Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khi bắt đầu nấu, bộ phận cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu
khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt làm cho nồi chuyển sang chế độ giữ ấm
Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Khi bắt đầu nấu cơm, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận…………………, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu.
A. nắp nồi
B. sinh nhiệt
C. thân nồi
D. nồi nấu
Câu 2. Bộ phận điều khiển của nồi cơm điện có chức năng gì?
A. Cung cấp nhiệt cho nồi
B. Điều chỉnh áp suất trong nồi
C. Bao kín và giữ nhiệt
D. Bật, tắt và chọn chế độ nấu
Câu 3. Hãy sắp xếp thứ tự nguyên lí làm việc của nồi cơm điện?
A. Nguồn điện à Bộ phận điều khiển à Bộ phận sinh nhiệt à Nồi nấu
B. Nguồn điện à Bộ phận sinh nhiệt à Bộ phận điều khiển à Nồi nấu
C. Nguồn điện à Bộ phận sinh nhiệt à Nồi nấu à Bộ phận điều khiển
D. Nguồn điện à Nồi nấu à Bộ phận điều khiển à Bộ phận sinh nhiệt
Câu 4. Bếp hồng ngoại gồm mấy bộ phận chính?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 5. Mâm nhiệt hồng ngoại của bếp hồng ngoại có chức năng gì ?
A. Dẫn nhiệt
B. Bao kín và bảo vệ các bộ phận bên trong bếp
C. Cung cấp nhiệt cho bếp
D. Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu của bếp
Câu 6. Thân bếp hồng ngoại có chức năng gì?
A. Dẫn nhiệt
B. Bao kín và bảo vệ các bộ phận bên trong bếp
C. Cung cấp nhiệt cho bếp
D. Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu của bếp
- Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu.
- Khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm.
tham khảo :
Bộ điều khiển sẽ cấp nhiệt cho mâm nhiệt, sau đó mâm nhiệt chuyển điện năng thành nhiệt năng. Khi có nhiệt năng, nồi được làm nóng sẽ khiến gạo và nước bên trong được đun sôi và tạo thành cơm. Trong suốt quá trình nấu, vỏ nồi cơm sẽ có vai trò giữ nhiệt độ ổn
1. Cấu tạo
- Nồi cơm điện có các bộ phận chính: Nắp nồi, thân nồi, nồi nấu, bộ phận sinh nhiệt, bộ phận điều khiển.
+ Nắp nồi: có chức năng bao kín và giữ nhiệt. Trên nắp nồi có van thoát hơi giúp điều chỉnh áp suất trong nồi cơm điện
+ Thân nồi: có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi. Mặt trong của thân nồi có dạng hình trụ và là nơi đặt nồi nấu.
+ Nồi nấu: Có dạng hình trụ. Phía trong của nồi nấu thường được phủ lớp chống dính.
+ Bộ phận sinh nhiệt: là mâm nhiệt có dạng hình đĩa, thường đặt ở đáy mặt trong của thân nồi, có vai trò cung cấp nhiệt cho nồi
+ Bộ phận điều khiển: được gắn vào mặt ngoài của thân nồi dùng để bật, tắt, chọn chế độ nấu hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm
2.Nguyên lí làm việc
- Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cung cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu
- Khi cơm cạn, bộ phận điều khiển giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm
Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng được sử dụng để nấu cơm một cách tự động. Cấu tạo của nồi cơm điện bao gồm một thân nồi bằng kim loại hoặc nhựa, một nắp đậy kín, một hệ thống điều khiển nhiệt độ và một bộ phận trộn cơm.
Quy trình nấu cơm bằng nồi cơm điện bao gồm các bước sau:
Rửa cơm và cho vào nồi cơm điện.Thêm nước vào nồi theo tỉ lệ cơm và nước đã quy định.Đóng nắp và bật nồi cơm điện lên.Nồi cơm điện sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ để nấu cơm.Khi cơm đã chín, nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm.Khi cơm trong nồi cơm điện đang sôi, việc mở nắp liên tục để kiểm tra xem cơm đã cạn nước hay chưa sẽ ảnh hưởng đến quá trình nấu cơm. Việc mở nắp sẽ làm giảm nhiệt độ trong nồi và làm gián đoạn quá trình nấu cơm. Điều này có thể làm cho cơm không chín đều hoặc bị cháy. Do đó, để đảm bảo cơm được nấu chín đều và ngon, bạn Lan nên chờ đến khi nồi cơm điện tắt hoàn toàn mới mở nắp để kiểm tra.
Sơ đồ khối
Nguồn điện - > Bộ phận điều khiển - > Bộ phận sinh nhiệt - > Nồi nấu
Nguyên lí :
Khi bắt đầu nấu , bộ phận điều khiển cấp cho bộ phận sinh nhiệt , khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu. Khi ở chế độ hấp cơm , bộ phận điều khiển tăng nhiệt độ cho bộ phận sinh nhiệt nhằm giữ cơm được ấm.