K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2022

Tham Khảo 

  “Nhớ rừng” là 1 trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế lữ và phong trào thơ mới ( 1932 – 1935). Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên sâu sắc lời tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là (thế hệ 1930) những thanh niên tri thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, bất hòa với thực tại xã hội ngột ngạt, tư tưởng giả dối, họ khao khát khẳng định cái “tôi” và phát triển trong một cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó là tâm sự chung của những người dân trong cảnh mất nước. Vì vậy “Nhớ rừng” có sức truyền cảm và tiếng vang lớn. Với sự trữ tình tràn đầy cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ đầy chất tạo hình, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú, bài thơ đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 

16 tháng 2 2022

Tham khảo:

Thế Lữ, nhà thơ thuộc lớp đầu đàn của các nhà “Thơ mới" đã thể hiện rất thành công tâm trạng đó bằng tiếng nói ẩn dụ sâu xa qua hình tượng con hổ bị giam trong cũi sắt ở vườn bách thú: Nhớ rừng.

Bài thơ được mở đầu với đoạn:

Gậm một khối căm hờn trong củi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự,

Tôi sẽ lầm tưởng rằng chúa sơn lâm đã bị khuất phục, đã trở nên hiền lành, không còn lồng lộn dữ tợn nữa, nếu chỉ thoáng qua bề ngoài của con hổ.

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Nào ai biết nó đang gậm một khối căm hờn trong cũi sắt “gậm” không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến cao độ. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo vô tư lự” thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoàng là một chúa sơn lâm vậy mà lại bị lũ hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ chơi " cho "lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ" mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hoá, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự hờn căm uất hận và nỗi nhục nhã mà nó đang phải chịu đựng.

Từ ngục tù cũi sắt, con hổ đang thả hồn theo nỗi nhớ quê hương, nhớ núi rừng xa vời vợi

Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú lại hiện lên ở khổ 4

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Với: "hoa chăm, có xén, lối phẳng, cây trồng"

Tất cả mọi thứ đều do bàn tay con người. Đó là sự giả tạo, bắt chước vẻ đẹp của tự nhiên một cách vụng về. Đó không phải là cảnh rừng chân thật, tự nhiên và cao cả. Qua đó ta hiểu được tâm trạng của con hổ lúc này là khao khát một cái gì đó chân thật, tự nhiên, cao cả.

Khinh bạc, căm tức với hiện tại, nó lại khao khát trở về với "núi non hùng vĩ "nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa" trở về với cuộc sống tự do. Nhưng sự thật nó đang bị giam cầm trong cũi sắt, chúa sơn lâm đang thả hồn mình theo giấc mộng ngàn" để được sống lại những giờ phút huy hoàng thuở xưa, cố xua đi những ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình.

Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính vì nó đang chán ngán trước cuộc sống tù hãm mất tự do. Tâm trạng con hổ, vì khát vọng tự do, cũng chính là của nhà thơ, của cả một xã hội, một thời đại bay giờ, đang bực tức, đang chán ngán cuộc sống thực tại mất tự do. Đó chính là điều làm nên sức sống mãnh liệt của hình tượng con hổ, của bài thơ.

31 tháng 1 2023

Gợi ý cho em:

Phải chăng chú hổ là đại diện cho người dân VN thời đó hay sao?

4 tháng 3 2021

Tham khảo :

Với búc tranh tứ bình đẹp lộng lẫy đã cho chúng ta thấy đc một cảnh đẹp, hùng vĩ của núi rừng nơi con hổ sing sống trước kia. nhưng nổi bật trong đó vẫn là mội hình ảnh bất hủ của chúa tể sơn lâm< chính là con hổ trong bài thơ > với tư thế lẫm liệt, đường hoàng, và  uy nghi, có chút kiêu hùng. 

31 tháng 12 2016

Với nhân vật con hổ trong vườn thú được miêu tả như một tính cách dữ dội, lớn lao, đầy dằn vặt và khát vọng. Nhớ rừng ít nhiều đã hoà vào cái mạch đã từng đem lại cho thi ca biết bao nhiêu danh tác. Lẽ dĩ nhiên, không ai dám đặt con hổ của bài thơ bên cạnh những tầm cỡ như Prômêíê bị xiềng hay Hamlet hay Người tù xứ Capcadơ. Nhớ rừng mới chỉ là tiếng nói đớn đau của một kẻ đã mất hết niềm tin được tự do, mất hết ước mơ chiến thắng. Con hổ ở đây đã không thể làm được gì hơn là “nằm dài” trong cũi sắt, để “trông ngày tháng dần qua”, và nói về cái thuở oanh liệt vẫy vùng như những tháng ngày không bao giờ trở lại. Cũng không có trong nó cái khát khao tương truyền đã được người anh hùng Nguyễn Hữu cầu diễn tả trong những vần thơ lồng lộng ngợp say:

Bay thẳng cánh, muôn trùng Tiêu, Hán

Phá vòng vây, bạn với kim ô.

Có lẽ sẽ không là khiên cưỡng: nếu nói rằng Nhớ rừng với hình tượng con hổ nằm dài ấy, đã tạo nên tư thế của những con người đã thôi nghĩ đến hành động, những con người mà nhiệt tình làm cách mạng, mà hoài bão muốn góp phần mình vào một sự đổi thay đã không còn