K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

phút giây rảnh bệnh của t

“Bong bóng” khổng lồ giữa dải Ngân Hà📷 Năm 2010, Kính thiên văn tia gamma Fermi của NASA đã công bố một hình ảnh tuyệt đẹp về hai bong bóng xuất hiện từ trung tâm Ngân Hà Milky Way ở hai bên của mặt phẳng thiên hà. Mỗi khối cầu bong bóng thổi ra từ tâm tới 25.000 năm ánh sáng, bề rộng 11.500 năm ánh sáng, ẩn sau “màn sương” tia gamma choán đầy cả Ngân Hà. Hiện tượng bí ẩn này đã...
Đọc tiếp

“Bong bóng” khổng lồ giữa dải Ngân Hà

📷

Năm 2010, Kính thiên văn tia gamma Fermi của NASA đã công bố một hình ảnh tuyệt đẹp về hai bong bóng xuất hiện từ trung tâm Ngân Hà Milky Way ở hai bên của mặt phẳng thiên hà. Mỗi khối cầu bong bóng thổi ra từ tâm tới 25.000 năm ánh sáng, bề rộng 11.500 năm ánh sáng, ẩn sau “màn sương” tia gamma choán đầy cả Ngân Hà. Hiện tượng bí ẩn này đã khiến cho nhiều người hoài nghi về một sự chuyển biến lớn vũ trụ hoặc nhiều giả thuyết khác.

Tuy nhiên, theo Douglas Finkbeiner, Phó giáo sư tại Harvard – trung tâm Smithsonian về vật lý thiên văn, nói: có 2 khả năng giải thích cho bong bóng bức xạ này. Thứ nhất là từ tâm Ngân Hà. Vùng trung tâm dày đặc các sao nóng nhất, lớn nhất có thể đã có các vụ nổ siêu tân tinh (supernova) gây ra luồng sóng bức xạ trên. Khả năng thứ hai là sự hoạt động mãnh liệt của lỗ đen siêu khối lượng tại tâm Ngân Hà. Thỉnh thoảng vật chất – là khí và bụi liên sao hoặc ngôi sao bất hạnh nào đó vô tình rơi vào quỹ đạo tử thần với lỗ đen – bồi tụ vào đó 4.3 triệu lần khối lượng Mặt Trời. Trong khi phần lớn vật chất rơi vào lỗ đen thì gần 10% bị tung ra ngoài về 2 phía cực do từ trường xung quanh lỗ đen.

Theia

📷

Hơn 4 tỷ năm trước đây, hệ Mặt Trời của chúng ta là một nơi cực kì tồi tệ và đặc biệt nguy hiểm, chứa đầy những hành tinh còn non đang vào thời kì phát triển. Vào thời điểm đó, việc va chạm giữa các hành tinh là hết sức bình thường và chúng chưa thể có quỹ đạo ổn định như bây giờ. Theo các nhà khoa học, mặt trăng của Trái Đất được hình thành từ chính những vụ va chạm như vậy.

Thực chất, mặt trăng là sản phẩm sau một vụ va chạm giữa Trái Đất và một hành tinh to cỡ sao Hỏa có tên là Theia. Người ta cho rằng Theia đã bị kéo vào phía trong hệ Mặt Trời và va chạm với Trái Đất thời nguyên thủy. Tuy chỉ là một vụ va chạm trượt qua nhưng nó cũng khiến Theia bị phá hủy hoàn toàn, lõi của nó đã rơi vào trong lõi Trái Đất nguyên thủy và lớp vỏ của nó và một phần vỏ Trái Đất bị thổi bay ra phía bên ngoài sau đó tập hợp lại với nhau và hình thành lên Mặt Trăng ngày nay. Mặt trăng Charon của sao Diêm Vương cũng được hình thành một cách tương tự như vậy.

Bức tường vĩ đại Sloan – Sloan Great Wall

📷

Bức tường vĩ đại Sloan hay còn gọi là “Vạn lý trường thành” Sloan là một bức tường thiên hà khổng lồ (sợi thiên hà ) và là cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ từng được biết điến, phát hiện được công bố ngày 20/10/2003. Nó bao gồm một chuỗi các dải ngân hà khác nhau trải dài đến hơn 1.4 tỉ năm ánh sáng, xấp xỉ 1/60 vũ trụ dự kiến, và nằm cách Trái Đất khoảng 1 tỉ năm ánh sáng.

Hố đen nhỏ nhất

📷

Tương tự như những cơn bão ở dưới Trái Đất, những hố đen mang một sức mạnh vô cùng đáng sợ và mang dáng dấp của một tử thần trong vũ trụ. Các nhà khoa học đã từng phát hiện ra những hố đen cực kì lớn, gấp hàng tỉ lần khối lượng của Mặt Trời, với những cơn gió có tốc độ lên tới 32 triệu km/h. Tuy nhiên, mới đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hố đen vũ trụ siêu bé, có tên gọi là IGR, với đường kính chỉ gấp khoảng 3 lần Mặt trời của chúng ta. Kỉ lục trước đó thuộc về một hố đen có kích thước gấp chỉ 14 lần Mặt trời. Theo các nhà khoa học, hố đen siêu nhỏ có khả năng là tàn dư của vụ nổ lớn (Big Bang)- được coi là khai sinh ra vũ trụ.

Thiên hà nhỏ nhất

📷

Thiên hà nhỏ nhất mà con người từng phát hiện chỉ có gần 1.000 ngôi sao và phát ra ánh sáng rất mờ nhạt. Thiên hà lùn này có tên gọi là Segue 2 và để so sánh thì dải thiên hà của chúng ta chứa khoảng hàng trăm tỉ ngôi sao và độ sang thì gấp đến 20 tỉ lần.

Trước đây giới thiên văn từng đặt giả thuyết về sự tồn tại của những thiên hà siêu nhỏ như Segue 2. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ tìm thấy một thiên hà như thế. Sự tồn tại của Segue 2 giúp con người hiểu rõ hơn sự hình thành của các thiên hà trong vũ trụ. Nó cũng bổ sung thêm bằng chứng về sự tồn tại của hố đen. Segue 2 chỉ có thể tồn tại nhờ lực hút của vật chất tối, bởi số lượng sao của nó quá thấp.

Hố thiên thạch lớn nhất

📷

Kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về sao Hỏa, đã có rất nhiều những cuộc tranh luận về hình dáng kì lạ của bán cầu Bắc ở hành tinh này, khi mà nó thấp hơn so với bán cầu nam tận 3 dặm. Một giả thiết mới được đặt ra là do những va chạm lớn của hành tinh này với một thiên thể khác cách đây 4 tỉ năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hố thiên thạch lớn nhất trong hệ Mặt Trời, nằm ngay trên lưu vực Borealis ở sao Hỏa. Nó chiếm một phần rất lớn của hành tinh (khoảng 40%) và diện tích lên tới 8.500 km vuông. Hố thiên thạch lớn thứ hai cũng nằm trên sao Hỏa nhưng có kích thước nhỏ hơn 4 lần. Để tạo ra một hố lớn như vậy, các nhà khoa học ước tính thiên thể va chạm với sao Hỏa có thể còn lớn hơn cả sao Diêm Vương.

Hành tinh gần Mặt Trời nhất

📷

Sao Thủy từ lâu đã được coi là hành tinh có vị trí gần với Mặt Trời nhất, tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhều tiểu hành tinh còn gần Mặt trời hơn. Điểm cận nhật là điểm mà gần ngôi sao mẹ nhất trong quỹ đạo và tiểu hành tinh 2000 BD19 được coi là có quỹ đạo nhỏ nhất và có điểm cận nhật là 0.092 AU – gần nhất với Mặt trời.

Chuẩn tinh lâu đời nhất

📷

Về cơ bản, chuẩn tinh là những ngôi sao rất xa và chuẩn tinh gần nhất cũng đã cách chúng ta khoảng từ 1 đến 10 tỉ năm ánh sáng. Chúng có thể nhỏ hơn các thiên hà, tuy nhiên, phát ra một lượng năng lượng lớn hơn nhiều. Việc nghiên cứu những chuẩn tinh cũng cung cấp cho chúng ta khá nhiều những kiến thức về vũ trụ bao la.

Chuẩn tinh ULAS J1120+0641 là một bất ngờ lớn đối với các nhà thiên văn, không phải do độ lớn, mà do tuổi tác của nó. Nó là chuẩn tinh lâu đời nhất được tìm thấy. Nó xuất hiện dưới 800 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. ULAS J1120+0641 được cung cấp năng lượng bởi một lỗ đen khối lượng gấp 2 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Nó cũng là chuẩn tinh xa và sáng nhất được phát hiện từ vũ trụ sơ khai.

“Hồ nước” trên mặt trăng Titan

📷

Titan là vệ tinh, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ và có những đặc điểm khá giống với một hành tinh. Năm 2004, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra những hồ nước cực lớn ở trên hành tinh này từ hình ảnh của tàu do thám gửi về và liệu có thể có sự sống ở đây ? Thực sự thì không thể bởi nước trong hồ này không phải là thứ nước chúng ta vẫn thấy trên Trái Đất mà đó là hỗn hợp lỏng của metan và etan. Các hồ này rộng hàng trăm dặm và lớn nhất là hồ Kraken Mare với kích thước bằng khoảng biển tổng diện tích của biển Caspi và hồ Superior cộng lại. Tuy không phải những gì chúng ta mong đợi nhưng những hình ảnh này mang lại một góc nhìn khá thú vị về những hành tinh khác nhau trong hệ Mặt Trời.

0
KÍNH VIỄN VỌNG BỨC XẠ VÔ TUYẾN LÀ GÌ ? Màu sắc và ánh sáng chỉ là một bộ phận trong nội dung mà chúng ta cần giới thiệu. Ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy chỉ là một bộ phận trong toàn bộ phổ bức xạ, nó xuất hiện ở giữa và có màu sắc cầu vồng. Toàn bộ phổ bức xạ được bắt đầu từ tia gamma có bước sóng ngắn nhất và kéo dài đến sóng điện bức xạ có bước sóng dài...
Đọc tiếp

KÍNH VIỄN VỌNG BỨC XẠ VÔ TUYẾN LÀ GÌ ?

Màu sắc và ánh sáng chỉ là một bộ phận trong nội dung mà chúng ta cần giới thiệu. Ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy chỉ là một bộ phận trong toàn bộ phổ bức xạ, nó xuất hiện ở giữa và có màu sắc cầu vồng. Toàn bộ phổ bức xạ được bắt đầu từ tia gamma có bước sóng ngắn nhất và kéo dài đến sóng điện bức xạ có bước sóng dài nhất. Ánh sáng nhìn thấy được chỉ là một sóng rất hẹp trong đó, còn hầu như các bức xạ đều không nhìn thấy được. Sở dĩ chúng ta nhìn thấy được ánh sáng là do nó đã bị các hạt trong bầu khí quyển phản xạ. Giống như Mặt Trời chụp được chỉ bằng ánh sáng nhìn thấy thì ảnh thu được chỉ là một bộ phận trong trong toàn bộ phận bức xạ của nó. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tìm ra được manh mối. Cơ thể của chúng ta khi gặp tia hồng ngoại thì sẽ cảm thấy nóng rát, còn khi gặp tia tử ngoại sẽ bị rám đen. Kính viễn vọng quang học chỉ thăm dò được ánh sáng nhìn thấy do đó đã thiếu hụt một lượng thông tin lớn. Để có thể nắm bắt được toàn bộ diện mạo của vũ trụ, con người phải tiến hành quan trắc trên các sóng khác. Điều này rất khó. Vũ trụ giống như một đội nhạc đang diễn tấu trong khi con người thì chỉ có thể nghe được một phần âm nhạc rất nhỏ, do đó chúng ta phải có một cơ sở quang phổ hoàn thiện, nó bao gồm tất cả các bức xạ để chúng ta có thể nghe được toàn bộ bản nhạc vũ trụ.

Trong phổ bức xạ thì bước sóng của bức xạ vô tuyến là dài nhất. Kính viễn vọng bức xạ vô tuyến có thể thăm dò được chúng. Kính viễn vọng bức xạ vô tuyến có thể phát hiện được những dạng thiên thể ở cách chúng ta hàng trăm triệu năm ánh sáng đồng thời còn có thể nhìn được về quá khứ rất xa. Điều này có nghĩa là nó có thể nhìn thấy được tận ngoài rìa của vũ trụ và cũng có thể nhìn thấy được cảnh tượng của thời khắc xảy ra vụ nổ. Dùng kính viễn vọng bức xạ vô tuyến con người có thể khám phá được bức xạ của nền vũ trụ, đó là phần nhiệt còn rơi rớt lại trong đám khói của vụ nổ, nhiệt độ rất thấp và có sự dịch chuyển về phía đỏ rất lớn giống như dư âm còn vang trong hành lang.

Tại New Mêhicô (Mỹ), người ta đã cho lắp đặt 27 kính viễn vọng bức xạ vô tuyến tạo nên một hệ thống. Kính viễn vọng mới này có độ nhạy rất cao, các dạng thiên thể trong thực tế đều ở rất xa nên công suất thu nhận được bức xạ của các thiên thể này cũng chỉ có 1/1000W. Trong thực tế, năng lượng mà tất cả các kính viễn vọng trên Trái Đất thu nhận được đều không bằng năng lượng của một bông hoa tuyết. Bất luận là thám trắc bức xạ nền của vũ trụ hay thống kê số lượng thiên thể hoặc tìm kiếm tín hiệu mà người ngoài hành tinh gửi đến thì năng lượng mà các nhà thiên văn học bức xạ vô tuyến xử lý đều rất nhỏ.

Những kính viễn vọng bức xạ vô tuyến này giống như những bông hoa trắng giữa sa mạc của bang New Mêhicô, chúng là những cái bia đánh dấu cho sự thông minh tài trí của loài người. Những sóng điện vô tuyến nhỏ yếu qua thu thập, tích tụ, hội nhập rồi phóng to được biến thành hình ảnh của những tinh vân, những hệ sao và những dạng thiên thể. Nếu như loài người có một đôi mắt có thể nhìn thấy sóng vô tuyến thì đôi mắt ấy phải to hơn cả một ô tô tải. Sóng điện vô tuyến tiết lộ cho chúng ta biết có vô vàn các dạng thiên thể trong vũ trụ và cả hàng loạt các hệ sao đang không ngừng tác động lẫn nhau và không ngừng phát nổ. Mỗi khi chúng ta quan sát vũ trụ trong một bước sóng mới thì chúng ta lại cảm nhận thấy một thế giới mới đang diễn ra. Những tin tức nhỏ nhặt đến từ tận đầu của vũ trụ được tích lũy lại, từ đó lý giải của con người về chúng cũng từng bước thêm sâu hơn; đây chính là sự thăm dò đối với những vật thể của vũ trụ mà mắt không nhìn thấy được.

0
Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa nhiều điều bí mật đang chờ con người khám phá. Và nó đã truyền cảm hứng cho không biết bao những nhà thiên văn học nổi tiếng, dành cả đời cho vùng tối sâu thẳm này. Dưới đây là 10 phát hiện vượt xa tầm tưởng tượng và hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.Hành tinh nhỏ nhất📷 Có lẽ, một trong những câu hỏi mà các nhà thiên văn học vẫn băn khoăn bấy...
Đọc tiếp

Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa nhiều điều bí mật đang chờ con người khám phá. Và nó đã truyền cảm hứng cho không biết bao những nhà thiên văn học nổi tiếng, dành cả đời cho vùng tối sâu thẳm này. Dưới đây là 10 phát hiện vượt xa tầm tưởng tượng và hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Hành tinh nhỏ nhất

📷

Có lẽ, một trong những câu hỏi mà các nhà thiên văn học vẫn băn khoăn bấy lâu nay đó là :”Hành tinh nào là nhỏ nhất bên ngoài hệ Mặt Trời?”. Nhờ vào công nghệ hiện đại, mới đây kính thiên văn Kepler đã trả lời cho chúng ta câu hỏi này. Việc đặt được kính viễn vọng ngay trong không gian đã giúp các nhà thiên văn có thể quan sát được kĩ càng hơn các hành tinh, dù là nhỏ nhất. Và hiện tại, hành tinh nhỏ nhất theo các nhà khoa học cho biết được đặt tên là Kepler 37 –b.

Hành tinh này thậm chí còn bé hơn sao Thủy và chỉ lớn hơn Mặt trăng của chúng ta 200km đường kính. Nó có nhiệt độ bề mặt lên tới hơn 400 độ C và chỉ mất 13 ngày để quay quanh ngôi sao của mình. Mãi đến gần đây, các nhà khoa học mới có thể phát hiện ra một hành tinh nhỏ đến vậy ngoài hệ Mặt Trời. Những hành tinh mà chúng ta phát hiện ra thường có kích thước lớn hơn nhiều so với Trái Đất và thường lớn bằng hoặc hơn sao Mộc. Vì vậy, việc phát hiện ra Kepler 37 –b sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong việc tìm hiểu những bí mật mà vũ trụ còn che giấu.

“Bong bóng” khổng lồ giữa dải Ngân Hà

📷

Năm 2010, Kính thiên văn tia gamma Fermi của NASA đã công bố một hình ảnh tuyệt đẹp về hai bong bóng xuất hiện từ trung tâm Ngân Hà Milky Way ở hai bên của mặt phẳng thiên hà. Mỗi khối cầu bong bóng thổi ra từ tâm tới 25.000 năm ánh sáng, bề rộng 11.500 năm ánh sáng, ẩn sau “màn sương” tia gamma choán đầy cả Ngân Hà. Hiện tượng bí ẩn này đã khiến cho nhiều người hoài nghi về một sự chuyển biến lớn vũ trụ hoặc nhiều giả thuyết khác.

Tuy nhiên, theo Douglas Finkbeiner, Phó giáo sư tại Harvard – trung tâm Smithsonian về vật lý thiên văn, nói: có 2 khả năng giải thích cho bong bóng bức xạ này. Thứ nhất là từ tâm Ngân Hà. Vùng trung tâm dày đặc các sao nóng nhất, lớn nhất có thể đã có các vụ nổ siêu tân tinh (supernova) gây ra luồng sóng bức xạ trên. Khả năng thứ hai là sự hoạt động mãnh liệt của lỗ đen siêu khối lượng tại tâm Ngân Hà. Thỉnh thoảng vật chất – là khí và bụi liên sao hoặc ngôi sao bất hạnh nào đó vô tình rơi vào quỹ đạo tử thần với lỗ đen – bồi tụ vào đó 4.3 triệu lần khối lượng Mặt Trời. Trong khi phần lớn vật chất rơi vào lỗ đen thì gần 10% bị tung ra ngoài về 2 phía cực do từ trường xung quanh lỗ đen.

Theia

📷

Hơn 4 tỷ năm trước đây, hệ Mặt Trời của chúng ta là một nơi cực kì tồi tệ và đặc biệt nguy hiểm, chứa đầy những hành tinh còn non đang vào thời kì phát triển. Vào thời điểm đó, việc va chạm giữa các hành tinh là hết sức bình thường và chúng chưa thể có quỹ đạo ổn định như bây giờ. Theo các nhà khoa học, mặt trăng của Trái Đất được hình thành từ chính những vụ va chạm như vậy.

Thực chất, mặt trăng là sản phẩm sau một vụ va chạm giữa Trái Đất và một hành tinh to cỡ sao Hỏa có tên là Theia. Người ta cho rằng Theia đã bị kéo vào phía trong hệ Mặt Trời và va chạm với Trái Đất thời nguyên thủy. Tuy chỉ là một vụ va chạm trượt qua nhưng nó cũng khiến Theia bị phá hủy hoàn toàn, lõi của nó đã rơi vào trong lõi Trái Đất nguyên thủy và lớp vỏ của nó và một phần vỏ Trái Đất bị thổi bay ra phía bên ngoài sau đó tập hợp lại với nhau và hình thành lên Mặt Trăng ngày nay. Mặt trăng Charon của sao Diêm Vương cũng được hình thành một cách tương tự như vậy.

Bức tường vĩ đại Sloan – Sloan Great Wall

📷

Bức tường vĩ đại Sloan hay còn gọi là “Vạn lý trường thành” Sloan là một bức tường thiên hà khổng lồ (sợi thiên hà ) và là cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ từng được biết điến, phát hiện được công bố ngày 20/10/2003. Nó bao gồm một chuỗi các dải ngân hà khác nhau trải dài đến hơn 1.4 tỉ năm ánh sáng, xấp xỉ 1/60 vũ trụ dự kiến, và nằm cách Trái Đất khoảng 1 tỉ năm ánh sáng.

Hố đen nhỏ nhất

📷

Tương tự như những cơn bão ở dưới Trái Đất, những hố đen mang một sức mạnh vô cùng đáng sợ và mang dáng dấp của một tử thần trong vũ trụ. Các nhà khoa học đã từng phát hiện ra những hố đen cực kì lớn, gấp hàng tỉ lần khối lượng của Mặt Trời, với những cơn gió có tốc độ lên tới 32 triệu km/h. Tuy nhiên, mới đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hố đen vũ trụ siêu bé, có tên gọi là IGR, với đường kính chỉ gấp khoảng 3 lần Mặt trời của chúng ta. Kỉ lục trước đó thuộc về một hố đen có kích thước gấp chỉ 14 lần Mặt trời. Theo các nhà khoa học, hố đen siêu nhỏ có khả năng là tàn dư của vụ nổ lớn (Big Bang)- được coi là khai sinh ra vũ trụ.

Thiên hà nhỏ nhất

📷

Thiên hà nhỏ nhất mà con người từng phát hiện chỉ có gần 1.000 ngôi sao và phát ra ánh sáng rất mờ nhạt. Thiên hà lùn này có tên gọi là Segue 2 và để so sánh thì dải thiên hà của chúng ta chứa khoảng hàng trăm tỉ ngôi sao và độ sang thì gấp đến 20 tỉ lần.

Trước đây giới thiên văn từng đặt giả thuyết về sự tồn tại của những thiên hà siêu nhỏ như Segue 2. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ tìm thấy một thiên hà như thế. Sự tồn tại của Segue 2 giúp con người hiểu rõ hơn sự hình thành của các thiên hà trong vũ trụ. Nó cũng bổ sung thêm bằng chứng về sự tồn tại của hố đen. Segue 2 chỉ có thể tồn tại nhờ lực hút của vật chất tối, bởi số lượng sao của nó quá thấp.

Hố thiên thạch lớn nhất

📷

Kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về sao Hỏa, đã có rất nhiều những cuộc tranh luận về hình dáng kì lạ của bán cầu Bắc ở hành tinh này, khi mà nó thấp hơn so với bán cầu nam tận 3 dặm. Một giả thiết mới được đặt ra là do những va chạm lớn của hành tinh này với một thiên thể khác cách đây 4 tỉ năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hố thiên thạch lớn nhất trong hệ Mặt Trời, nằm ngay trên lưu vực Borealis ở sao Hỏa. Nó chiếm một phần rất lớn của hành tinh (khoảng 40%) và diện tích lên tới 8.500 km vuông. Hố thiên thạch lớn thứ hai cũng nằm trên sao Hỏa nhưng có kích thước nhỏ hơn 4 lần. Để tạo ra một hố lớn như vậy, các nhà khoa học ước tính thiên thể va chạm với sao Hỏa có thể còn lớn hơn cả sao Diêm Vương.

Hành tinh gần Mặt Trời nhất

📷

Sao Thủy từ lâu đã được coi là hành tinh có vị trí gần với Mặt Trời nhất, tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhều tiểu hành tinh còn gần Mặt trời hơn. Điểm cận nhật là điểm mà gần ngôi sao mẹ nhất trong quỹ đạo và tiểu hành tinh 2000 BD19 được coi là có quỹ đạo nhỏ nhất và có điểm cận nhật là 0.092 AU – gần nhất với Mặt trời.

Chuẩn tinh lâu đời nhất

📷

Về cơ bản, chuẩn tinh là những ngôi sao rất xa và chuẩn tinh gần nhất cũng đã cách chúng ta khoảng từ 1 đến 10 tỉ năm ánh sáng. Chúng có thể nhỏ hơn các thiên hà, tuy nhiên, phát ra một lượng năng lượng lớn hơn nhiều. Việc nghiên cứu những chuẩn tinh cũng cung cấp cho chúng ta khá nhiều những kiến thức về vũ trụ bao la.

Chuẩn tinh ULAS J1120+0641 là một bất ngờ lớn đối với các nhà thiên văn, không phải do độ lớn, mà do tuổi tác của nó. Nó là chuẩn tinh lâu đời nhất được tìm thấy. Nó xuất hiện dưới 800 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. ULAS J1120+0641 được cung cấp năng lượng bởi một lỗ đen khối lượng gấp 2 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Nó cũng là chuẩn tinh xa và sáng nhất được phát hiện từ vũ trụ sơ khai.

“Hồ nước” trên mặt trăng Titan

📷

Titan là vệ tinh, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ và có những đặc điểm khá giống với một hành tinh. Năm 2004, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra những hồ nước cực lớn ở trên hành tinh này từ hình ảnh của tàu do thám gửi về và liệu có thể có sự sống ở đây ? Thực sự thì không thể bởi nước trong hồ này không phải là thứ nước chúng ta vẫn thấy trên Trái Đất mà đó là hỗn hợp lỏng của metan và etan. Các hồ này rộng hàng trăm dặm và lớn nhất là hồ Kraken Mare với kích thước bằng khoảng biển tổng diện tích của biển Caspi và hồ Superior cộng lại. Tuy không phải những gì chúng ta mong đợi nhưng những hình ảnh này mang lại một góc nhìn khá thú vị về những hành tinh khác nhau trong hệ Mặt Trời.

0
11 tháng 7 2019

tất nhiên là BTS rùi