Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nên cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc nhiều với ánh nắng buổi sớm vì ánh nắng buổi sớm giúp cho tiền vitamin D thành vitamin D. Tác dụng là tăng hồng cầu, bạch cầu, trao đổi chất, tăng phản ứng miễn dịch, làm thần kinh hưng phấn, tăng cường phản ứng thể dịch của cơ thể làm cho con vật linh hoạt, khỏe mạnh và ánh nắng sớm không có những phần gây hại cho vật nuôi con như tia uv, tia tử ngoại,...
Nhằm đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng đông, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh. Lương thực thiếu hụt nên phải mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên. Làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Đất trồng được tận dụng để sản xuất nông phẩm nhưng lại không được chăm bón đầy đủ nên ngày càng bạc màu. Việc tăng cường khai thác và xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng đã làm nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các đô thị mới,... đang làm thu hẹp diện tích đất trồng.
Bùng nổ dân số cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường của đới nóng. Điều kiện sống thấp ở vùng nông thôn hay trong những khu nhà ổ chuột ờ thành phố là những tác nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. Hơn 700 triệu người dân đới nóng không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh là do thiếu nước sạch. Việc khai thác tài nguyên quá mức để phục vụ cho số dân đông cũng làm môi trường bị tàn phá.
Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
Học tốt!!!
- Tài nguyên cạn kiệt , suy gảm do nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng tăng.
- Đất trồng bị thoái hóa, bạc màu do không đượ chăm bón đầy đủ.
- Môi trường ô nhiễm, các cơ sở y tế, giáo dục , vui chơi, giải trí không đáp ứng được yêu cầu.
- Việc mở rộng các khu công nghiệp, các đô thị mới làm diện tích đất trồng thu hẹp.
- Chất lượng cuộc sống của người dân thấp, khó đáp ứng nhu cầu ăn, ở, học hành,...
- Biện pháp : giảm tỉ lệ gia tăng dân số , phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của nhân dân.
# K MK NHA#
Ngay từ thế kỷ thứ 19, nhà kinh tế học người Anh Thomas Malthus đã cảnh báo rằng sự gia tăng dân số không kiểm soát sẽ làm mất khả năng cung cấp đủ lương thực của Trái đất cho con người. Mặc dù luận thuyết của ông đã bị phê phán rằng quá đơn giản và mới chỉ xem xét quan hệ dân số – biến động tài nguyên, song nó cũng đã phần nào xác nhận thực tế về hậu quả cũng như hiểm họa môi trường của gia tăng dân số.
Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề lên toàn bộ các môi trường đất, không khí và nước trên toàn cầu vì mỗi một thành phần môi trường này lại có liên quan chặt chẽ đến thành phần khác. Và mỗi một cá thể, một con người khi sử dụng tài nguyên lại góp phần vào sự ô nhiễm môi trường. Trong khi mức độ sử dụng tài nguyên và lượng chất thải sinh ra từ mỗi con người, mỗi khu vực là không giống nhau, thì một thực tế rõ ràng là đất, nước và không khí là vô cùng cần thiết cho sự sinh tồn của loài người.
Đối với sự tiêu thụ tài nguyên, có hai tính chất chung cơ bản cần được nhấn mạnh. Thứ nhất là mọi người đều cần thức ăn, do đó cần phải có đất để canh tác nông nghiệp, chăn nuôi cũng như để sản xuất ra lương thực thực phẩm. Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 1,5 tỷ hecta đất đang được canh tác trên tổng số khoảng từ 2 đến 4 tỷ hecta được cho là đất có thể canh tác. Hình 2.7. cho ta thấy nhu cầu đất đai trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của dân số đang gia tăng, và rằng số hecta đất cần để thỏa mãn nhu cầu lương thực của các phương án dân số dự báo với giả thiết rằng năng suất lương thực trên đầu người là không đổi. Mặc dù trải qua lịch sử đã có sự tăng thêm của diện tích đất có tiềm năng canh tác, song sự gia tăng quá nhanh của dân số toàn cầu đã không làm tình hình khả quan hơn. Diện tích đất cần cho sản xuất lương thực trên toàn cầu hiện nay đã rất gần với giới hạn dưới của diện tích đất có tiềm năng canh tác dự tính (Meadows et al., 1992).
Tài nguyên nước là tính chất chung thứ hai có liên quan chặt chẽ đến mối quan hệ giữa qui mô dân số và việc sử dụng tài nguyên. Nước là thành phần trung tâm của chu trình sinh thái mà nhân loại phụ thuộc vào và nước được chúng ta sử dụng vào rất nhiều mục đích thiết yếu như cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất năng lượng. Có lẽ nước chính là nguồn tài nguyên giới hạn của sự phát triển bền vững. Nước là tài nguyên không thay thế và sự cân bằng giữa nhu cầu nước của nhân loại với trữ lượng nước đã đến mức báo động. Chỉ có 2,5% lượng nước trên trái đất là nước ngọt – loại nước thiết yếu cho mọi loại hình sử dụng nước của con người – và chỉ có 0,5% là nước mặt và nước ngầm có thể khai thác sử dụng.
Trong khi đó, dân số toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong vòng hơn 70 năm qua và mức nước sử dụng đã tăng gấp sáu lần do sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp có tưới. Trong một vài năm gần đây, tổng lượng nước sử dụng đã tăng cùng nhịp độ với mức gia tăng dân số (UNFPA, 2001). Để thỏa mãn nhu cầu về nước của 77 triệu con người tăng thêm mỗi năm người ta dự tính cần phải có một lượng nước cõ bằng dòng sông Rhine. Song trữ lượng nước ngọt lại không hề tăng thêm.
Tóm lại, việc nhân loại sử dụng tài nguyên thiên nhiên là không có gì mới mẻ. Điểm mới ở đây là nhu cầu về mức sử dụng tài nguyên của một lượng dân số toàn cầu lớn chưa từng thấy sẽ còn tiếp tục tăng lên đáng kể hàng năm.
Gia tăng dân số không chỉ có liên quan đến mức tiêu thụ tài nguyên mà còn liên quan đến sự ô nhiễm môi trường gây ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Môi trường đất, nước, không khí, tất cả đều có vai trò như những bể chứa chất ô nhiễm. Do các qui trình công nghiệp rất phức tạp nên khó có thể xác định chính xác mối quan hệ giữa qui mô dân số và sự ô nhiễm. Một số nhà nghiên cứu đã ước tính được tác động của qui mô dân số đến một loại ô nhiễm ở một số vùng nhất định. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản mối quan hệ giữa dân số và ô nhiễm môi trường như sau: ví dụ, xét về ô nhiễm không khí, nhiều người hơn tức là sẽ có nhiều nhu cầu hơn đối với các hàng hóa được sản xuất tại các nhà máy, khu công nghiệp mà đây là những nơi tạo ra nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Đương nhiên, các mối quan hệ sâu xa hơn thì không đơn giản như vậy – khí hậu, chính sách kiểm soát ô nhiễm và công nghệ sản xuất, tất cả sẽ phối hợp với nhau để xác định chất lượng không khí.
Trong những năm gần đây, sự nóng lên toàn cầu hay biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề môi trường nóng bỏng. Các nhà khoa học đã nói nhiều đến tác hại lớn lao của những hiện tượng trên như thiên tai hạn hán, lũ lụt, dâng mực nước biển hay sự gia tăng bệnh ung thư da, các bệnh truyền nhiễm v.v… Theo các nhà khoa học, chính các khí thải từ những hoạt động phát triển của con người đã làm mỏng dần và thậm chí làm thủng tầng ôzôn, từ đó gây nên sự nóng lên hay biến đổi khí hậu toàn cầu. Như vậy, sẽ có mối tương quan chặt chẽ giữa các khí thải gây biến đổi khí hậu với số lượng dân số, mức tiêu dùng và trình độ công nghệ. Hình 2.8 thể hiện mối tương quan giữa dân số và sự phát thải khí cácbonmic (CO2) – một trong số các loại khí có thể phá hủy tầng ôzôn, trong đó cho thấy sự phát thải khí CO2 có thể được giảm đáng kể nếu sử dụng các công nghệ dùng nguồn năng lượng có hàm lượng cácbon thấp
trl:
https://loigiaihay.com/trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-cau-tuc-ngu-thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than-c35a21568.html
bạn vào link và tham khảo
học tốt
Tình cảm ấy được vun đắp và phát triển qua từ ngàn đời nay mà chủ yếu là mối quan hệ tình cảm giữa gia đình, thầy cô, bè bạn, người thân, …Khi tiếp xúc với nhau, con người đều có những thể hiện những tình cảm sắc thái riêng biệt như tình cảm yêu thương giữa cha mẹ dành cho con cái và ngược lại, sự đùm bọc yêu thương của anh em, sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, sự gắn bó yêu thương quý mến của bạn bè, sự giúp đỡ của con người với con người, sự yêu thương hoà hợp giữa vợ chồng…Mỗi tình cảm đều có sự thể hiện riêng nhưng bản chất của nó vẫn là lòng yêu thương con người với con người, đó là thứ tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Không những thế, tình cảm đó còn thể hiện theo nghĩa rộng hơn nữa ở tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước. Thật vậy, tình cảm yêu thương không chỉ gói gọn giữa con người với con người mà còn từ con tim của họ đến với đất tổ quê hương. Đã có biết bao người với lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ra đi theo tiếng gọi của quê hương. Tiếng gọi yêu thương ấy thật mạnh mẽ, hùng hồn tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng quân thù. Đó là tình cảm thiêng liêng sáng ngời của người con ĐNMỗi ai cũng phải có tình thương, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương. Nó đánh giá bản chất, đạo đức mỗi con người. Nó giúp nâng cao giá trị của con người và làm cho con người ngày càng hoàn thiện.
Trong dân gian có câu “1 con ngựa đau…..” hay “lá lành đùm lá rách” chính ông cha ta đã từ lâu dạy ta phải biết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết cộng đồng. Đã từ lâu nhân dân ta biết yêu thương hỗ trợ nhau, đoàn kết thành 1 khối thống nhất trong lao động và cùng chống lại thiên tai bão lũ . Tình yêu thương đồng thời là cội nguồn của sự đoàn kết. Chính tình yêu thương đã tạo ra sự quan tâm gắn bó cùng nhau thực hiện mục đích phục vụ lợi ích cho XH ”1 cây là chẳng nên…….”Tình thương bao la còn được Bác Hồ nhắc đến qua việc giúp đỡ đồng bào sau CMT8 “…Mọi người ai cũng phải có cơm ăn, áo mặc, ai cũng phải được học hành”, việc thực hiện “hũ gạo cứu đói” , “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” đã đạt kết quả tốt điều đó chứng tỏ dân ta có tình đoàn kết yêu thương gắn bó chia sẻ lẫn nhau
“Thương người như thể thương thân” – Chúng ta hiểu tình thương là thái độ nhạy cảm và đồng cảm giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì con người tiếp cận. Tình thương là thái độ gần gũi, dịu dàng, không hại lẫn nhau mà làm tốt cho nhau trong phạm vi khả năng của mỗi bên. Biết sống với tình thương đó là biết sống hạnh phúc, biết sống có ý nghĩa. Còn nếu không có tình thương đó, hay đúng hơn, tuy vốn có tình thương đó nhưng lại để cho nó mai một, héo tàn, thì cho dù có sống cũng như chết rồi!
Trong cuộc sống ngày nay, tình yêu thương ngày càng phát triển hay mai một đều do ý thức của con người . Vì thế để có 1 XH tốt đẹp đầy lòng nhân ái ta phải quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân ,tuyên truyền vận động toàn dân giúp đỡ nhau cùng đi lên, gom góp chút tiền giúp đỡ những người còn khó khăn , tránh vì lợi ích của mình mà gây hại cho mọi người cho ĐN.Là người VN , với truyền thống nhân đạo sâu sắc, em tự cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm với mọi người và quê hương, em sẽ cố gắng học thật tốt, phấn đấu trở thành công dân tốt có ích cho XH, xây dựng ĐN ngày càng giàu mạnh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc
Sức mạnh của lòng thương, một sức mạnh tỏa sáng một cách tự nhiên từ tấm lòng của mọi người Việt Nam trải qua nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng suối nguồn tình thương đó không bao giờ cạn, vẫn dồi dào thêm, sẽ làm dập tắt mọi khó khăn và bất hạnh.“Cuộc sống không phải là tất cả , còn cần biết sống 1 cuộc đời vì mọi người, vì Tổ Quốc” Câu danh ngôn của nhà văn Nga A.Bô-gô-mô-lét đã chứng tỏ tình yêu thương là thứ quý báu nhất, nó vô giá, được con người tạo ra và con người phải quý trọng nó. Tình thương đó vốn có sẵn trong chúng ta, nó càng rộng rãi bao nhiêu thì tính vị kỉ sẽ giảm bớt tương đương bấy nhiêu. Mà tính vị kỉ thói hư tật xấu làm gì, nói gì, nghĩ gì cũng vì cái ta, chính đó thực sự là cội nguồn của mọi bất hạnh và đau khổ, mọi xung đột và chiến tranh, mâu thuẫn gây ra tang tóc đổ nát. “Khi tình thương ra đi thì trái đất trở thành hầm mộ”Quả vậy