Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo !
Cơ chế phát sinh hội chứng Đao
– Người mắc hội chứng Đao là người có 3 nhiễm sắc thể (NST) 21 trong tế bào.
– Do rối loạn trong giảm phân ở bố hoặc mẹ (thường là ở mẹ), cặp NST 21 không phân lI, dẫn đến hình thành hai loại giao tử: một loại mang 2 NST 21 và một loại không có NST 21 ……..
– Qua thụ tinh, giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo ra hợp tử mang 3 NST 21 (hội chứng Đao)
Sơ đồ
P : 2n.................................x ................................... 2n
GP :........ (n-1)...... (n+1) ............................n
F : 2n - 1 ............................... 2n+1
( bệnh tocno) .........................( bệnh đao)
Nhiễm sắc thể số 21 của người mắc hội chứng down có thêm một bản sao do tế bào không bị phá hủy theo quy luật tự nhiên. Quá trình này được lý giải là 2 phần của nhiễm sắc thể số 21 trong trứng hoặc tinh trùng không thể tách rời khiến cơ thể có thêm một vật liệu di truyền.
- Bệnh nhân Đao qua các dấu hiệu bề ngoài như: bé, lùn, cổ rụt, má phê, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
- Bệnh nhân Tơcnơ qua các dấu hiệu bề ngoài như: bệnh nhân là nữ, dáng lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
- Biện pháp phòng chống:
+ Hạn chế hoạt động gây ô nhiễm môi trường
+ Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con
+ Đấu tranh chống sản xuất, thử vũ khí hạt nhân. vũ khí hóa học
$P:$ $2n$ \(\times\) $2n$
$Gp:$ $(n-1),(n+1)$ $n$
$F:$ $2n-1;2n+1$
- Bệnh đao: $2n+1$
- Tocno: $2n-1$
* Bệnh đao
+ Biểu hiện:
- Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.
- Mặt dẹt, trông ngốc.
- Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
- Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác.
- Miệng trề và luôn luôn há, vòm miệng cao, lưỡi dày thè ra ngoài.
- Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo.
- Thần kinh kém phát triển, si đần cao.
- Cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh.
+ Nguyên nhân
- do rối loạn phân li trong quá trình giảm phân ở 1 bên bố hoặc mẹ làm xuất hiện 3 chiếc NST ở cặp NST số 21
+ Cách nhận biết
- Dựa vào số lượng NST 2n + 1 = 47 NST, cặp NST số 21 có 3 chiếc
- Dựa vào các biểu hiện của bệnh
* Bệnh tocno (OX)
+ Biểu hiện
- Hội chứng Tơnơ chỉ có một nhiễm sắc thể X nên người bị bệnh là con gái.
- Người bệnh không phát triển sinh dục, không có triệu chứng dậy thì, vú không phát triển, không có kinh nguyệt.
- Trí tuệ chậm phát triển, trẻ có kèm theo những dị tật bẩm sinh ở tim, ở thận…
+ Nguyên nhân
- Do rối loạn phân li trong quá trình giảm phân ở 1 bên bố hoặc mẹ tạo ra hợp tử chứa 1 NST giới tính X
+ cách nhận biết
- dựa vào bộ NST 2n - 1 = 45 NST, cặp NST giới tính ở nữ chỉ có 1 NST X
- Dựa vào biểu hiện của người bị bệnh
1.
a,
Ứng dụng của quy luật phân ly trong sản xuất:
- Trên cơ thể sinh vật, thường các tính trạng trội là tốt, còn các tính lặn là các tính xấu có hại. Do đó trong sản xuất, để thu được con lai đồng loạt mang tính trạng có lợi, người ta dùng cặp bố mẹ trong đó ít nhất phải có một cơ thể thuần chủng về tính trạng trội (AA)
Ví dụ : P: AA (trội) x AA (trội)
Gp: A A
F1: AA
Kiểu hình đồng tính trội
Hoặc: P: AA (trội) x aa (lặn)
Gp: A a
F1: Aa
Kiểu hình đồng tính trội
- Ngược lại để tránh con lai xuất hiện tính lặn (xấu) người ta không sử dụng cở thể dị hợp (không thuần chủng) làm giống, vì như vậy con lai sẽ có sự phân tính và có kiểu hình lặn (xấu)
Ví dụ : P Aa (không thuần chủng ) x Aa (không thuần chủng)
Gp: A ,a A, a
F1 1AA ,2Aa,1aa
Kiểu hình có ¼ mang tính trạng lặn (xấu)
b,
- Bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến gen lặn
- Bệnh đao là do đột biến thể dị bội (người có 3 NST thứ 21)
- Bệnh bach tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường
c,
- Loại đột biến có thể xảy ra: đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn và đột biến số lượng NST thể dị bội.
- Cơ chế:
- Mất đoạn NST: do các tác nhân lí, hóa học làm cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi 1 đoạn gen mang D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen b) tạo nên cơ thể có kiểu gen od.
- Thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li trong giảm phân tạo nên giao tử O (n-1). Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội Od.
tại vì do đột biến gen hoặc đột biến NST gây ra nên có thể di truyền qua thế hệ sau
những người bị bênh đao , toc nơ đều k sinh con đc sao di truyền
cơ chế hình thành bệnh đao và bệnh tocno
mình vẽ sơ đồ thôi , còn cơ chế thì trong sách
P : 2n.................................x ................................... 2n
GP :........ (n-1)...... (n+1) ............................n
F : 2n - 1 ............................... 2n+1
( bệnh tocno) .........................( bệnh đao)
Cơ chế phát sinh hội chứng Đao
– Người mắc hội chứng Đao là người có 3 nhiễm sắc thể (NST) 21 trong tế bào.
– Do rối loạn trong giảm phân ở bố hoặc mẹ (thường là ở mẹ), cặp NST 21 không phân li, dẫn đến hình thành hai lo1i giao tử: một loại mang 2 NST 21 và một loại không có NST 21 ……..
– Qua thụ tinh, giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường t1o ra hợp tử mang 3 NST 21 (hội chứng Đao)