K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2019

- Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

   + Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

- Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

   + Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

   + Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

   + Cảm thấy mình trang trọng

   + Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

   + Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

   + Cảm thấy mình chơ vơ…

27 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

10 tháng 9 2021

Câu a

 

14 tháng 4 2017

- Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi:

   + Cảnh vật, con đường quen thuộc bỗng nhiên trở nên lạ, nhân vật "tôi"cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.

   + trong chiếc áo vải dù đên cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn

   + Muốn được "thử sức" mình cầm bút thước, sách vở để trở thành "người thạo"

   + ngạc nhiên trước cảnh sân trường Mĩ Lí dày đặc người, ai cũng vui tươi, sáng sủa.

   + Cảm thấy lo sợ vẩn vơ trước ngôi trường bé nhỏ

   + giật mình lúng túng khi nghe thầy gọi tên

   + cảm thấy sợ lúc sắp rời xa bàn tay mẹ

   + bước vào chỗ ngồi vừa ngỡ ngàng, hào hứng

1. Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? (Chú ý nhan đề, các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên.) 2. Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên. a) Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng...
Đọc tiếp

1. Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? (Chú ý nhan đề, các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên.)

2. Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.

a) Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật "tôi" suốt cuộc đời.

b) Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lấn bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi đến trường, khi cừng các bạn đi vào lớp. (Chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên.)

3. Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

Giúp tớ với nhá...

3
28 tháng 8 2019

1.- Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên.

- Cảm xúc náo nức của tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè.

27 tháng 8 2019

Tham khảo:

Câu 1:

Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tự trường đầu tiên

– Nhan đề tác phẩm: Tôi đi học

– Nhiều câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

+ Hằng năm, cứ vào cuối thu…

+ Tôi không thể nào quên nổi cái cảm giác trong sáng...

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

+ Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí...

Văn bản Tôi đi học là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về “cảm giác trong sáng” nảy nở trong buổi tựu trường đầu tiên. Câu 2:

a) – Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

+ Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

b)

– Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

+ Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

+ Cảm thấy mình trang trọng

+ Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

+ Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

+ Cảm thấy mình chơ vơ…

Câu 3:

Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn

Mk đã copy từ trang này sang, nếu còn những câu thắc mắc nữa thì đọc lại để biết:

Soạn bài - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - sgk ngữ văn 8 - Tập 1

27 tháng 8 2017
Câu 1. Trong văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh, tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời, khi ông được mẹ đưa đến trường học. Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác bàng bạc, mơn man, trong sáng, nảy nở trong lòng “như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Câu 2. Tôi đi học là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Nói khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. Tôi đi học là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng. Trừ những cuộc đời bất hạnh, chúng ta hầu như ai cũng có một kỉ niệm của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên. Đây là kỉ niệm được ghi lại thành dấu ấn sâu sắc trong suốt cuộc đời. Thanh Tịnh đã diễn tả cảm nghĩ này với một tâm hồn rung động thiết tha, đầy chất thơ. Câu 3. Chủ đề của văn bản là vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản.

27 tháng 8 2017

1)

Gợi ý: Chú ý các từ ngữ, chi tiết nêu bật ấn tượng sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên; cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp và trong buổi học đầu tiên: + nao nức, mơn man, những cảm giác trong sáng ấy, tưng bừng rộn rã,… + trang trọng, đứng đắn, lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng e sợ, rụt rè, chơ vơ, vụng về lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp, như thấy quả tim tôi ngừng đập, giật mình và lúng túng, nặng nề một cách lạ, thấy xa mẹ, … + Chi tiết đánh rơi vở; con đường quen nhưng tự nhiên lại thấy lạ; cảm nhận khác nhau về ngôi trước buổi tựu trường và trong buổi tựu trường; khóc nức nở khi ông đốc trường gọi tên; hình ảnh con chim con; …
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Tôi đi học"?A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.C. Cả A và B đúng.D. Cả A và B sai.Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ...
Đọc tiếp

Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Tôi đi học"?

A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.

C. Cả A và B đúng.

D. Cả A và B sai.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

Câu 4: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?

A. Dùng từ nối và đoạn văn.

B. Dùng câu nối và đoạn văn.

C. Dùng từ nối và câu nối.

D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng.

0
Câu 1:Căn cứ vào đâu em biết văn bản” Tôi đi học” nói về những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?Câu 2:  Tìm các câu đều nhắc đến kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “Tôi” trong văn bản Tôi đi học?Câu 3: Cảm giác mới  lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường đến trường đựơc thể hiện qua những từ ngữ chi tiết nào?Câu 4: Cảm nhận của tôi...
Đọc tiếp

Câu 1:Căn cứ vào đâu em biết văn bản” Tôi đi học” nói về những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?

Câu 2:  Tìm các câu đều nhắc đến kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “Tôi” trong văn bản Tôi đi học?

Câu 3: Cảm giác mới  lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường đến trường đựơc thể hiện qua những từ ngữ chi tiết nào?

Câu 4: Cảm nhận của tôi khi ở trên sân trường được diễn tả qua từ ngữ chi tiết nào nổi bật?

Câu 5: Tìm những chi tiết, từ ngữ nêu bật cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ Tôi” khi ngồi trong lớp học?

Câu 6: Các chi tiết, các phương tiện ngôn từ trong văn bản mà các con vừa tìm được đều tập trung tô đậm cảm giác gì của nhân vật "tôi"?

 

0