Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Trong thực tiễn sản xuất giống cây trồng, người ta ưu tiên áp dụng biện pháp giâm cành hoặc nuôi cấy mô tế bào đối với cây bạch đàn, keo, hoa hồng vì vừa nhằm nhân nhanh giống cây trồng với số lượng lớn, vừa giữ được các đặc tính của cây mẹ, đối với biện pháp nuôi cấy mô còn giúp cây giống sạch bệnh, cây con đồng đều, đem lại hiệu quả kinh tế cao,…
- Ưu tiên áp dụng biện pháp ghép mắt đối với cây hồng ăn quả vì nhằm thu được các đặc tính tốt vào cùng một cây, cho ra cây ghép mang sản phẩm từ các cây khác nhau; cho năng suất cao, chất lượng tốt.
- Ưu tiên áp dụng biện pháp lai hữu tính với cây ngô vì nhằm chọn và tạo được giống cây trồng mới mang các tính trạng tốt, cải thiện năng suất cây trồng.
- Trong phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, các nhà khoa học có thể nuôi cấy các mẩu mô của thực vật, thậm chí từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bởi vậy, bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, từ một mẩu tế bào của cây mẹ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra rất nhiều cây giống, đồng đều về phẩm chất (các cây con đều có đặc điểm di truyền giống cây mẹ) trên một diện tích nhỏ.
- Ý nghĩa:
+ Sản xuất lượng giống lớn cho quy mô công nghiệp
+ Giống cây đồng nhất về phẩm chất
+ Sản xuất cây giống sạch bệnh
+ Bảo tồn các nguồn giống quý hiếm
- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.
• Giống nhau:
- Đều là hình thức sinh sản vô tính: từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.
• Khác nhau:
+ Phân đôi: Có ở động vật đơn bào và giun dẹp, dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân.
+ Nảy chồi: Có ở bọt biển và ruột khoang, dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.
+ Phân mảnh: có ở bọt biển và giun dẹp., dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể ban đầu phân chia nhiều lần phát triển thành cơ thể mới.
+ Trinh sản: Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát. Là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phân chia theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình phân bào nguyên phân.
- Các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính:
* Ưu điểm:
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
* Hạn chế
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.
Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng những phương pháp:
- Giâm cành: mía, khoai lang, sắn dây, dâu tằm,...
- Chiết cành: cam, quýt, chanh, bưởi,...
- Ghép cành: Xoài cát ghép với xoài tượng, Cây táo chua ghép với táo ngọt,...
- Nuôi cấy mô tế bào thực vật: Nhân giống việt quất bằng nuôi cấy mô dưới ánh sáng nhân tạo,...
- Nhân giống cây trồng nhờ công nghệ tế bào thực vật cho phép ta nhân giống cây trồng mang nhiều đặc tính tốt trong thời gian ngắn với chất lượng cây con đồng đều
- Nhân giống vật nuôi đang phát triển nhờ công nghệ tế bào động vật (nhân bản vô tính vật nuôi) giúp tạo ra nhiều cá thể có KG ưu việt , ngoài ra còn làm tăng số lượng các cá thể những loài có nguy cơ tuyệt chủng
- Chữa bệnh ở người đang phát triển nhờ liệu pháp tế bào gốc với kì vọng sẽ chữa được các bệnh như Parkinson, tiểu đường type 1, tổn thương tb thần kinh, cơ tim,....
Tham khảo:
Phương pháp nhân giống phù hợp cho cây bưởi là phương pháp chiết cành: hình thành rễ từ vết khoanh vỏ một cành bánh tẻ trên cây mẹ. Dưới tác dụng của auxin, các tế bào tại vết cắt sẽ phân hoá thành mô sẹo, mô sẹo này phân hoá để hình thành rễ bất định. Khi hệ rễ phát triển đầy đủ, cành chiết được tách khỏi cây mẹ và mang đi trồng. Đây là phương pháp phù hợp với cây ăn quả thân gỗ.
Tham khảo:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Giâm cành | Tạo được số lượng lớn cây con có chất lượng đồng đều trong thời gian ngắn. | Với các cành giâm lấy từ cây mẹ lâu năm, cây giống tạo thành thường nhanh già cỗi. |
Chiết cành | Cho tỉ lệ sống của cây con cao (có thể lên tới 100%), cây thấp, tán lá gọn, sinh trưởng nhanh và khoẻ nên thuận tiện cho quá trình chăm sóc | Hệ số nhân giống không cao, thường chỉ ứng dụng ở quy mô sản xuất nhỏ, tuổi thọ của cây giống thấp. |
Ghép | Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao. | Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn.Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ.Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn.Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.Đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây, .... |
Nhân giống in vitro | Nhân nhanh và tạo ra số lượng lớn các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh, ... | Các cây con được tạo ra đề đồng nhất về mặt di truyền (không có tính đa dạng) nên khi gặp một điều kiện bất lợi như bệnh do virus, sâu hại … thì tất cả các cây con có thể không chống chọi được và chết hết. |
Lời giải:
Nuôi cây mô có đặc điểm: không tạo ra các biến dị di truyền, duy trì những tính trạng mong muốn; nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh; phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
Đáp án cần chọn là: D