K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 2: Cấu tạo cơ quan sinh dục nam, sinh dục nữ ?

- Cơ quan sinh dục nam 

+ Tinh hoàn: tạo ra tinh trùng.

+ Mào tinh: nơi hoàn thiện cấu tạo tinh trùng.

+ Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng đến túi tinh.

+ Túi tinh: nơi chứa tinh trùng.

+ Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài.

+ Tuyến tiền liệt, tuyến hành: nơi tiết chất nhờn làm giảm ma sát khi quan hệ tình dục.

- Cơ quan sinh dục nữ:

+ Buồng trứng: nơi tạo ra trứng.

+ Tử cung: đón và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh.

+ Phễu và ống dẫn trứng: thu nhận trứng và chuyển đến tử cung.

+ Âm đạo: nơi tiếp nhận tinh trùng và là lỗ ra của trẻ khi sinh.

+ Tuyến tiền đình: tiết dịch nhờn.

Câu 1: Vai trò hoocmon sinh dục nam, sinh dục nữ ? 

* Ở nữ thì là  hormone estrogen.Và có vai trò :

- Làm  tăng cường và duy trì lớp chất nhầy lót tử cung. Nó làm tăng kích thước của nội mạc tử cung cũng như tăng cường lưu lượng máu, hàm lượng protein và hoạt động của enzyme.

- Giúp kích thích các cơ trong tử cung phát triển và co bóp.

* Ở nam thì là Testosterone . Và có vai trò :

- Testosterone có vai trò quan trọng đối với hầu hết mọi chức năng của nam giới, từ hệ thống sinh sản và tình dục đến khối cơ và mật độ xương

1 tháng 4 2017


Con trai

Ở con trai khi phát triển thành người đàn ông, cơ thể nói chung cao lớn, nặng cân hơn, hệ cơ xương phát triển nhiều hơn, vú không to ra, khung xương chậu không phát triển theo bề rộng, lớp mỡ dưới da ít hơn

Đến tuổi trưởng thành, thanh quản (cơ quan phát âm) to rộng ra hơn nên tiếng nói trở nên trầm đục; hệ thống lông phát triển nhiều hơn,có ria mép và mọc râu, có khi còn là râu quai nón.

Về tính nết, con trai thường chủ động, hoạt động năng nổ, thích quan hệ rộng rãi với bên ngoài.

Con gái

Con gái khi phát triển thành phụ nữ cơ thể nhỏ nhắn, thấp bé, nhẹ cân hơn, từ tuổi dậy thì vú phát triển to ra, khung xương chậu phát triển rộng hơn, lớp mỡ dưới da phát triển nhiều hơn

Thanh quản không phát triển nhiều như nam giới và giọng nói vẫn thanh, trong. Hệ thống lông trên cơ thể phát triển ít hơn, không có râu và ria mép.

Về tính nết, con gái thường nhu mì, dịu dàng, tình cảm, hay e thẹn, dễ bị động, quan hệ thường không rộng nhưng tình cảm với gia đình và bạn bè thường sâu đậm.

Vai trò của hoocmon sinh dục đối với tuổi dậy thì

Đối với trẻ trai: Các hormone này di chuyển qua máu và phát tín hiệu đến tinh hoàn ﴾2 tuyến có hình dạng quả trứng, nằm trong bìu, ở gốc dương vật﴿ để sản sinh testosterone và tinh trùng. Testosterone là hormone gây ra hầu hết các thay đổi trong cơ thể của trẻ trai ở giai đoạn tuổi dậy thì như bể giọng, mọc lông và râu, cơ thể săn chắc hơn, cơ quan sinh dục phát triển và sx tinh trùng

Đối với trẻ gái

FSH và LH tác động đến hai buồng trứng ﴾2 tuyến nhỏ nằm trong khung xương chậu﴿, nơi trứng đã có từ khi mới ra đời. Các hormone này kích thích sản sinh các hormone giới tính của buồng trứng là estrogen và progesterone, bắt đầu thay đổi cơ thể của trẻ gái, như: phát triển ngực, hông và đùi, lông vùng kín và lông nách phát triển, buồng trứng sản xuất trứng, xuất hiện kinh nguyệt. Những đặc điểm này làm cho cơ thể trẻ gái trưởng thành và chuẩn bị cho việc mang thai. Trong giai đoạn dậy thì, các hormone cũng góp phần làm xuất hiện mụn và mùi cơ thể

1 tháng 4 2017

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/171029.html

19 tháng 6 2020

* Tuyển sinh dục gồm:

- Tuyển sinh dục nam: tinh hoàn.

- Tuyển sinh dục nữ: buồng trứng.

* Chức năng:

- Tinh hoàn gồm:

+ Tế bào sinh tinh: sản xuất tinh trùng theo ống dẫn tinh về bọng chứa tinh (túi tinh).

+ Các tế bào kẽ: tiết ra testosteron là một hoocmôn có tác dụng tới sự phát triển những đặc điểm giới tính và khả năng sinh tinh (chúng thuộc tuyến nội tiết).

+ Buồng trứng bên cạnh khả năng sản xuất trứng, các tế bào bao noãn còn tiết ra dstrogen là hoocmôn có tác dụng tới sự phát triển các đặc điểm giới tính nữ và kích thích trứng phát triển.

* Tác dụng của hoocmôn sinh dục ở tuổi dậy thì

- Đối với nam: các tế bào kẽ của tinh hoàn tiết ra hoocmôn testôstêrôn ở độ tuổi 13 – 15 tuổi, hoocmôn này kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nam như: cơ bắp, bộ xương phát triển nhanh, ria mép và lông ở những chỗ kín bắt đầu mọc, bắt đầu vóc dáng của một thanh niên, sụn giáp phát triển, giọng nói thay đổi, bắt đầu có khả năng sinh tinh.

- Đối với nữ: vào khoảng 11 - 13 tuổi, buồng trứng bắt đầu hoạt động, các bao noãn phát triển và sản xuất hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen), kích thích sự Phát triển các đặc điểm giới tính nữ như: tuyến vú, chậu hông phát triển, lông ở chỗ kín bắt đầu mọc (lông mu, lông nách), tích mỡ dưới da, trứng phát triển và rụng, kéo theo hiện tượng kinh nguyệt lần đầu, báo hiệu bắt đầu khả năng sinh con (nếu trứng gặp tinh trùng).

17 tháng 4 2017

1.

Dậy thì ở con gái:

Vóc dáng cơ thể: Từ một em gái nhỏ, cơ thể bạn bắt đầu có vóc dáng thiếu nữ. Trong vài năm trước khi có hành kinh, chiều cao bạn tăng lên khá nhiều. Mông tự nhiên nở to ra, mô mỡ dưới da dày lên làm cơ thể bạn mềm mại và giàu nữ tính.

Vú phát triển: Tuyến vú phát triển, lớp mỡ ngực dầy lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn. Dấu hiệu phát triển đầu tiên thường là quầng vú (vùng sẫm quanh núm vú). Núm vú to ra tương ứng với một quầng sắc tố bao quanh. Sau đó là bầu vú nhú lên, vú lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, vú bạn có thể ngứa hoặc hơi đau tức một chút.

Mọc lông: Cơ thể bạn gái bắt đầu xuất hiện nhiều lông, cơ bản là lông mu xung quanh cơ quan sinh dục. Lúc đầu chỉ lơ thơ mấy sợi, sau nhiều hơn, có thể quăn. Tiếp đến mọc lông nách.

Cơ quan sinh dục phát triển: Trong thời kỳ dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ phận môi lớn và môi bé, âm vật... của cơ quan sinh dục ngoài cũng phát triển to và dày lên, màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong bộ phận sinh dục nữ ở tuổi dậy thì cũng diễn ra những biến đổi lớn mà mắt ta không nhìn thấy được như âm đạo, tử cung đều lớn lên. Hai buồng trứng bắt đầu chức năng tiết hormon sinh dục nữ và phóng noãn (rụng trứng). Niêm mạc tử cung bắt đầu tăng trưởng và tự thải theo chu kỳ cùng với một lượng máu ra theo mà người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Đó chính là dấu hiệu đánh dấu dậy thì thực sự. Từ đây, người con gái bắt đầu có khả năng thụ thai và sinh con.

Tuổi dậy thì ở con trai:

Vóc dáng cơ thể: Từ dáng hình một cậu bé, cơ thể bạn có nhiều đổi thay. Chiều cao tăng lên đáng kể, vai nở ra, bụng và mông thon lại, cơ bắp to lên trông thấy, dần dần bạn sẽ có dáng vóc của một chàng trai.

Lông và râu: Lông mu thường bắt đầu mọc trước tiên. Ban đầu, quanh cơ quan sinh dục xuất hiện vài ba sợi, sau nhiều thêm, quăn hơn. Có người chỉ có một dúm lông nhỏ, nhưng cũng có người lông dày và mọc cả lên phía bụng và xuống đùi, hậu môn. Ngoài ra, bạn cũng mọc lông nách, lông chân, thậm chí cả lông ngực. Ria và râu thường mọc sau lông mu khoảng 1-2 năm.

Nổi cục yết hầu: Cục yết hầu là sụn tuyến giáp. Hormon nam ở tuổi dậy thì khiến bộ phận này thay đổi, do vậy, bạn thấy cục yết hầu nhô to ra.

Vỡ giọng: Giọng các em bé trai và giọng người lớn khác hẳn nhau. Chính thời gian dậy thì là khi giọng chuyển. Thanh quản rộng ra, dây thanh đới dày lên và dài ra. Giọng bạn trầm xuống. Việc chuyển giọng có thể đột ngột, có thể dần dần. Thường ta ít để ý quá trình đó, nhưng có một số bạn phải bối rối vì biến cố “vỡ giọng”, nhưng đây chỉ là một hiện tượng nhất thời thôi, sau đó bạn sẽ có được “chất giọng ấm áp của đàn ông”.

Cơ quan sinh dục phát triển: Lúc dậy thì là cơ quan sinh dục phát triển nhiều nhất. Bao tinh hoàn (bìu) to ra, sậm màu hơn, hai tinh hoàn cũng lớn lên theo. Nhưng quan trọng nhất là chuyện mộng tinh. Cậu bé ngủ say thấy mộng mị ngọt ngào rồi xuất tinh cả ra quần rất xấu hổ để lại những ấn tượng kỳ lạ đầu tiên trong đời. Hiện tượng này chứng tỏ bộ phận sinh dục của cậu bé hoạt động bình thường. Các hormon đã vào việc, tinh trùng bắt đầu được sản xuất. Dương vật dài ra, to ra, có độ cứng lớn khi bị kích thích cơ học bằng tay (thủ dâm). Ngược lại, nếu trong suốt những năm tuổi dậy thì không một lần mộng tinh, dương vật không phản ứng linh hoạt và mạnh mẽ thì sự phát triển tính dục không bình thường.

Tham khảo:

Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết. Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam (testôsterôn): các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen).

24 tháng 4 2022

refer

Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết. Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam (testôsterôn): các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen).

Tuyến yên là tuyến chính của hệ thống nội tiết. Tuyến này sử dụng thông tin mà nó nhận được từ não để truyền tải thông tin đến các tuyến khác trong cơ thể. Nó tạo ra nhiều loại hormone quan trọng bao gồm hormone tăng trưởng, prolactin và hormone luteinizing (LH) quản lý estrogen ở phụ nữ và testosterone ở nam giới 

 Tính chất của hoocmôn:

+ Tính đặc hiệu: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định.

+ Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.

+ Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.

- Vai trò của hoocmôn:

  + Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.

+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

14 tháng 8 2021

 Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng.

+Trứng được hình thành qua giảm phân. Trứng trưởng thành chín và rụng chỉ mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội, trong đó có một nhiễm sắc thể giới tính X.

+qua giảm phân tinh trùng được hình thành, tinh trừng có bộ nst X hoặc Y

- Quá trình thụ tinh và thụ thai:

 Thụ tinh

- Khái niệm: là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử

- Điều kiện để xảy ra quá trình thụ tinh là:

+ Trứng phải gặp được tinh trùng

+ Tinh trùng chui được vào bên trong trứng

+Thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài)

Thụ thai Là quá trình trứng đã được thụ tinh bám vào thành tử cung làm tổ và phát triển thành thai.

+ Trứng đã thụ tinh cần di chuyển xuống tử cung làm tổ mất 7 ngày. Hợp tử vừa di chuyển vừa phân chia.

+ Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung được chuẩn bị sẵn (dày, xốp và xung huyết) để làm tổ và phát triển thành thai.

- Điều kiện để xảy ra quá trình thụ thai là hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

 

- Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cung được duy trì nhờ hoocmôn progesteron tiết ra từ thể vàng (trong 3 tháng đầu, sau đó là tiết ra từ nhau thai). Ngoài ra, hoocmôn này còn kìm hãm hoạt động tiết các hoocmôn kích thích buồng trứng của tuyến yên nên trứng không rụng và chín trong thời kì này.

- quá trình phát triển của thai:

+ trứng sau khi được thụ tinh tao hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi

+phôi mới hình thành trong tử cung chỉ là 1 khối tế bào chưa phân hóa dần dần phân hóa thành thai

+khoảng 2 tháng sau nhau thai bám chắc vào thành tử cung

+thai liên hệ với nhau nhờ cuống nhau, liên hệ và lấy chất từ mẹ qua nhau thai để phát triển và lớn lên

14 tháng 8 2021

em cảm ơn ạ

 

12 tháng 8 2021

mọi ng ơi giúp em với ạ

20 tháng 8 2021

*Quá trình thụ thai được tính từ khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Cho tới lúc phôi thai làm tổ được trong tử cung. Sau khi thụ tinh khoảng 3 – 4 ngày, trứng đã thụ tinh. Tức hợp tử bắt đầu di chuyển dần vào tử cung tìm chỗ làm tổ và phân bào 3 lần trên đường đi.

*Quá trình phát triển của bào thai:

- Trứng sau khi thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi.

- Phôi khi mới làm tổ trong thành tử cung chỉ là một khối tế bào chưa phân hóa dần dần được phân hóa và phát triển thành thai.

- Khoảng sau 2 tháng nơi trứng làm tổ sẽ hình thành nhau thai bám chắc vào thành tử cung.

- Thai liên hệ với nhau nhờ cuống nhau và thực hiện trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai để lớn lên.

Mik chỉ biết thế thoi. Chúc bạn học tốt☺