao hơn trong ngày xuân phân cũng là kết quả của bứcxạ nhiệt của mặt đất chậm hơn so với bức xạ nhiệt của Mặt Trời.
Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ không khí nói trên nhiều hay ít, còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ở địa phương như: vĩ độ, sự phân bố lục địa – biển, địa hình và các hiện tượng thời tiết ở các nơi khác nhau…
Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:
- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.
- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.
Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.
-Do khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi.
+ Nửa cầu ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa nóng, do góc chiếu lớn.
+ Nửa cầu không ngả về phía Mặt trời sinh ra mùa lạnh, do góc chiếu nhỏ.
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn và nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, và khi đó là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, và là mùa lạnh của nửa cầu ấy. Vì thế nên khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.
Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo, nên trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời. Nửa cầu nào ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lúc ấy là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí". Do đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, khi xem biểu đồ chúng ta thường thấy nhiệt độ nóng nhất trong ngày vào lúc 13 giờ.
vì vào lúc 12h trái đất hấp thụ năng lượng mặt trời(đó là giữa trưa nên mặt trời phả nóng nhiều nhất) vận tốc ánh sáng của mặt trời tới trái đất để cho ánh sáng mạnh là khoảng 8 phút 19 giây và sau 1 tiếng đồng hồ thì lượng ánh sấng càng nhiều sinh ra nóng nhất vòa lúc đó.
Hệ Mặt Trời gồm có 8 hành tinh. Tính từ Mặt Trời bao gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.
Đáp án: A.
Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí, tạo ra nhiệt độ không khí. Vì vậy, khi mặt đất có nhiệt độ cao nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) thì không khí chưa nóng nhất. Khoảng một thời gian sau (lúc 1 giờ chiều), không khí trên mặt đất mới có nhiệt độ nóng nhất trong ngày.
Lúc 12h mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên vào lúc 13h sự truyền nhiệt của mặt trời có phần giảm thì trái đất tỏa nhiệt theo nguyên lí"khi các tia bức xạ của mặt trời chiếu vào trái đất,chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đấy hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời,rồi bức xạ vào không khí.do đó không khí mới nóng lên vào lúc 13h
Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí". Do đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, khi xem biểu đồ chúng ta thường thấy nhiệt độ nóng nhất trong ngày vào lúc 13 giờ.
Chúc bạn học tốt!
trời ạ thế cx hỏi à
Aiko Linh câu hỏi này khó đó.
Anh trả lời như sau. Gần mặt trời các điểm đó sẽ hấp thụ lượng nhiệt mặt trời tỏa ra. Xa mặt trời thì các điểm đó không hấp thụ đc lượng nhiệt mà mặt trời tỏa ra hoặc hấp thụ được một lượng cực nhỏ.