K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2023

Nhân vật “tôi” bị thương vì bị một trong những chiếc ăng-ten dài mỏng bay thẳng đâm vào người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố vì để nghe âm thanh từ cái tên.

Bởi bố có nói mỗi cái tên đều là một thanh âm tuyệt vời. 

+ Tên của Tí khi đọc lên âm thanh cứ du dương như một bài hát

+ Gọi tên bố hàng ngày chỉ để nghe âm thanh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

- Nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí nhờ vào khả năng lắng nghe âm thanh tài tình. Cậu đã phát hiện chính xác vị trí của Tí khi nghe thấy tiếng hét.

11 tháng 3 2023

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào lớp: không còn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến. Sự thay đổi tâm trạng ấy là do sự ân cẩn, nhiệt tình của thầy giáo khi tiếp đón các em học sinh và cả sự trang trí lớp học, bàn ghế, tình bạn thân thiện đã khiến nhân vật “tôi” cảm thấy yên tâm, quen thuộc.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Bước vào lớp học, tâm trạng của nhân vật "tôi" bắt đầu thay đổi, sự thay đổi tinh tế qua từng cung bậc cảm xúc.

- Quan sát xung quanh, thấy mọi thứ vừa xa lạ, vừa gần gũi, có chút ngỡ ngàng nhưng cũng rất tự tin. 

- Những người bạn mới nhưng lại không hề thấy xa lạ, có sự quyến luyến xuất hiện bất ngờ và tự nhiên. 

→ Thể hiện một sự mới mẻ trong cảm xúc của nhân vật "tôi", cậu thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên.

24 tháng 8 2016

Em đồng ý với ý kiến bạn Liên vì:hôn nhân gia đình đổ vỡ là điều mà không người làm cha ,làm mẹ nào muốn.Vì gia đình đổ vỡ sẽ khiến cho con cái họ phải khổ

24 tháng 8 2016

Em đồng ý với ý kiến của Liên . Vì không một ai lại muốn mái ấm gia đình bị tan nát , không cha mẹ nào lại muốn chia tay để tạo cho tâm hồn con họ bị khủng khoảng, hụt hẫng. Người mẹ trong truyện thực sự rất đáng thương, chắc chắn bà đã không dễ dàng gì để đưa ra quyết định chia tay ba của Thành và Thủy. Chắn chắn bà đã rất buồn khi thấy hai đứa con phải chia li. Nhưng cuộc đời luôn trêu chọc con người, nhiều đứa trẻ đã trở nên bất hạnh khi cha mẹ li hôn.

Nhớ tick cho mk nha !!!vui

28 tháng 11 2021

giúp mình vs

 

23 tháng 4 2019

Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.

Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được

Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):

"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"

Hoặc:

“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…

Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.

Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.