K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2016

Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh 
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh 
Điều các bạn thắc mắc không có gì khó hiểu. Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thực phẩm tốt. Nhờ có tủ lạnh chúng ta bảo quản được thức ăn lâu hơn, thịt cá không bị ôi ươn, trứng không bị ung, rau quả không bị héo úa, ủng, sữa không bị hỏng… Nhưng có điều người ta lại quá tin vào tủ lạnh, cho rằng cứ để thức ăn vào tủ lạnh là an tâm, vi khuẩn sẽ không thể sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn. 

Các bạn đã nhầm. Nhiệt độ của tủ lạnh, kể cả ngăn đông đâu có giết chết được vi khuẩn. Trong tủ lạnh vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá huỷ. Thực tế chúng chỉ tạm thời “ngủ yên”, đợi khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ tỉnh táo trở lại phát triển và hoạt động bình thường ngay. Như vậy, nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã có vấn đề (thức ăn nấu sẵn đã bị nhiễm khuẩn, thịt, cá , trứng… không phải là những loại thật tươi, sữa đã hỏng sẵn v.v..) thì nhiệt độ của tủ lạnh đâu có thể diệt được vi khuẩn và độc tố của chúng có sẵn trong thực phẩm, khi chúng ta ăn bị bệnh là chuyện tất nhiên. 

Cần nhớ rằng hè- thu là mùa của những dịch bệnh đường tiêu hoá, và các vi khuẩn gây những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá gặp như tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn, v.v.. đều chịu lạnh giỏi. Ở nhiệt độ lạnh tới âm 18 độ C (-18 độ C) vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng, tụ cầu vàng sống được 5 tháng. Còn ở nhiệt độ lạnh âm 6 độ C (-6độ C) thì sau 90 ngày các vi khuẩn tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn coli…vẫn sống bình yên, tuy có gặp khó khăn. 

Những tủ lạnh hiện nay thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông có nhiệt độ âm 6 độ C (-6 độ C), âm 12 độ C hoặc âm 18 độ C (-18 độ C). Ngăn lạnh có nhiệt độ từ o đến 10 đọ C tuỳ vị trí. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 đến 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 đến 10 độ C. Đây là nhiệt độ phù hợp để bảo quản thức ăn ngắn hạn. Nhưng về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5. 

Ngăn đông thường được dùng để làm nước đá và bảo quản những thực phẩm kết đông. Chúng ta chỉ nên dùng ngăn này để bảo quản các thực phẩm đã kết đông sẵn mua ở siêu thị về, không nên kết đông thịt tươi ở đây vì các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. 

Những thực phẩm thông thường nên bảo quản ở ngăn lạnh. Thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày, thức ăn sống chỉ trong vòng 1 tuần lễ không nên để quá lâu. Nên nhớ rằng trong những thức ăn này vẫn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhất là trong thực phẩm sống. Cũng vì vậy, chúng ta tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản ta phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời cũng hạn chế được mùi trong tủ lạnh. 




Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh 

Như trên đã nói, nhiệt độ của tủ lạnh không giết chết được vi khuẩn mà chỉ làm chúng ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại. Nhưng nhiều người lại cho rằng cứ cho thức ăn vào tủ lạnh là an toàn, và do quá tin vào tủ lạnh, đã mua cả những thức ăn chế biến sẵn bày bán ở thị trường không đảm bảo vệ sinh; những miếng thịt, quả trứng tưởng là tươi những đã có vấn đề; những thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn từ trước, đem vể xếp vào tủ lạnh, khi cần cứ thế lấy ra ăn. Vi khuẩn có sẵn trong thực phẩm ra khỏi tủ lạnh, gặp nhiệt độ 37 độ C của cơ thể sẽ “thức giấc”, phát triển mạnh nhờ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và trong cơ thể. Cũng vì vậy có những người ăn trứng sống, bánh kem, thịt đông, thức ăn chín lầy trong tủ lạnh ra hẳn hoi vẫn bị bệnh đường tiêu hoá, thậm chí có người bị nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn. 

Để phòng tránh bệnh tật, trong gia đình hoặc những bếp ăn tập thể, dù có tủ lạnh vẫn phải chú ý giữ gìn vệ sinh thực phẩm thật tốt. Cụ thể: 

- Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi. 

- Thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để lâu quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. 

- Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết thịt súc vật, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay. 

- Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ, rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh. 

Cần nhớ tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

14 tháng 4 2016

Ta có thể giữ thức ăn lâu trong tủ lạnh bởi trong môi trường lạnh làm chậm hóa sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn nên thức ăn lâu hư nhưng không phải là rất lâu đâu chỉ được một thời gian ngắn thôi nó chỉ làm chậm sự phân hủy chứ không thể lâu được nếu như bạn muốn thức ăn vĩnh viễn thì tìm mua một cái có nhiệt độ dưới -400 độ C sẽ giữ mãi mãi luôn đấy .

15 tháng 8 2017

Đáp án C

- Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.

- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

 Các biện pháp bảo quản

Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:

III. Bảo quản khô

Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% tuỳ theo từng loại hạt.

IV. Bảo quản lạnh

Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở , cải bắp ở , cam chanh ở , các loại rau khác là

II. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao

Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.

I sai vì khi nồng dộ O2 tăng thì hô hấp tăng → cây nảy mầm → không bảo quản được.

15 tháng 10 2017

Đáp án D

19 tháng 10 2019

Đáp án A

- Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.

- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

 Các biện pháp bảo quản

Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:

III. Bảo quản khô

Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% tuỳ theo từng loại hạt.

IV. Bảo quản lạnh

Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở , cải bắp ở , cam chanh ở , các loại rau khác là

I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao

Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.

II - Sai. Vì phương pháp này gây độc cho nông sản.

V sai vì khi nồng độ O2 tăng thì hô hấp tăng.

16 tháng 5 2019

Đáp án B

Nguyên tắc bảo quản nông sản: ức chế hô hấp của nông sản tối đa mà không làm giảm chất lượng, số lượng nông sản.

Hiện nay người ta thường sử dụng các biện pháp để bảo quản nông sản, thực phẩm là: 1,3,4

(2) sai, không được ngâm trong hoá chất.

(5) sai, nồng độ oxi cao làm nông sản hô hấp mạnh → giảm chất lượng, số lượng nông sản.

9 tháng 6 2018

Chọn B

Giống cà chua mà có thể vận chuyển đi xa, bảo quản lâu dài mà không bị hỏng là thành tựu của công nghệ gen : làm bất hoạt gen làm quả chín ở cà chua

4 tháng 7 2018

Đáp án C

Các phương pháp bảo quản thóc giống là: 2,3

1,4 không đúng, như vậy làm ức chế hô hấp của hạt giống.

13 tháng 7 2018

Đáp án: C

Hệ sinh thái là một cấu trúc mở, trao đổi chất và năng lượng với môi trường

Chuỗi thức ăn không tồn tại được lâu do một loài có thể sử dụng nhiều loài khác làm thức ăn, một loài có thể là nguồn thức ăn cho nhiều loài, từ đó chuỗi thức ăn liên tục bị thay đổi.

Nhưng chuỗi thức ăn không thể kéo dài qua quá nhiều mắt xích sinh vật lại do sự thất thoát năng lượng

11 tháng 10 2019

Đáp án C

Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng phần lớn bị mất đi qua hô hấp, một phần qua các bộ phận rơi rụng,... chỉ có một phần nhỏ được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Do đó chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái thường không thể kéo dài

14 tháng 1 2018

Đáp án A

 Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi 90%, như vậy hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc sau là 10%. Vì thế chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài