1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện
Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử.
Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử.
Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó.
Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật lịch sử chính diện. Nhà văn thường tập trung khắc họa nhân vật chính diện trên các phương diện nghệ thuật nào? Làm sáng tỏ với một nhân vật cụ thể.
Câu 5. Viết đoạn văn tổng hợp, nêu cảm nhận của em về lịch sử dân tộc qua các văn bản đã học.
2. Chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển- thể loại thơ Đường luật
Câu 1. Thế nào là thơ Đường luật? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ Đường luật.
Câu 2. Phân biệt thơ Đường luật với các thể thơ đã học (thơ lục bát; thơ 4 chữ, 5 chữ; thơ tự do).
Câu 3. Kể tên 3 tác giả tiêu biểu của Việt Nam có nhiều tác phẩm sáng tác theo thể thơ Đường luật. Tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả đó.
Câu 4. Qua phần tìm hiểu các bài thơ Đường và các tác giả lớn, em hãy chỉ ra nét tâm trạng chung của các tác giả được thể hiện qua các VB. Lí giải tại sao, họ lại có chung nét tâm trạng đó.
Câu 5. Viết đoạn văn diễn dịch, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp cổ điển qua các VB đã học.
3. Chủ đề: Lời sông núi- thể loại nghị luận trung đại
Câu 1. Thế nào là văn bản nghị luận? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của bài văn nghị luận trung đại.
Câu 2. Chỉ ra dàn ý chung cho bài văn nghị luận trung đại. Chỉ ra điểm khác biệt với bài văn nghị luận xã hội mà các em đã được học ở lớp 7.
Câu 3. Tìm và đọc thêm các bài văn nghị luận đặc sắc được viết bởi những nhân vật kiệt xuất.
Câu 4. Qua các VB được tìm hiểu, em cố nhận xét gì về tình cảm của các tác giả dành cho dân tộc.
II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Chỉ ra các lưu ý và tác dụng của biệt ngữ xã hội trong khi nói và viết.
Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân? Những lưu ý và tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khi nói và viết. Em lấy ví dụ minh họa.
Câu 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và tượng thanh trong khi nói và viết.
Câu 4. Đọc VB “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
Câu 5. Thế nào là biện pháp tu từ đảo ngữ? Chỉ ra các kiểu đảo ngữ và tác dụng.
Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ có trong VB “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 7. Chỉ ra đặc điểm của đoạn văn diễn dịch và quy nạp.
Câu 8. Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp phân tích 2 câu thơ cuối trong bài thơ “Thu điếu”.
III. VIẾT
Câu 1: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).
Câu 2: Viết bài văn phân tích một nhân vật trong truyện lịch sử mà em yêu thích.
Câu 3. Phân tích một bài thơ Đương luật mà em ấn tượng.
IV. ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(Bà Huyện Thanh Quan)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát
Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?
A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách
Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?
A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên
Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả
Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?
A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?
A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.
Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?
A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?
A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên
Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .
A