Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm:
A. 11 tỉnh B. 15 tỉnh C. 13 tỉnh D. 14 tỉnh
Câu 2: Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là:
A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
B. chịu tác động rất lớn của biển.
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.
D. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác. B. có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.
C. có số dân đông nhất so với các vùng khác.
D. giáp cả Trung Quốc và Lào.
Câu 4: Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng ?
A. Bắc Kạn. B. Bắc Giang. C. Quảng Ninh. D. Lạng Sơn.
Câu 5: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:
A. Gió mùa, địa hình. B. Núi cao, nhiều sông.
C. Thảm thực vật, gió mùa. D. Vị trí ven biển và đất.
Câu 6: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Đồng B. Sắt C. Đá vôi D. Than đá
Câu 7: Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là:
A. Tày, Nùng, Hoa, Chăm,... B. Thái, Mường, Dao, Mông,…
C. Gia-rai, Cơ-ho, Ê-đê, Mạ,… D. Ê - đê, Dao, Giáy, Lự,…
Câu 8: Đông Bắc là nơi cư chú phổ biến dân tộc:
A. Tày B. Thái C. Kinh D. Mông
Câu 9: Trong số các tỉnh dưới đây, tỉnh nào nằm ở Tây Bắc?
A. Lạng Sơn. B. Quảng Ninh. C. Hoà Bình. D. Phú Thọ.
TỰ LUẬN:
Câu 1:
-
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).
- Với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trung du và miền núi Bắc Bộ không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam.
Câu 2 :
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.
+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương).
+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…
- Tự nhiên:
+ Đất badan màu mỡ, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Địa hình: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.
+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).
+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.
+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.
+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.
- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.
- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.
- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.
phần tự luận là vùng trung du và miền núi bắc bộ nhé! các bạn giúp mình với
Câu 1. Khó khăn về tự nhiên mà Đông Nam Bộ gặp phải là:
A. diện tích đất phèn, mặn lớn. B. hiện tượng cát bay, cát lấn.
C. thường chịu ảnh hưởng của bão. D. trên đất liền ít khoáng sản.
Câu 2. Di tích lịch sử văn hóa nào không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Bến cảng Nhà Rồng B. Địa đạo Củ Chi C. Nhà tù Côn Đảo D. Di tích Mỹ Sơn
Câu 3. Hiện nay, khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong GDP của vùng Đông Nam Bộ là:
A. công nghiệp- xây dựng B. nông nghiệp. C. dịch vụ. D. ngư nghiệp
Câu 8. Đông Nam bộ là vùng phát triển rất năng động, đó là kết quả của
A. khai thác thế mạnh vị trí địa lí. B. khai thác thế mạnh về dân cư, xã hội.
C. khai thác điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và trên biển.
D. khai thác tổng hợp thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên trên đất liền và trên biển cũng như dân cư xã hội.
Câu 9. Thế mạnh kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ là:
A. khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, du lịch biển và dịch vụ khác.
B. khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
C. đánh bắt hải sản. D. giao thông, du lịch biển
Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
Đáp án: A.