Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. - Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa. Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm đc hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
2.
- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.
- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).
- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
3.
- Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.
- Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.
Câu 1:
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
- Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:
+ Lần thứ nhất: tháng 4 - 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
3 ,Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn xuân.
.Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi cuộc khởi nghĩa?
Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:
- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.
- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).
- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
1)
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành thắng lợi được vì :
- Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
-Tinh thần yêu nước , dũng cảm , sự đoàn kết , ủng hộ nhiệt tình của nhân dân .
2)Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai
ban văn, võ.
3)Việc đặt tên nước là Lý Bí thể hiện:
+ Mong muốn của Lý Bí muốn đất nước được trường tồn lâu dài
+ Đất nước có hàng vạn Mùa Xuân
1- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì:
+ Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
+ Cách đánh chủ động, áp đảo
+ Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hô nhiệt tình của nhân dân ta
2- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời)
- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ
3 - Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân
Câu 1 :
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.Đứng đầu ban văn là Tinh Thiều , ban võ là Phạm Tu
Câu 2 :
:Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước :
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
Câu 3 :
Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ :
- Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta..
- Khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc...
- Tinh thần đoàn kết , yêu nước
1.
Khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì : Nhân dân căm ghét bọn đô hộ nên quyết tâm đi theo cuộc khởi nghĩa của Lý Bí.
2.
Những việc làm của Lý Bí sau khởi nghĩa thắng lợi là dựng kinh đô ở vùng sông Tô Lịch và đặt tên nước là Vạn Xuân, đặt niên hiệu là Thiên Đức; thành lập triều đình với 2 ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. tinh Thiều đứng đầu ban văn. Phạm Tu đứng đầu ban võ.
3. Việc đặt tên nước Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn sự trường tồn của dân tộc, của đất nước.
Về Triệu Quang Phục :
Triệu Quang Phục cùng cha là Triệu Túc tham gia cuộc khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu. Là một vị tướng có tài, được Lý Bí tin cậy...
Ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước vì: được nhân dân ủng hộ, chọn đúng nơi để xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng là vùng đất Dạ Trạch - Hưng Yên, biết chọn cách đánh du kích để lấy yếu thắng mạnh.
Triệu Quang Phục là người kế tục sự nghiệp của Lý Nam Đế. Ông là người huyện Chu Diên, là con của Triệu Túc, một thủ lĩnh địa phương có lòng yêu nước không chịu khuất phục nhà Lương. Triệu Quang Phục nổi tiếng giỏi võ nghệ. Sử chép ông là người "uy hùng sức mạnh".
Triệu Quang Phục cùng cha là Triệu Túc tham gia cuộc khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu. Là một vị tướng có tài, được Lý Bí tin cậy...
Ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước vì: được nhân dân ủng hộ, chọn đúng nơi để xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng là vùng đất Dạ Trạch - Hưng Yên, biết chọn cách đánh du kích để lấy yếu thắng mạnh.
- Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, quê ở Chu Diên, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bí ngay từ đầu. Ông là một tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa nên được Lý Bí rất yêu quí và trọng dụng.
- Ông đánh bại được quân Lương, giành độc lập cho đất nước vì được nhân dân ủng hộ, chọn đúng nơi để xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.
*Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
* Những việc làm của Lý Bí sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.
* Việc Lý Bí xưng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện nước ta là một nước độc lập, tự chủ, sánh vai ngang hàng với Trung Quốc, nước ta có bờ cõi, giang sơn riêng chứ không phải là một châu quận nội thuộc Trung Quốc. Còn việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn cho nền độc lập của đất nước mãi trường tồn, để nhân dân luôn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân.
Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ nổi dậy. Khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư run sợ, vội vã bỏ thành Long Biên (Yên Phong - Bắc Ninh) rút chạy về Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định tình hình mọi mặt. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lương lập tức hạ lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọn xâm lược vừa kéo sang đã bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.
Đầu năm sau (543), vua Lương lại lệnh cho quân sang xâm lược lần nữa. Bọn tướng chỉ huy quân Lương lúc này vừa khiếp sợ, vừa mệt mỏi, đang còn dùng dằng chưa dám tiến quân, Lý Bí chủ động ra quân đón đánh địch ở bán đảo Hợp Phố (bấy giờ thuộc châu Giao). Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.
Mùa xuân năm 544, sau khi đánh đuổi được quân đô hộ và đánh lùi hai lần phản công xâm lược của nhà Lương, Lý Bí tự xưng hoàng đế tức Lý Nam Đế. Lý Nam Đế lấy tên nước là Vạn Xuân (2), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ (3) làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đình gồm có hai ban văn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu quan văn, Triệu Túc làm thái phó (chức quan cao, cột trụ của triều đình), Triệu Quang Phục là tướng trẻ, có tài, cũng được trọng dụng. Lý Nam Đế lại cho dựng một ngôi chùa đặt tên là chùa Khai Quốc (4).
1. Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:
- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.
- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).
- Thành lập triều đình với hai ban:
+Ban văn: do Tinh Thiều đứng đầu.
+Ban võ: do Phạm Tu đứng đầu.
+Riêng Triệu Túc đứng đầu tất cả.
2. Theo em, ý nghỉa nước Vạn Xuân là:
- Hoàng đế Lý Nam Đế muốn dân được nhiều an vui, hạnh phúc giống như trong cuộc sống có nhiều mùa xuân vậy.
-Mong rằng đất nước mai sau được thái bình, cường thịnh, Bản thân có thể lo được cho dân, cho nước.
3. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược diễn ra như sau:
+Chia thành 2 giai đoạn.
- Tháng 5 - 545, vua Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống xâm lược Vạn Xuân.
- Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), rồi lại rút về thành Gia Ninh (Việt Trì, Phú Thọ), sau đó là Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).
- Trần Bá Tiên cho quân đánh úp hồ Điển Triệt, quân ta tan vỡ. Năm 548, Lý Nam Đế mất.
* Giai đoạn Triệu Quang Phục lãnh đạo chống quân xâm lược Lương:
- Triệu Quang Phục chọn vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) làm căn cứ và thực hiện đánh du kích để chống quân xâm lược.
- Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Nghĩa quân đã chớp thời cơ, phản công, đánh tan quân Lương. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.
4. Triệu Quang Phục là:
- Là con của Triệu Túc, là một vị tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa và được Lý Bí tin cậy.
- Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.
* Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương, do:
- Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng.
- Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.
___Hết___
- Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.
- Nghĩa quân biết chớp thời cơ khi nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước.
Chúc bạn thi tốt