K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2021

câu 1:Chiến tranh tàn phá đất nước ta: giặc dốt giặc đói kéo theo giặc ngoại xâm (Năm 1945, hơn hai triệu đồng bào chết đói, 90% dân số nước ta còn mù chữ..). Những hậu quả để lại di chứng đến tận sau này: bệnh nhân chất độc màu da cam, những dư chấn về tâm hồn (ám ảnh về sự chết chóc, nỗi đau mất người thân…).

câu 2:

Lý do phải bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh giữa các nước trên thế giới là bởi chúng ta phải bảo vệ hòa bình để ngăn chặn chiến tranh. Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất.

Ngoài ra, một khi đã có chiến tranh thì những người nông dân phải hy sinh vô tội. Bất kể ai được sinh ra đều có quyền được sống và bảo vệ mạng sống của chính mình. Do vậy, ai cho chiến tranh có quyền cướp đi mạng sống, người thân, của cải vật chất của chúng ta.

tick nha!

Câu 1: Những hoạt động nhằm ngăn chặn, không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là hoạt độngA.Bảo vệ hòa bình        B. Giải quyết xung đột.      C. Đàm phán hòa bình.        D. Bảo vệ nhân dânCâu 2: Ý nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của phẩm chất Chí công vô tư? A. Đem lại lợi ích cho tập thể.B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.C. Đem lại...
Đọc tiếp

Câu 1: Những hoạt động nhằm ngăn chặn, không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là hoạt động

A.Bảo vệ hòa bình        B. Giải quyết xung đột.      C. Đàm phán hòa bình.        D. Bảo vệ nhân dân

Câu 2: Ý nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của phẩm chất Chí công vô tư?

 A. Đem lại lợi ích cho tập thể.

B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

C. Đem lại lợi ích cho cá nhân

D. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

Câu 3: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

A. Tạo cơ hội.          B. Là điều kiện.              C. Là động lực.           D. Là tiền đề.

Câu 4: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

A. B là người không thật thà.                 B. B là người không thẳng thắn.

C. B là người không tự chủ.                     D. B là người không tự tin.

Câu 5: Ngày hữu nghị quốc tế là ngày, tháng nào dưới đây?

A. 31/5.                    B. 31/12.                    C. 30/7.                D. 30/12.

Câu 6: Nhà nước đưa ra các mức thuế thấp đối với một số mặt hàng nhằm mục đích nào dưới đây?

A.Hạn  chế  số lượng  mặt  hàng.                 B . Khuyến  khích sản xuất , kinh  doanh.

C. Khuyến cáo người tiêu dùng.                   D. Hạn  chế  kinh  doanh  mặt  hàng

Câu 7: Ngày Quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch Covid-19 hằng năm do Việt Nam đề xuất với Tổ chức Y tế  Thế Giới (WHO) là ngày, tháng nào dưới đây?

A. 31/12.                  B. 1/12.                      C. 27/12.              D. 22/12.

Câu 8: Công trình nào sau đây là kết quả của sự hợp tác giữa Việt Nam và Ôxtraylia?

A. Cầu Trường Tiền         B. Cầu Mỹ Thuận          C. Cầu Bãi Cháy             D. Cầu Phú Mỹ

Câu 9: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?

A. 15 tuổi.           B. Từ đủ 15 tuổi.           C. 18 tuổi.          D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 10: Đối tượng nào sau đây được kí kết hợp đồng  lao động

A.Đủ 15 tuổi trở lên.                  B. Đủ 14 tuổi trở lên

C.Đủ 13 tuổi trở lên.                  D. Đủ 12 tuổi trở lên

Câu 11: Giáo sư, Tiến sĩ, bác sỹ Lê Thế Trung là người đã tìm ra loại thuốc chữa bệnh gi?

   A. Thuốc chữa khớp                              C. Thuốc chữa đột quỵ

   B. Thuốc chữa bỏng                              D. Thuốc chữa tim mạch

Câu 12: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; ...........; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội.

Từ còn thiếu trong dấu ....... là:

A. tham gia bàn bạc         B. tham gia xây dựng      C. tham gia tổ chức          D. tham gia giám sát

Câu 13. Pháp luật nước ta cấm kết hôn trong trường hợp nào sau đây?

A. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.              B. Người đang làm việc ở nước ngoài.

C. Người bị bệnh HIV/AIDS.                                D. Người không có việc làm.

Câu 14: Anh T kết hôn với chị B được pháp luật công nhận. Trước khi kết hôn, anh T đã đi làm, dành dụm và mua được một ngôi nhà nhỏ mang tên anh T. Ngôi nhà là tài sản:

A. Chung của cả hai vợ chồng.                    B. Riêng của anh T.

C. Của bố mẹ anh T.                                    D. Riêng của chị B.

Câu 15: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây?       

A.Bảo vệ trật tự an ninh xã hội                             B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân

C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội     D. Du lịch khám phá nền văn hóa của nước khác

Câu 16: Ông V làm nghề thủ công mỹ nghệ, ông thường tuyển những trẻ em chưa đủ 15 tuổi, lang thang, cơ nhỡ vào làm việc và trả công đầy đủ. Việc làm của ông V thể hiện ông là người

A. bóc lột sức lao động của trẻ em                      B. lợi dụng trẻ em để trục lợi

C. sống có đạo đức và tuân theo pháp luật          D. vi phạm pháp luật

Câu 17. Anh  B đã có gia đình nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người  phụ nữ khác. Theo em anh B đã vi phạm quy định nào của pháp luật về hôn nhân trong các phương án dưới đây ?

A. Bình đẳng trong hôn nhân.                         B. Tự nguyện trong hôn nhân.

C. Đang có vợ hoặc chồng.                              D. Có họ trong phạm vi 3 đời.

Câu 18: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là

A. trách nhiệm pháp lí                                              B. vi phạm pháp luật.

C. trách nhiệm gia đình                                            D. vi phạm đạo đức.

Câu 19: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm?

A. 5%.               B. 7%.                C. 9%.                 D. Không mất thuế.

Câu 20: Thuế là một phân trong thu nhập mả công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để

A. chỉ vào việc riêng của cá nhân.                        B. chỉ tiêu cho những công việc chung.

C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.            D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.

Câu 21: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Câu 22: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá

A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần                        B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.

C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần                        D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

Câu 23: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ công vụ và nhân thân.                    B. các quy tắc quản lí nhà nước.

C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.         D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 24: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P

A. vi phạm pháp luật dân sự.

B. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ tuổi.

C. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự...

D. không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh.

Câu 25: Khi phát hiện bạn N sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, bạn T định đứng dậy thưa cô giáo thì bị bạn K ngồi cạnh ngăn lại, sau đó N đưa bài của mình cho K chép. Biết vậy, B đã cùng T đứng dậy báo cáo với cô giáo. Những ai trong tình huống trên thực hiện đúng kỉ luật?

A. Bạn N, bạn K.                                        B. Bạn K, bạn T.

C. Bạn T, bạn B.                                         D. Bạn T,  bạn N.

Câu 26: Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng em một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp đó em sẽ

A. Làm bài tập giúp bạn để nhận món quà em thích.

B. Không đồng ý và kể chuyện này với các bạn trong lớp.

C. Làm bài tập giúp bạn vì bạn không tự làm được.

D. Động viên, hướng dẫn để bạn tự làm bài.

Câu 27: Sau khi học xong bài chí công vô tư, Mai cho rằng:" quyền lợi cá nhân sẽ bị ảnh hưởng khi giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung". Lời giải thích nào sau đây đúng nhất, giúp Mai hiểu rõ ý nghĩa của phẩm chất đạo đức này?

A. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cần thiết đối với tất cả mọi người.

B. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ai cũng phải rèn luyện mới có được.

C. Người sống chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.

D. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, trong đó có lợi ích riêng của mỗi người.

Câu 28: Trong đợt kiểm tra Lí ở lớp, Sơn và Dũng ngồi cùng bàn thỏa thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh, Sơn làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm. Ý kiến nào sau đây đúng về hành vi của hai bạn?

A. Vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực.     B. Việc làm đó đem lại sự tiến bộ cho hai bạn.

C. Thể hiện sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.          D. Thể hiện tinh thần hợp tác.

Câu 29: Hoạt động nào không phải là hoạt động thể hiện hoà bình.

A. Đấu tranh chống khủng bố.   B. Thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các dân tộc trên thế giới

C. Mít tinh phản đối chiến tranh.   D. Dùng vũ lực để dẹp yên các cuộc biểu tình.

Câu 30. Tính đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia trên thế giới?

A. 167.                            B. 176.                                       C. 189.                                       D. 198.

Câu 31. Chủ đề của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 là gì?

A. Hợp tác và chủ động thích ứng.                          B. Hợp tác và ứng phó với dịch bệnh.

C. Gắn kết và chủ động thích ứng.                          D. Chủ động và linh hoạt ứng phó.

Câu 32. Trong một buổi học nhóm ôn lại bài chuẩn bị cho thi học kỳ Hà, Hồng, Hoa, Yến tranh luận với nhau về nội dung phần đặt vấn  trong SGK GDCD 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phần đặt vấn đề nói về những truyền thống sau em đồng ý với ý kiến của bạn nào dưới đây?

A.Hoa: Nhân nghĩa và thủy chung.                B.Yến: Yêu nước và tôn sư trọng đạo.

C. Hồng: Hiếu học và cần cù lao động.          D. Hà: Tôn sư trọng đạo và hiếu thảo.

Câu 33:                      “ Quan san muôn dặm một nhà

Bốn phương vô sản đều là anh em” thể hiện điều gì?

A. Bảo vệ hòa bình                        B.Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

C.Hợp tác cùng phát triển              D. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu 34: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.

B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.

C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

Câu 35: Theo quy định cả Bộ luật Lao động, độ tuổi của người lao động từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. 12 tuổi              B. 13 tuổi                  C. 14 tuổi                 D. 15 tuổi

Câu 36: Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau được quy định trong Hiến pháp 2013 ở điều nào dưới đây?

A.Điều 36             B. Điều 37               C.  Điều 38             D.  Điều 39

Câu 37: Câu tục ngữ “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nói về truyền thống tốt đep nào của dân tộc Việt Nam?

    A. Truyền thống tương thân tương ái           B. Truyền thống Tôn sư trọng đạo

    C. Truyền thống yêu nước                            D. Truyền thống  hiếu thảo

Câu 38: Người trong độ tuổi nào sau đây mới đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Đủ 16 tuổi trở lên                                       B. Đủ 18 tuổi trở lên       C. Đủ 20 tuổi trở lên           D. Đủ 21 tuổi trở lên

Câu 39. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hiện nay của Việt Nam là ai?

A. Phạm Bình Minh        B. Bùi Thanh Sơn         C. Trương Hòa Bình             D. Trần Tuấn Anh

Câu 40: Nhà báo người Hung-ga-ri phát minh ra chiếc bút bi vào năm nào

    A.1938                    B.1939                  C. 1940               D.1948

3
23 tháng 6 2021

undefined

23 tháng 6 2021

Câu 21: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

Câu 22: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá                       D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

Câu 23: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.      

Câu 24: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P

A.vi phạm pháp luật dân sự

Câu 25: Khi phát hiện bạn N sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, bạn T định đứng dậy thưa cô giáo thì bị bạn K ngồi cạnh ngăn lại, sau đó N đưa bài của mình cho K chép. Biết vậy, B đã cùng T đứng dậy báo cáo với cô giáo. Những ai trong tình huống trên thực hiện đúng kỉ luật?

C. Bạn T, bạn B.                                       

Câu 26: Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng em một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp đó em sẽ

D. Động viên, hướng dẫn để bạn tự làm bài.

Câu 27: Sau khi học xong bài chí công vô tư, Mai cho rằng:" quyền lợi cá nhân sẽ bị ảnh hưởng khi giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung". Lời giải thích nào sau đây đúng nhất, giúp Mai hiểu rõ ý nghĩa của phẩm chất đạo đức này?

D. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, trong đó có lợi ích riêng của mỗi người.

Câu 28: Trong đợt kiểm tra Lí ở lớp, Sơn và Dũng ngồi cùng bàn thỏa thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh, Sơn làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm. Ý kiến nào sau đây đúng về hành vi của hai bạn?

A. Vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực.   

Câu 29: Hoạt động nào không phải là hoạt động thể hiện hoà bình.

  D. Dùng vũ lực để dẹp yên các cuộc biểu tình.

Câu 30. Tính đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia trên thế giới?

                                C. 189.                                  

Câu 31. Chủ đề của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 là gì?

C. Gắn kết và chủ động thích ứng.                     

Câu 32. Trong một buổi học nhóm ôn lại bài chuẩn bị cho thi học kỳ Hà, Hồng, Hoa, Yến tranh luận với nhau về nội dung phần đặt vấn  trong SGK GDCD 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phần đặt vấn đề nói về những truyền thống sau em đồng ý với ý kiến của bạn nào dưới đây?

 B.Yến: Yêu nước và tôn sư trọng đạo.

Câu 33:“ Quan san muôn dặm một nhà

Bốn phương vô sản đều là anh em” thể hiện điều gì?

  B.Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Câu 34: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống 

C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

Câu 35: Theo quy định cả Bộ luật Lao động, độ tuổi của người lao động từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

           D. 15 tuổi

Câu 36: Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau được quy định trong Hiến pháp 2013 ở điều nào dưới đây?

A.Điều 36         

Câu 37Câu tục ngữ “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nói về truyền thống tốt đep nào của dân tộc Việt Nam?

 C. Truyền thống yêu nước                           

Câu 38: Người trong độ tuổi nào sau đây mới đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

  B. Đủ 18 tuổi trở lên     

Câu 39. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hiện nay của Việt Nam là ai?

    B. Bùi Thanh Sơn     

Câu 40: Nhà báo người Hung-ga-ri phát minh ra chiếc bút bi vào năm nào

    A.1938                    

4 tháng 11 2023

Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

22 tháng 11 2017

Học sinh lên kế hoạch cùng các bạn trong nhóm thực hiện một hoạt động bảo vệ hòa bình: biểu diễn văn nghệ ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình ; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế..

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
23 tháng 12 2020

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia...

- Các quốc gia vẫn xẩy ra chiến tranh và xung đột vũ trang. Việc bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của mọi dân tộc, mọi quốc gia và bản thân mỗi người.

-Như Hồ Chi Minh có nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình" em còn nhỏ vậy nên em có thể bảo vệ hòa bình bằng những điều nhỏ bé nhất. Xây dựng tình cảm hữu nghị thân thiết là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình. Em có thể xây dựng tình cảm hữu nghị giữa các bạn học sinh cùng trang lứa với các quốc gia khác qua các bài viết thư quốc tế, hay thậm chí qua MXH. Ngoài ra em có thể thể hiện Việt Nam là một quốc gia thân thiện, hiếu khách yêu hòa bình với bạn bè trên toàn thế giới. Làm giàu giá trị văn hóa cho Việt Nam, quảng bá Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

25 tháng 12 2020

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia...

- Các quốc gia vẫn xẩy ra chiến tranh và xung đột vũ trang. Việc bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của mọi dân tộc, mọi quốc gia và bản thân mỗi người.

-Như Hồ Chi Minh có nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình" em còn nhỏ vậy nên em có thể bảo vệ hòa bình bằng những điều nhỏ bé nhất. Xây dựng tình cảm hữu nghị thân thiết là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình. Em có thể xây dựng tình cảm hữu nghị giữa các bạn học sinh cùng trang lứa với các quốc gia khác qua các bài viết thư quốc tế, hay thậm chí qua MXH. Ngoài ra em có thể thể hiện Việt Nam là một quốc gia thân thiện, hiếu khách yêu hòa bình với bạn bè trên toàn thế giới. Làm giàu giá trị văn hóa cho Việt Nam, quảng bá Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

22 tháng 10 2023

*Tham khảo:

Câu 1:

- Những việc làm thực hiện dân chủ của một số học sinh có thể bao gồm tham gia vào các hoạt động tổ chức, như làm đại diện lớp, tham gia vào các cuộc họp và thảo luận với giáo viên và các bạn cùng lớp, đề xuất ý kiến và ý tưởng trong quyết định lớp học, và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và xã hội.

- Những việc làm thực hiện tính kỉ luật của một số học sinh có thể bao gồm tuân thủ các quy tắc và quy định của trường, tham gia vào các hoạt động giáo dục và rèn luyện, tuân thủ thời gian học tập và làm bài tập đúng hẹn, và tham gia vào các hoạt động kiểm tra và đánh giá.

Câu 2: Những biểu hiện của học sinh không năng động sáng tạp trong học tập có thể bao gồm:
- Thiếu quan tâm và tham gia ít vào các hoạt động học tập, như không chú ý trong lớp, không tham gia vào các bài thảo luận và hoạt động nhóm, không làm bài tập và bài kiểm tra.
- Thiếu sự tự giác và sự chủ động trong việc học, như không chuẩn bị tốt trước giờ học, không đọc và nghiên cứu thêm về các chủ đề học, không tìm hiểu sâu vấn đề được giảng dạy.
- Thiếu ý thức và trách nhiệm trong việc hoàn thành công việc học tập, như không nộp bài đúng hạn, không hoàn thành bài tập và bài kiểm tra đầy đủ, không tham gia vào các hoạt động nhóm và dự án.
- Thiếu sự tập trung và kiên nhẫn trong quá trình học tập, như dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh, không kiên nhẫn và kiên trì trong việc giải quyết các vấn đề và bài tập khó.
- Thiếu sự tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả trong việc học tập, như không lên kế hoạch và phân chia thời gian hợp lý cho việc học và nghỉ ngơi, không tuân thủ thời gian học tập đã định trước.

3. 

- Hòa bình đem đến cuộc sông ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người, còn chiến tranh sẽ mang lại đau thương, than khóc, đói nghèo, bệnh tật. Trẻ em thất học, gia định ly tan.

- Hiện nay chiến tranh xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới mà là nguy cơ nhiều quốc gia khu vực

22 tháng 10 2021

tham khảo:

Trong muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình. Đó cũng chính là lý do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi - nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ; Malala Yousafzai - cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan; tổng thống Mexico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc… Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. Vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”.