K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2020

Các câu ss:

vẻ đẹp của Ba Vì, biển ảo lạ lừng từng mùa, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử gự trên sóng.những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn rạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra  1 chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nam quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như 1 nốt nhạc bay lên bầu trời , ru ngủ muôn đời thần thoại.

Đọc đoạn văn sau: Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ. Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên:

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Thuyết minh

1
27 tháng 11 2019

Đáp án: C

Đọc đoạn văn sau: Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ. Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.

Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của rừng núi Sa Pa buổi sớm mai 

B. Miêu tả vẻ đẹp của những cô sơn nữ ở Sa Pa 

C.Bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc và hương vị của Sa Pa 

D. Kể lại kỉ niệm về một chuyến đi tham quan Sa Pa

1
16 tháng 7 2019

Đáp án: C

Bài 1: Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì sự việc đc nói trong câua,Tảng sáng,vòm trời cao xanh mênh mông.Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên những đỉnh núi phía tây vệt sáng màu lá mạ tươi sáng....Ven rừng rải rác những cây lim...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì sự việc đc nói trong câu

a,Tảng sáng,vòm trời cao xanh mênh mông.Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên những đỉnh núi phía tây vệt sáng màu lá mạ tươi sáng....Ven rừng rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả

b,Có lẽ tiếng việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta đều cao quý là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp

c,Vì truông cho cá bén đăng

Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d,Đánh " xoảng" một cái, cái bát ở mâm Lí Cựu bay thẳng xang mâm của Lí Đương và đánh"chát" một cái,cái chậu ở cây Lí Đương cũng đập luôn cây cột bên cạnh của Lí Cựu

e,Sọ Dừa chăn bò rất giỏi,hàng ngày cậu lăn ra đàn bò sau đồng, tối đến lại lăn sau đần bò về chuồng.Bò con nào con ấy no căng, Phú Ông mừng lắm.Ngày đồng,tôi tớ ra đồng làm cả,Phú Ông có 3 cô con gái thay phiên nahu mang cơm cho Sọ Dừa

g," Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương như vui hẳn lên giữa những bãi biết xanh biếc ở vùng ngoại ô Kim Long,kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc,phía đó,nơi cuối đường,nó đã tìm thấy một chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn trên những vầng trăng non"

 Mk cần gấp nên nhanh giúp mk nhé, thanks nhìu!!!!!!

 

0
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh BÀI LÀM Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi,...
Đọc tiếp

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
BÀI LÀM
Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi, Bác còn lồng ghép tâm hồn mình vào thiên nhiên. Tình cảm yêu thiên của Bác rất cao rộng và rất thơ mộng. Những điều đó đã thể hiện rất rõ qua bài" Cảnh khuya".
Bài thơ " cảnh khuya " được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những bài thơ trữ tình, hiện đại nhưng mang đậm màu sắc cổ điển. Bài thơ là một bức tranh về đêm trăng đẹp nhất mà em từng được biết. Đó là một đóa hoa tuyệt đẹp mà Bác Hồ kính yêu đã kết tạo ra. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn đầu tiên đã diễn ra, tại chiến khu Việt Bắc nơi Bác Hồ lánh nạn và Bác đã sáng tác một chùm thơ về đêm trăng huyền diệu.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
. Đây là bức tranh vẽ một đêm trăng mang đầy vẻ đẹp huyền bí và làm xao động lòng người. Bài thơ được xây dựng nên từ những cảm xúc chân thật trong tâm hồn thi nhân của Bác. Qua bài thơ ta thấy được sự hoà hợp với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái lạc quan ung dung của Bác.
." Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Bài thơ được kết hợp cùng với âm thanh, đường nét, màu sắc đã tạo nên những hình khối vô cùng đa dạng. Bác so sánh tiếng suối như tiếng hát vì đó là một thứ tiếng trong trẻo đầy sức sống gần gũi với con người. Nó còn thể hiện được sự thanh vắng của cảnh rừng khuya. Đó như một bản nhạc thiên nhiên đầy kì diệu. Nguyễn Trải từng viết: "Công sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Tiếng suối ở Côn Sơn mang phong vị văn chương lãng mạng , còn tiếng suối trong cảnh khuya thì mang đậm chất dân dã, giản dị.
."Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nghệ thuật điệp từ " lồng" đã vẽ lên một bức tranh với nhiều tầng bậc: Ánh trăng chan hoà bao phủ khắp mọi nơi, bao phủ lên những cây cổ thụ già xưa, bóng của cây bao phủ lên muôn nghìn loài hoa khác tạo nên một bức tranh vô cùng thơ mộng.Với hình ảnh đó đã làm cho cảnh khuya càng lung linh, huyền ảo.
. Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng được vẽ với những đường nét nên thơ, mĩ lệ. Đằng sau bức tranh này chắc chắn là một con người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng và có những cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ chân chính.
."Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"

Cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh của một danh họa, đẹp lung linh mê hồn, huyền ảo. Giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vị lãnh tụ đã thả tâm hồn mình đi vào bức tranh bởi đêm nay Bác không ngủ được.
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Câu này cho thấy hình ảnh nhà thơ, người chiến sĩ trong con người Bác đang phải lo nghĩ nhiều việc cho toàn bộ dân tộc thân yêu, cho hoà bình của mai sau. Lo về cuộc chiến tranh chống Pháp khốc liệt. Lo cho dân và quân ta phải đổ máu để bảo vệ đất nước thân yêu.
.Trong hoàn cảnh chiến tranh Bác Hồ luôn giữ vững niềm tin về một ngày mai tương sáng, luôn giàu lòng yêu nước cho thấy Bác có phong thái ung dung, tinh thần nghị lực của Bác thật vững vàng.
"Cảnh khuya" là chùm thơ đẹp nhất mà em từng thấy trong thơ văn. Trong đó đã kết từng mảnh ghép cảm xúc dâng trào từ tận đáy lòng của Bác Hồ vào bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này. Bác là ngường công dân yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại không vì khó khăn mà lùi bước. Đó là điều mà mỗi ý trong bài thơ đã thể hiện trên. Và mãi em sẽ không quên được tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên tỏa sáng trong mỗi dòng thơ này.

1
4 tháng 12 2016

Bài văn của bạn rất hay ! Bạn tham khảo thử bài mink nhé !

Bài làm.

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:



Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

 

 

Bạn tự làm hay sao

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

0
Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế đượcviệc đọc sáchb.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cáimàu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.c.Dưới cầu nước chảy...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được
việc đọc sách
b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.
c.Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
e. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

d. Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ

g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu
nổi
h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều
mảnh nhỏ.
i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung
lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những
cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả
k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh
“chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.
Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng
đội, về mẹ, về em.
b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt
tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn
thín như quả bưởi. Cho nó sạch
c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim
Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ
a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong
muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang
b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh
c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm
d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà
Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau

a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang
b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ
huyện

c…họ chạy về phía có đám cháy
d….em làm sai mất bài toán cuối
Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng
theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó?
Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với
việc diễn đạt?
Câu 7: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình
ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 8: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện
như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?
Câu 9: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:
a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử
b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải
thương nhau cùng”
Câu 10: Cho hai đoạn văn sau:
*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao
động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch
Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm
dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và
đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh
phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm
trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của
lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.
*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho
sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình,
chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội
lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý
Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám
phải tìm đến cái chết nghiệt ngã
Câu 11: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:
Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn
giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao
thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột
biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động
nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

1
13 tháng 2 2020

Câu 1: 

a. Để thỏa mãn ... trí tuệ - bổ sung ý nghĩa về mục đích, tác dụng

b. Mùa thu - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

c. Dưới cầu, bên cầu - - bổ sung ý nghĩa về địa điểm, nơi chốn.

d.  Hồi nhỏ, hồi chiến tranh - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

e. Vì chuôm, vì chàng - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

g. Trưa, chiều - bổ sung ý nghĩa về thời gian.

h. Vì muốn mẹ sống thật lâu - bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

i. Tảng sáng - bổ sung ý nghĩa về thời gian

Ven rừng - bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, địa điểm

k. Đánh xoảng một cái - bổ sung ý nghĩa về tính chất.

mình đang cần gấp 2 câu nàyCâu1:hãy tìm trạng ngữ và  chú thich rõ ràng đó là trạng ngữ gì???? trong đoạn văn sauMột ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên,...
Đọc tiếp

mình đang cần gấp 2 câu này

Câu1:hãy tìm trạng ngữ và  chú thich rõ ràng đó là trạng ngữ gì???? trong đoạn văn sau

Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập. 

Mưa ập đến nhanh như thế mà cũng rất mau tạnh. Mưa nhỏ dần, thưa thớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời thoáng đãng, trong lành. Cầu vồng bảy sắc hiện ra lung linh. Cây cối trở nên xanh tươi hơn nhờ được tắm nước mưa thỏa thuê.

Cơn mưa đúng lúc đã đem lại sự sảng khoái, dễ chịu, xua tan đi cái sự mệt mỏi hàng ngày vì oi bức. Đối với mọi người, cơn mưa thật đáng yêu, cần thiết và có ích.Mưa ập đến nhanh như thế mà cũng rất mau tạnh. Mưa nhỏ dần, thưa thớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời thoáng đãng, trong lành. Cầu vồng bảy sắc hiện ra lung linh. Cây cối trở nên xanh tươi hơn nhờ được tắm nước mưa thỏa thuê.

Câu 2 :Viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu ) trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng viết chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong trường hợp ấy ????

0
10 tháng 10 2016

      Sau trận bão,chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi.Mặt tròi nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.Qủa trứng hồng hào ,thăm thẳm và đường bể được đặt lên một chiếc mâm bằng bạc mà đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

Tác dụng:Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.