K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2022

Tham khảo

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới :

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

24 tháng 5 2022

refer

Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

15 tháng 5 2022

Tham khảo

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay anh Ba để học hỏi những điều mà ông cho  "tinh hoa  tiến ...

17 tháng 5 2022

Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại.

28 tháng 4 2022

helpppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp

 

 

12 tháng 4 2021

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.[

câu 1:

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.

31 tháng 8 2019

Lời giải:

Sở dĩ nhà Nguyễn hạn chế buôn bán với phương Tây là do nhà Nguyễn đã nhận thấy được dã tâm xâm lược của họ đặc biệt là người Pháp. Do đó mặc dù lật đổ vua Gia Long lên ngôi được là nhờ sự giúp đỡ của người Pháp nhưng nhà Nguyễn dẫn đi từ chỗ quan hệ nương nhờ đến cự tuyệt hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: C

6 tháng 7

từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, các cụ đã nhận thức người châu Âu phát triển vượt bậc hơn, họ ý thức cần học hỏi từ người châu Âu, các cụ ở nhà Nguyễn cũng ý thức được cần thay đổi. Nhưng rào cản lớn nhất là đạo Thiên Chúa của người châu Âu mang vào. nếu cởi mở với phương Tây thì đạo Chúa sẽ làm mất hết văn hoá nguồn gốc người Việt Nam, đấy là sự đánh đổi và lựa chọn của các cụ thời điểm đấy. Nếu cho Tây Vào thì bây giờ mình không còn ngày giỗ tổ Hùng Vương hay bánh chưng bánh giày và mất hết các giá trị văn hoá dân tộc. Về vấn đề này, cụ Nguyễn Đình Chiểu có câu: "thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn sáng mắt ông cha không thờ".

23 tháng 3 2021

Với các lân bang 
Cũng như các triều đại trước, nước đầu tiên mà Gia Long tiến hành ngoại giao là Trung Quốc. Tháng 5 năm 1802, sau khi lên ngôi vua, Gia Long cho một đoàn sứ giả đem đồ cống sang Quảng Đông cầu phong triều đình Trung quốc. Dẫn đầu đoàn sứ giả là Trịnh Hoài Đức chánh sứ, Ngô Nhân Tĩnh và Hoàng Ngọc Uẩn là phó sứ. Đoàn sứ giả sang Quảng Tây,quan lại nhà Thanh ở đây nhận chuyển đồ cống lên Bắc Kinh, còn giữ đoàn sứ ở lại Quảng Tây chờ lệnh triều đình có cho sứ giả lên Bắc Kinh triều yết hay không. Sứ đoàn này chưa hồi hương thì cuối năm đó vua Gia Long tiếp tục cử Binh bộ Thượng thư là Lê Quang Định sang cầu phong vua Gia Khánh nhà Thanh đổi quốc hiệu là Nam Việt. Sau những tranh luận về tên gọi vì nhà Thanh ngại nhầm lẫn với nước Nam Việt xưa nằm ở Lưỡng Quảng và cùng đồng ý đảo ngược lại thành Việt Nam, vua Thanh cho Tổng đốc Quảng Tây là Tề Bố Xâm sang làm lễ tấn phong cho Gia Long là Việt Nam quốc vương, ấn định thể lệ tiến cống hai năm một lần và cứ bốn năm một lần Việt Nam sẽ phái sứ bộ sang làm lễ triều kính.

Ngoài Trung Quốc, nhà Nguyễn còn qua lại với Xiêm La. Dù có xung đột từ thời kỳ trước đó đến khi Gia Long nắm quyền, việc giao thiệp giữa triều Gia Long và Xiêm La vẫn giữ được sự hòa hảo. Từ năm 1802 trở đi hai bên vẫn có sự sứ bộ qua lại trao đổi thân thiện và tặng phẩm. Tại Ai Lao, Việt và Xiêm cùng đặt ảnh hưởng, Quốc vương Ai Lao xin thần phục cả Việt lẫn Xiêm. Dân vùng Cam Lộ, dân ở các vùng cao nguyên hai tỉnh Thanh Nghệ, người Thượng (tức người Rhadé) ở các nước Thủy Xá và Hỏa Xá cũng có cống phẩm đến để tỏ lòng tuân theo chính quyền của triều Nguyễn.  Thời vua Minh Mạng, nhiều xứ ở Ai Lao xin thuộc quyền bảo hộ của Việt Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, đều xin làm nội thuộc và trở thành các châu, phủ của Việt Nam.[58] Còn với Chân Lạp, khi vua Gia Long lên ngôi, nước Cao Miên tuy mất Thủy Chân Lạp cho người Việt nhưng vẫn phải chịu thần phục. Thời Minh Mạng, sau khi phá được quân Xiêm, Tướng Trương Minh Giảng và tham tán Lê Đại Cương lập đồn đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp 

Với phương Tây 
Năm 1803, Anh Quốc sai sứ là Robert sang xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam. Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau người Anh còn đưa thư sang hai ba lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối. Đối với nước Pháp, vua Gia Long có thiện cảm hơn do khi ông còn gian truân có nhờ ông Bá Đa Lộc giúp đỡ. Khi chiến tranh kết thúc, các ông Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế. Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Việt Nam chiếc tàu Cybèle để thăm dò bang giao. Thuyền trưởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa 

Tuy nhiên, sự bành trướng của Châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi nước Anh chiếm được Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam. Vua Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lược[60]. Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của Châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt và các giáo sĩ nước ngoài đã so sánh ông với hoàng đế Nero của Đế quốc La Mã - một hoàng đế từng tàn sát hàng loạt giáo dân Công giáo. Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Việt Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam không được nhà vua đếm xỉa đến. Cũng theo đường lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Năm 1850 có tàu của nước Mỹ vào cửa Hàn có quốc thư xin thông thương nhưng không được tiếp nhận.

Từ năm 1855 các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Hàn, cửa Thị Nại và Quảng Yên xin thông thương cũng không được. Sau khi Gia Định bị người Pháp chiếm, việc ngoại giao giữa triều đình với các nước phương Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách, đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán và Thượng Bạc Viện để giao dịch với người nước ngoài nhưng không có kết quả vì những người được ủy thác vào các việc này không được học gì về ngoại giao  

23 tháng 3 2021

Cảm ơn bạn 😊😊😊😊😊😊

26 tháng 8 2016

1) Em cảm thấy rất vui khi được góp mặt, giao lưu và được học hỏi khi có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á.

3) Châu Âu là "lụa địa già" vì châu Âu là lục địa ra đời sớm nhất 

    Châu Mĩ là "lục địa trẻ" vì châu Mĩ là lục địa ra đời muộn nhất

* Ý kiến riêng của mình hihi

1 Lá một người Châu Á, em rất vui và xúc động khi có sự góp mặt của người Châu Âu tại các nước Châu Á. 

2 Nếu sống ở thế kỉ XV, em sẽ tán thành hướng đi tìm con đường sang phương Đông của Cô Lôm Bô vì đó một bước phát triển rất lớn.

Mk cx ko biết cho lắm nên ghi dc z thui ♥