K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2019

Nói Đông Nam Á có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế vì:

- Đông Nam Á án ngữ đường hàng hải quốc tế quan trọng từ n Độ Dương sang Thái Bình Dương.

- Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với châu Đại Dương.

12 tháng 2 2022

Tham khảo:

Đông Nam Á là một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.
- Khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
– Có nguồn lao động dồi dào.

Cụ thể : có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đất feralit đồi núi,đất đổ ba dan, dất phù sa màu mỡ, sông ngòi dày đặc … phát triển lúa nước, cây công nghiệp…
- Có rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm ướt..
- Giao lưu buôn bán với nước ngoài bẵng đường biển, du lịch biển…
- Do nằm trong vành đai sinh khoáng nên giàu khoáng sản, nhiều dầu khí…phát triển công nghiệp khai thác, chế biến…

12 tháng 2 2022

refer:

undefined

19 tháng 12 2021

C

19 tháng 12 2021

A

29 tháng 10 2023

Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức tại các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và sự bền vững của khu vực này. Một trong những nguyên nhân chính là xu hướng tập trung vào tăng trưởng kinh tế ngắn hạn mà không xem xét đến các tác động tiêu cực đối với môi trường. Điều này tạo ra các vấn đề về quản lý chuỗi cung ứng và logistics, bao gồm việc tiêu thụ nguồn tài nguyên quý hiếm và phát sinh lượng lớn rác thải. Hơn nữa, hạ tầng và công nghệ quản lý logistics chưa đạt đến mức độ hiện đại, làm tăng chi phí và gây rối loạn trong chuỗi cung ứng, từ đó thêm gánh nặng lên môi trường. 

Thiếu ý thức và hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường là một vấn đề nữa. Điều này dẫn đến việc các quyết định trong lĩnh vực logistics thường không tính đến các hệ quả đối với môi trường. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại tạo ra một hệ thống không ổn định và đầy rủi ro, không chỉ đe dọa đến sự phát triển bền vững mà cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các nước Đông Nam Á trên trường quốc tế.

28 tháng 3 2021

tham khảo

a. Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên

- Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi)

- Tài nguyên: Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng.

- Sinh vật: Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú.

Cũng do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo)

● Hạn chế: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

b. Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội

- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.

- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.

c. Đối với an ninh - quốc phòng  (AN - QP)

- Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á: Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á (lục địa) và Đông Nam Á (hải đảo), một khu vực giàu tài nguyên, một thị trường có sức mua đang tăng, một vùng kinh tế rất năng động. Như vậy, đây là nơi rất hấp dẫn với các thế lực đế quốc thù địch, mặt khác đây cũng là khu vực rất nhạy cảm trước những biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.

- Trên đất liền: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra trên đất liền Việt Nam có đường biên giới rất dài với các nước láng giềng (4500km): Dọc biên biên giới với Trung Quốc và Lào núi liền núi, sông liền sông, không có những trở ngại lớn về tự nhiên, (ngược lại) có các thung lũng, đèo thấp thông với các nước láng giềng; Với Cămpuchia, không có biên giới tự nhiên, mà là châu thổ mênh mông trải dài từ Cà Mau đến tận Biển Hồ (việc xác định mốc biên giới giữa hai nước còn là vấn đề cần đàm phán để thống nhất).

- Trên vùng biển: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra với đường biên giới trên biển: Bờ biển nước ta dài (3260km), giáp với rất nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Brunây, Xingapo, Thái Lan, Cămpuchia. Biển Đông rất giàu tài nguyên tôm, cá,... Thềm lục địa rất giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí...), lại án ngữ đường biển quốc tế nối hai đại dương lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta về mặt chiến lược đối với kinh tế, an ninh – quốc phòng.

 

● Như vậy, vị trí địa lý nước ta có nét khá độc đáo so với các nước trong khu vực. Đó là: Nằm ở nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới và các luồng di cư trong lịch sử; Ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Điều đó đã làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng và phong phú mà nhiều nơi trên thế giới không có được; Cũng tại khu vực này trong chiến tranh (nóng - lạnh) còn là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn lớn, trong xây dựng lại là nơi hội tụ nhiều cơ hội phát triển.

1 tháng 1 2017

Đáp án: C. Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu

Giải thích: (trang 54 SGK Địa lí 8).

31 tháng 1 2018

Vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược khu vực và trên thế giới vì nước ta có vị trí cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Ôxtrâylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế. Vị trí này tạo điều kiện cho nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài;,mặt khác nước ta cũng nằm trong vùng có nền kinh tế năng động trên thế giới.

=> Đây được xem là bàn đạp để nước ta tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: B

7 tháng 2 2019

Các nước Đông Nam Á đang đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường và tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế: hoạt động sản xuất không có sự kiểm soát đã gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước; việc khai thác tài nguyên quá mức cũng làm cạn kiệt nhiều loại tài nguyên quan trọng. Nếu không có biện pháp can thiệp hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên sẽ còn tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.

Đáp án cần chọn là: B

25 tháng 12 2017

Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

a. Đông Nam Á có diện tích 4,5 triệu km2, trải dài trên một phần Trái Đất từ khoảng kinh tuyến 92 ° Đ đến kinh tuyến 104 ° Đ và từ vĩ tuyến 28 , 5 ° B qua xích đạo đến vĩ tuyến 10 , 5 ° N .

Về địa lí - hành chính, khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 nước:

- Các nước trên bán đảo Trung - Ấn: Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.

- Các nước trên quần đảo Mã Lai: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xin- ga-po, Bru-nây, Đông Ti-mo.

b. Vị trí khu vực Đông Nam Á có những thuận lợi (trực tiếp, gián tiếp) thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và cả khu vực.

- Khu vực này được xem là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương.

- Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ) nên tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Đây cũng là nhân tố tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong khu vực.

- Là giao điểm của các tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế quan trọng giữa các châu lục, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Ma-lắc-ca nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có thể so sánh với eo biển Gi-b-ral-tar hay kênh đào Xuy-ê về phương diện này. Cảng Xin-ga-po, cảng quá cảnh lớn nhất Đồng Nam Á có vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới.

- Đông Nam Á nằm giữa một vùng có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, các nước NIC châu Á, Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-lân, tạo thuận lợi cho các nước Đông Nam Á phát triển các mối liên hệ kinh tế trong khu vực.

- Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

- Nhờ vị trí địa lí, Đông Nam Á là khu vực có đất đai màu mỡ với những đồng bằng rộng lớn (sông Cửu Long, sông Hồng, Mê Nam, Xa-lu-en,...), lại có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi dày đặc, tạo điều kiện phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng.

- Phần lớn các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào), quanh năm không đóng băng, nguồn lợi hải sản phong phú với trữ lượng lớn, có nhiều bãi biển đẹp,... thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.

Như vậy, với thế mạnh về vị trí địa lí, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế của mình.