Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
ĐEO NHẠC CHO MÈO
(Truyện ngụ ngôn)
I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem trong bài Ếch ngồi đáy giếng).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lúc đầu, sáng kiến "đeo nhạc cho mèo" do ông Cống đưa ra được cả làng chuột đồng thanh ưng thuận nên cuộc họp diễn ra trong không khí rất sôi nổi. Nhưng khi bàn đến việc cử người thực hiện cái sáng kiến "tuyệt diệu" ấy thì ngược lại, ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lí do để trốn việc và đùn đẩy cái việc chết người ấy cho kẻ khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chuột Chù. Rốt cuộc chuột Chù, vì không chối vào đâu được nữa mà cũng không biết đẩy cho ai, nên đành phải nhận.
2. Sự đối lập giữa hai cảnh tượng ấy chứng tỏ làng chuột đa phần là những kẻ "khi vui thì vỗ tay vào", chỉ biết nói suông, khi cần bàn đến việc cụ thể, liên quan đến tính mạng của cá nhân thì "cháy nhà mới ra mặt chuột", từ ông Cống đến anh Nhắt, lộ nguyên hình là những kẻ chỉ biết chỉ tay sai khiến, đùn đẩy công việc cho người khác.
3*. Có thể nói: việc tả các loại chuột trong truyện rất sinh động, hóm hỉnh, vừa diễn tả được không khí chung của họ hàng nhà chuột vừa thể hiện được tính cách sắc nét của từng nhân vật. Mỗi nhân vật trong truyện lại tương ứng với một loại người trong làng:
- Ông Cống "rung rinh béo tốt" là bậc bề trên, có chút chữ nghĩa, kẻ cả, cậy thế cậy quyền, chỉ đòi "ăn trên ngồi trốc".
- Anh Nhắt láu lỉnh, khôn ngoan, khéo trốn tránh công việc tương ứng với loại chức sắc "dở ông dở thằng".
- Anh Chù thật thà, chất phác thuộc hàng ngũ những người "thấp cổ bé họng", thường bị bọn chức sắc bắt nạt.
4*. Trong cuộc họp của làng chuột (và cũng là của làng xã trước đây), người có quyền xướng việc và sai khiến người khác là những vị có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm là những vị chức sắc dở dở ương ươngnhư anh Nhắt. Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, những kế hoạch nhiều khi rất viển vông do các vị chức sắc xướng lên.
5. Câu chuyện nêu lên những bài học ở đời: Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù tốt đến mấy nhưng không thể thực hiện được trong thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, sáng kiến viển vông, không có giá trị. Thứ hai, người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu chỉ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, bắt một ai đó phải nhận thì dù kế hoạch có tính thực tiễn cũng chưa chắc đã thực hiện được. Thứ ba, một hội đồng toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác chỉ có thể là hội đồng chuột, rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi.
Cả làng chuột họp nhau lại. Ông Cống có sáng kiến đeo nhạc vào cổ mèo để mèo đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho cách đó rất hay nhưng khi cử người làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù rón rén đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến Chù vội vứt nhạc chạy về báo làng. Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Bởi thế nên đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.
2. Lời kể:
Trong truyện có nhiều câu đối thoại của các nhân vật, mỗi nhân vật lại có những đặc điểm khác nhau - do đó, khi kể cần thể hiện được sự khác nhau sinh động đó:
- Giọng ông Cống: kẻ cả, trịch thượng (chậm rãi).
- Giọng anh Nhắt: láu lỉnh, khôn ngoan (liến láu).
- Giọng anh Chù: cam chịu (ề à, chậm chạp).
Khi thuật lại chi tiết anh Chù đến đeo nhạc cho mèo, bị mèo doạ bỏ cả nhạc chạy cần kể bằng giọng hài hước, mỉa mai.
3. Phân tích, đánh giá tính cách chuột Cống.
Trong làng chuột, chuột Cống được xếp vào bậc trưởng thượng, ngồi ngất ngưởng chiếu trên. Vì thế mà chương trình nghị sự bàn chuyện đeo nhạc cho mèo do ông Cống khởi xướng và trình bày. Họ hàng nhà chuột cứ nghĩ đó là một cao kiến có thể cứu cả dòng tộc khỏi cái nỗi sợ hãi tồn tại bấy lâu nay. Nhưng thật không ngờ, đến ngày phân công người đi đeo nhạc cho mèo, ông Cống mới lộ rõ bộ mặt nhút nhát của mình. Cống tự cho mình là bậc trưởng thượng trong làng nên cái việc nhỏ nhoi kia chẳng xứng chút nào với cái danh hiệu cao quý mà ta đây hiện có (một cách trốn tránh trách nhiệm rất gian ngoan của những kẻ có quyền thế). Thế là cuối cùng, trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai của những kẻ cùng đinh.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy chuột Cống là kẻ thích huyênh hoang nhưng lại là một tên nhút nhát. Chuột Cống đại diện cho những kẻ chức sắc trong làng xã ngày xưa (gian ngoan và xảo trá).
I. Tóm tắt
Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi.
Cả làng chuột họp nhau lại. Ông Cống có sáng kiến đeo nhạc vào cổ mèo để mèo đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho cách đó rất hay nhưng khi cử người làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù rón rén đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến Chù vội vứt nhạc chạy về báo làng. Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Bởi thế nên đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Làng Chuột họp để đối phó với Mèo. Chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho Mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc loài chuột tránh được tai họa. Nhưng khi thực hiện, ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lí do để trốn việc và đùn đẩy cái việc chết người ấy cho kẻ khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chuột Chù. Rốt cuộc chuột Chù, vì là đấy tớ làng nên phải nhận. Mèo không thèm ăn nhưng cũng giơ nanh vuốt. Chuột Chù chạy về báo Mèo đến. Cả làng bỏ chạy.
Câu 2:
Sự đối lập giữa hai cảnh tượng ấy chứng tỏ làng chuột đa phần là những kẻ "khi vui thì vỗ tay vào", chỉ biết nói suông, khi cần bàn đến việc cụ thể, liên quan đến tính mạng của cá nhân thì "cháy nhà mới ra mặt chuột", từ ông Cống đến anh Nhắt, lộ nguyên hình là những kẻ chỉ biết chỉ tay sai khiến, đùn đẩy công việc cho người khác.
Câu 3: Mỗi nhân vật trong truyện lại tương ứng với một loại người trong làng:
-
Ông Cống "rung rinh béo tốt" là bậc bề trên, có chút chữ nghĩa, kẻ cả, cậy thế cậy quyền, chỉ đòi "ăn trên ngồi trốc".
-
Anh Nhắt láu lỉnh, khôn ngoan, khéo trốn tránh công việc tương ứng với loại chức sắc "dở ông dở thằng".
-
Anh Chù thật thà, chất phác thuộc hàng ngũ những người "thấp cổ bé họng", thường bị bọn chức sắc bắt nạt.
Câu 4:
Trong cuộc họp của làng chuột (và cũng là của làng xã trước đây), người có quyền xướng việc và sai khiến người khác là những vị có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm là những vị chức sắc dở dở ương ương như anh Nhắt. Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, những kế hoạch nhiều khi rất viển vông do các vị chức sắc xướng lên.
Câu 5:
Câu chuyện nêu lên những bài học ở đời: Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù tốt đến mấy nhưng không thể thực hiện được trong thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, sáng kiến viển vông, không có giá trị. Thứ hai, người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu chỉ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, bắt một ai đó phải nhận thì dù kế hoạch có tính thực tiễn cũng chưa chắc đã thực hiện được. Thứ ba, một hội đồng toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác chỉ có thể là hội đồng chuột, rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế.
III. Luyện tập
Phân tích, đánh giá tính cách chuột Cống trong truyện Đeo nhạc cho mèo.
Trong làng chuột, chuột Cống được xếp vào bậc trưởng thượng, ngồi ngất ngưởng chiếu trên. Vì thế mà chương trình nghị sự bàn chuyện đeo nhạc cho mèo do ông Cống khởi xướng và trình bày. Họ hàng nhà chuột cứ nghĩ đó là một cao kiến có thể cứu cả dòng tộc khỏi cái nỗi sợ hãi tồn tại bấy lâu nay. Nhưng thật không ngờ, đến ngày phân công người đi đeo nhạc cho mèo, ông Cống mới lộ rõ bộ mặt nhút nhát của mình. Cống tự cho mình là bậc trưởng thượng trong làng nên cái việc nhỏ nhoi kia chẳng xứng chút nào với cái danh hiệu cao quý mà ta đây hiện có (một cách trốn tránh trách nhiệm rất gian ngoan của những kẻ có quyền thế). Thế là cuối cùng, trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai của những kẻ cùng đinh.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy chuột Cống là kẻ thích huyênh hoang nhưng lại là một tên nhút nhát. Chuột Cống đại diện cho những kẻ chức sắc trong làng xã ngày xưa (gian ngoan và xảo trá).
Truyện khuyên nhủ con người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó.
Truyện còn cảnh tỉnh chúng ta phải cẩn thận, tỉnh táo trước những ý tưởng viển vông, đừng biến thành kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người khác, đặc biệt là những người yếu thế hơn mình.
Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu
trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.
Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.
2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.
3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:
- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.
- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
2. Lời kể:
Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:
- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;
- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.
Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.
3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.
- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.
- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.
- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.
Cảnh họp làng chuột lúc đầu | Lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” |
---|---|
Đông đủ |
|
Cả làng dẩu mõm, quật đuôi, đồng thanh ưng thuận |
Im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe |
Cả làng ai nấy lao xao, hớn hở |
Đùn đẩy trách nhiệm cho nhau |
- Ý nghĩa của các chi tiết đối lập nhau: Khắc họa được sự ham sống sợ chết, hèn nhát, ích kỉ của làng chuột
Câu 1:
Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.
Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:
- Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.
Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.
- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.
- Sự bội bạc cũng tăng lên.
+ Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.
+ Lần hai mụ mắng chồng to hơn.
+ Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.
+ Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.
+ Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.
- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.
Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.
Câu 5:
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.
Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.
- Đoạn 1 (Từ đầu ... trên ông Đồ): Cảnh họp làng chuột.
- Đoạn 2 (tiếp ... nói lôi thôi gì nữa): diễn biến cuộc họp.
- Đoạn 3 (còn lại): thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành.
Soạn bài đeo nhạc cho mèo (Truyện ngụ ngôn)
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Làng Chuột họp để đối phó với Mèo. Chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho Mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc loài chuột tránh được tai họa. Khi kiếm được nhạc thì Chuột Cống, Chuột Nhắt đều bị từ chối làm cái công việc tâm thường ấy vì họ có địa vị. Chúng bắt Chuột Chù là đầy tớ làng phải làm. Chuột Chù sợ cũng phải đi. Mèo không thèm ăn nhưng cũng giơ nanh vuốt. Chuột Chù chạy về báo Mèo đến. Cả làng bỏ chạy.
Câu 2. Cuộc họp bày ra việc đeo nhạc cho Mèo, ai cũng cho là có lí và gật đầu ưng thuận. - Lúc cử người thì ai cũng thoái thác với lí do địa vị xã hội. Làng chuột đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và không thực hiện được « nghị quyết ». - Ý nghĩa : nói thì dễ, làm thì khó.
Câu 3 & 4. Các loài chuột trong làng chuột ám chỉ thứ bậc giàu, nghèo, cao thấp trong xã họi con người dưới chế độ cũ. - Chuột Cống, Chuột Nhắt là những kẻ « chiếu trên » có quyền chi phối làng chuột nên cử chỉ phán truyền có quyền từ chối việc làng. - Chuột Chù là đầy tớ, cùng đinh nhất làng nên bắt buộc phải làm những công việc nguy hiểm.
Câu 5. Nhận thức ra vấn đề dễ hơn là thực hiện vấn đề đó. Xem trên phần Ghi nhớ SGK trang 108.
Truyện có nguồn gốc là của người Ê- dốp (người Hi Lạp, thế kỉ VII tr.CN). Tác giả Nguyễn Văn Ngọc dựa vào đó để phóng tác, mở rộng thêm ngụ ý cho câu truyện
Câu 1:
Làng Chuột họp để đối phó với Mèo. Chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho Mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc loài chuột tránh được tai họa. Nhưng khi thực hiện, ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lí do để trốn việc và đùn đẩy cái việc chết người ấy cho kẻ khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chuột Chù. Rốt cuộc chuột Chù, vì là đấy tớ làng nên phải nhận. Mèo không thèm ăn nhưng cũng giơ nanh vuốt. Chuột Chù chạy về báo Mèo đến. Cả làng bỏ chạy.
Câu 2:
Sự đối lập giữa hai cảnh tượng ấy chứng tỏ làng chuột đa phần là những kẻ "khi vui thì vỗ tay vào", chỉ biết nói suông, khi cần bàn đến việc cụ thể, liên quan đến tính mạng của cá nhân thì "cháy nhà mới ra mặt chuột", từ ông Cống đến anh Nhắt, lộ nguyên hình là những kẻ chỉ biết chỉ tay sai khiến, đùn đẩy công việc cho người khác.
Câu 3: Mỗi nhân vật trong truyện lại tương ứng với một loại người trong làng:
Ông Cống "rung rinh béo tốt" là bậc bề trên, có chút chữ nghĩa, kẻ cả, cậy thế cậy quyền, chỉ đòi "ăn trên ngồi trốc".
Anh Nhắt láu lỉnh, khôn ngoan, khéo trốn tránh công việc tương ứng với loại chức sắc "dở ông dở thằng".
Anh Chù thật thà, chất phác thuộc hàng ngũ những người "thấp cổ bé họng", thường bị bọn chức sắc bắt nạt.
Câu 4:
Trong cuộc họp của làng chuột (và cũng là của làng xã trước đây), người có quyền xướng việc và sai khiến người khác là những vị có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm là những vị chức sắc dở dở ương ương như anh Nhắt. Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, những kế hoạch nhiều khi rất viển vông do các vị chức sắc xướng lên.
Câu 5:
Câu chuyện nêu lên những bài học ở đời: Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù tốt đến mấy nhưng không thể thực hiện được trong thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, sáng kiến viển vông, không có giá trị. Thứ hai, người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu chỉ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, bắt một ai đó phải nhận thì dù kế hoạch có tính thực tiễn cũng chưa chắc đã thực hiện được. Thứ ba, một hội đồng toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác chỉ có thể là hội đồng chuột, rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế.
Bài đấy trong chương trình giảm tải nên k pải hok bn ạ