K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn:

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

1. Sơ đồ truyền máu thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu:

2. 

- Nếu một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận nhóm máu A và nhóm máu O.

- Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ xảy ra hiện tượng kết dính làm phá hủy hồng cầu của máu truyền ngay trong lòng mạch máu, đồng thời, có thể gây ra hiện tượng sốc và nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch. Trong đó, hệ mạch gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch; các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín.

- Sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn:

+ Tim hoạt động như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

+ Động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, chất khí, các chất giữa máu và các tế bào; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Sự phối hợp chức năng của mỗi cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp:

- Các cơ quan của đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) giúp dẫn khí ra và vào phổi, đồng thời, giúp ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại từ môi trường.

- Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

→ Nhờ sự phối hợp chức năng của đường dẫn khí và phổi giúp đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Xoang mũi có cấu tạo phù hợp với chức năng làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí:

- Có nhiều lông mũi giúp ngăn cản bụi để làm sạch luồng không khí.

- Có lớp niêm mạc tiết chất nhày giúp cản bụi và vi khuẩn gây hại trong luồng không khí, đồng thời cũng giúp làm ẩm không khí trước khi vào phổi.

- Có lớp mao mạch dày đặc giúp làm ấm không khí trước khi vào phổi.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn:

b) Đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn:

- Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch đồ về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận lại các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm: Xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

- Chức năng của mỗi cơ quan trong hệ hô hấp:

Tên cơ quan

Chức năng

Xoang mũi

Làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí.

Hầu (họng)

Dẫn khí.

Thanh quản

Dẫn khí, phát âm.

Khí quản

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Trao đổi khí.

24 tháng 7 2023

Cấu trúc cơ bản của 1 hệ sinh thái gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh, thành phần hữu sinh

- Thành phần vô sinh: các đặc điểm, yếu tố môi trường sống

- Thành phần hữu sinh: 

+ Sinh vật sản xuất: Các sv có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - tảo, thực vật

+ Sinh vật tiêu thụ: Các sv không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - đông vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp

+ Sinh vật phân giải: Các sv có khả năng phân giải các chất hữu cơ tự nhiên hoặc từ xác sv thành các chất vô cơ đơn giản hơn - vi khuẩn phân giải, nấm, giun đất,...

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Mối quan hệ giữa các sinh vật quan sát được trong hệ sinh thái đồng ruộng: Trong hệ sinh thái đồng ruộng trên, các loài sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Cụ thể, các sinh vật sản xuất (lúa, ngô, khoai, cỏ,…) là thức ăn của các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật (châu chấu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, chuột,…); các sinh vật tiêu thụ ăn thực vật lại trở thành thức ăn của các sinh vật tiêu thụ ăn động vật hoặc ăn tạp (chim sẻ); các sinh vật phân giải (nấm, vi sinh vật, giun đất,…) thực hiện chức năng phân giải xác và chất thải của tất cả các sinh vật thành chất vô cơ trả lại môi trường.