Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người miền Tây là:
+ Chợ nổi là một nét văn hóa không thể thiếu với cuộc sống của người dân vùng sông nước.
+ Chợ nổi giúp cho việc giao thương buôn bán của những người dân nơi đây thuận lợi và sầm uất hơn.
+ Chợ nổi còn giúp thu hút khách du lịch đến với nơi đây.
Sau khi đọc văn bản trên, em thấy rằng chợ nổi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân miền Tây. Bởi đấy là một trong những hoạt động giao thương buôn bán quan trọng, giúp người dân cải thiện đời sống và là một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân nơi đây.
1. Mở bài : “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đang ngày càng được phát huy rực rỡ.
2. Thân bài :
- Giải thích các khái niệm : “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của học trò đối với thầy ; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lí → “tôn sư trọng đạo” là...
- Phân tích, chứng minh :
+ Vai trò của người thầy với sự thành công của người trò : Không thầy đố mày làm nên, người thầy là người dạy ta kiến thức, dạy ta đạo đức, lễ nghĩa... → Chúng ta cần phải biết ơn và trân trọng công lao dạy dỗ của người thầy.
+ Chúng ta luôn tự hào với truyền thống, với phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy.
+ “Tôn sư trọng đạo” là biểu hiện của ý thức coi trọng học hành, coi trọng đạo lí làm người.
+(Kết hợp đưa ra dẫn chứng)
- Truyền thống “tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào hiện nay :
+ Hoàn cảnh, điều kiện sống có nhiều thay đổi : điều kiện học tập tốt hơn, đời sống vật chất tinh thần giàu mạnh hơn, giáo dục cũng được coi trọng.
+ Nhà nước ta vẫn luôn cố gắng phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy bằng hành động, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là một ngày ý nghĩa để mỗi người nhớ và trân trọng công lao người thầy.
+ Tuy nhiên, có những học trò đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng chưa thực sự ý thức được vấn đề cần phải tôn kính, trân trọng giá trị cao đẹp của người thầy, giá trị của những bài giảng nhiệt huyết.
+ Làm thế nào để phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” : Lòng tôn kính thầy, coi trọng đạo lí phải xuất phát từ cái tâm trong lòng.
3. Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của câu nói và bài học bản thân.
- Giải thích ý nghĩa của câu nói: "Tôn sư trọng đạo"
+ Thế nào là "Tôn sư"?
+ "Đạo" có nghĩa là gì?
+ Thế nào là "Tôn sư trọng đạo"
- Phân tích và chứng minh: "Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
+ Kính trọng và đề cao vai trò của người thầy.
+ Coi trọng việc học hành.
+ Coi trọng đạo lí làm người, đề cao nhân nghĩa ...
- Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay:
+ Hoàn cảnh, điều kiện sống có những gì thay đổi?
+ Những gì được tiếp tục phát huy? Những gì có sự bổ sung, phát triển? Những hiện tượng nào cần lên án?
- Cần phải làm thế nào để phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo" trong một thời đại mới?
Trong thời đại mới, việc "Tôn sư trọng đạo" cần phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và dân chủ. Tôn sư trọng đạo không phải chỉ là một việc làm mang ý nghĩa hình thức. Nó phải xuất phát từ sự tôn kính thực sự của mỗi cá nhân.
- Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của câu nói.
– Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo: Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt. Điều này thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả.
– Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
b1:
Sự cương trực của chàng được thể hiện rõ ràng qua cuộc đối thoại với hồn ma Bách hộ họ Thôi, qua cuộc đối chất ở Minh ti,... Sau khi đốt đền, Tử Văn bị hồn ma làm cho sốt rét. Sau đó khi gặp thì hồn ma mắng mó, đe dọa và quyết kiện chàng tại Phong đô. Trái ngược với sự tức giận của hồn ma, Tử Văn vẫn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Với bản tính rất kiên cường, chàng không sợ những lời đe dọa, chàng luôn tự tin vào việc mình làm là chính nghĩa. Bởi vậy, trong cuộc gặp gỡ với Thổ công, khi Thổ công nói sẽ giúp đỡ, cung cấp sự thật, chứng cớ thì Tử Văn càng quyết tâm làm việc nghĩa tới cùng.
b2:
Tử Văn bị bắt xuống Minh ti rùng rợn với những tên quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác, nhưng Tử Văn không hề sợ ma quỷ. Khi bị Diêm Vương buộc tội, Tử Văn kêu oán, sau đó chàng vạch mặt tên bại tướng bằng lời lẽ cứng cỏi: "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế, tôi xin chịu thêm tội nói càn". Trải qua một cuộc xung đột đầy đối chất, cuối cùng lòng nghĩa khí của Tử Văn đã thắng lợi vẻ vang. Qua cuộc đối chất ở âm phủ, Ngô Tử Văn hiện lên là một người ngay thẳng, là người tiêu biểu cho kẻ sĩ nước Nam: cương trực, dám đấu tranh vì lẽ phải tới cùng.
b3: Ở 2 chi tiết rõ ràng nhất là:
- Diễn biến:
+ Chặng 1: Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương
> Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn
>Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.
+ Chặng 2:
> Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.
> Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực.
>Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực -> xử cho Tử Văn thắng kiện. - > Kết quả: Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.