Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
Hôm thứ 7 vừa rồi em được xem ca nhạc cùng với bố mẹ, buổi biểu diễn này có rất nhiều ca sỹ nổi tiếng trong đó có Ca sỹ Noo Phước Thịnh – một trong những ca sỹ đang được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Khung cảnh phía trước sân khấu rất sôi động, ánh đèn màu lấp lánh soi rọi những bạn trẻ đang tụ tập cùng nhau, cũng có những gia đình đi với nhau. Ca sĩ Noo Phước Thịnh xuất hiện trước sân khấu trong sự chào đón của nhiều người hâm mộ, anh ấy khoảng chừng hai mươi lăm tuổi, ăn mặc trẻ trung đúng phong cách của giới trẻ hiện nay. Khuôn mặt đầy đặn, đôi lông mày thẳng và đen nhánh. Tóc của anh gọn gàng, chải ngược lên trên với lớp keo bên ngoài sáng bóng. Hàm răng trắng sáng, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi với khán giả.
Dưới ánh đèn chiếu sáng soi rọi anh hát rất nhiều bài nổi tiếng và liên tục, mỗi bài hát được cất lên đều được khán giả hát theo, không có gì lạ bởi đây là những bài “hit” được nhiều bạn trẻ biết đến. Mỗi bài hát đều có nhóm nhảy phụ họa và những điệu nhảy trẻ trung cũng xuất hiện, nhất là những bài hát nhạc nhanh động tác vũ đạo càng dứt khoát, mạnh mẽ. Ca sĩ Noo Phước Thịnh cũng giới thiệu đến khán giả những bài hát mới của mình, hi vọng được mọi người đón nhận trong thời gian đến.
Kết thúc buổi biểu diễn nhiều khán giả cũng nán lại để được xin chữ ký và chụp hình cùng thần tượng. Ca sỹ Noo Phước Thịnh dù mệt nhưng rất vui vẻ ký tặng, hôm đó em cũng nhận được chữ ký của ca sỹ mà mình yêu thích.
Đây là buổi biểu diễn rất đáng nhớ khi em đã xin được chữ ký của thần tượng mà mình yêu mến. Mong rằng anh luôn được khán giả và công chúng đón nhận.
3.
Tả lại người con hiếu thảo trong truyện Bông hoa cúc trắng
Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích.. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần. Em rất thích nhân vật người con.
Bạn nhỏ có một thân hình thon gọn và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất suôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát.
Bạn nhỏ mà em đang nói tới chính là bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé: "Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày".
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa. Nhưng khi đếm các cánh hoa, cô thốt lên: "Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?" Không đành lòng, cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa.
Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào. Chúng ta sẽ noi gương của bạn nhỏ.
#Tham khảo
Với chiều cao và cân nặng giống nhau: cùng có số đo 129,3 (nặng 129,3 kg: cao 129,3 cm), trôngDoraemon khá ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Hình ảnh hoàn hảo nhất củaDoraemon xuất hiện vào tập 11, với đầy đủ cấu tạo bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, chú mèo máy lại bị coi là một sản phẩm lỗi của nhà máy sản xuất rô-bốt chứ không được hoàn thiện như cô em Dorami. Chính vì thế, nhiều tình huống, ta bắt gặp chú mèo máy lúng túng với việc tìm bảo bối.
Trước đây, Doraemon từng có nước da màu vàng và đôi tai mèo. Tuy nhiên, trong một buổi ngủ trưa, chú đã bị chuột gặm mất đôi tai. Điều đó dẫn đến nỗi sợ chuột và nước da xanh. (do nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương). Tuy nhiên, trong tập 2112: Đôrêmon ra đời, màu vàng của Doraemon là nước sơn, và chúng bị tróc hết ra khi cậu khóc nhiều, đồng thời, đôi tai cụt là do bị một chú chuột máy gặm.
Bài nữa đây;
Chú mèo máy của thế kỉ 22, sinh ngày thứ bảy, 3 tháng 9 năm 2112, cao 129,3 cm, cân nặng 129,3 kg, vòng bụng 129,3 cm, khi nhảy cao ( gặp chuột ) 129,3 cm.Trước bụng Doraemon có một cái túi không gian bốn chiều đựng rất nhiều bảo bối thần kỳ và các vật linh tinh khác trong đó như chén,đũa,... Doraemon thích ăn bánh rán (dorayaki) và rất sợ chuột. Doraemon là một chú mèo máy thông minh, tốt bụng. Với cái túi thần kì chứa các bảo bối của thế kỉ 22 và nhất là lòng dũng cảm, quý mến bạn bè, Doraemon vẫn là vị cứu tinh cho Nobita cùng nhóm bạn, thậm chí cho cả nhân loại lúc hiểm nguy, và có ý nghĩa khuyến khích độc giả nhỏ tuổi biết ước mơ và thích ước mơ. Hình thể của Doraemon ở những tập đầu hơi mập mạp một chút. Ở những tập sau, hình thể của Doraemon đã được sửa lại cho cân đối hơn.
Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa.
Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.
Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.
Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km).
Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.
Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”.
Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh.
Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.
2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?
Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện.
Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.
Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân.
Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ.
Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.
Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân.
Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?
3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?
Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả.
Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra.
Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.
Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?
Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng.
Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.
Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.
Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.
K MK NHA
Chủ nhật, em được bố mẹ cho đi chơi chợ đêm. Chợ được trang trí khá đẹp mắt. Ra Hồ Gươm, em bỗng thấy một sân khấu ngoài trời dán áp phích: "Buổi biểu diễn của ca sĩ Khởi My".
Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Phía dưới sân khấu, khán giả ngồi chật ních tưởng như không còn cả một chỗ đứng. Tuy phải giành nhau từng chỗ ngồi nhưng họ vẫn vui vẻ. Dường như để được xemCô biểu diễn, mọi người không quan tâm tới một điều gì cả. Buổi biểu diễn bắt đầu. Không gian ồn ào lúc trước đã được thay bằng những điệu nhạc du dương. Từ sau tấm màn đỏ chói, cô ca sĩ trẻ bước ra sân khấu, vẻ mặt tươi cười chào khán giả. Âm thanh bài hát của Khởi Myvang lên thật tươi vui. Cô thướt tha trong tà áo dài trắng muốt. Với mái tóc được tết thành hai bím, trông Cô như một cô sinh viên ngây thơ. Cô cất lên giọng hát trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò. Điệu hát lúc trầm, lúc bổng khiến người ta nhớ lại thời sinh viên. Trên sân khấu, cô sinh viên thả hồn trôi theo bài hát. Ca sĩKhởi My bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, cô bước về một góc sân khấu hay xuống khán đài. Đến đâu, mọi người cũng hò hét , cuồng nhiệt hát theo cô và giơ cao băng rôn :Khỏe my là số một". Cả buổi tối hôm ấy, cô hát hết mình. Cô như không thấy mệt mỏi khi đem giọng ca tuyệt vời của mình phục vụ "fan" hâm mộ. Phía dưới khán đài, khán giả cổ vũ hết mình. Khán giả cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được thưởng thức giọng hát ấm áp của Cô
Ôi, sao mà nhanh vậy. Bài hát đã kết thúc.khởi my tươi cười chào khán giả và đón những bó hoa từ tay khán giả. Nghe những tràng pháo tay không ngớt của "fan`` hâm mộ, em biết tình cảm và sự hâm mộ của khán giả dành chokhởi my nồng nhiệt đến mức nào.
bài 2
Một nụ cười là mười thang thuốc bổ. Câu tục ngữ xưa đã dạy cho ta biết sống để vui, để yêu người và yêu đời.
Em thích xem các chương trình tấu hài trên màn ảnh nhỏ, đặc biệt là chương trình Gala cười. Một bộ sưu tập hài đặc sắc để ta cười về những thói hư tật xấu, về mối quan hệ giữa người với người và về lối sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ.
Nhân vật chính trong tiểu phẩm "Một giây tốc độ, ngàn năm nói ngọng." do chú Hữu Phước đảm trách. Chú có có dáng người dong dỏng cao, thao tác biểu diễn rất linh hoạt và uyển chuyển. Gương mặt rất nghiêm nghị với đôi mày rậm và hàng ria trên mép. Trang phục trên sàn diễn của chú bình thường nhưng nêu bật được nhân vật mà chú phải thu vai. Những lời thoại của kịch bản được chú truyền tải đến khán giả theo phong cách riêng biệt, hóm hỉnh. Từng tràng vỗ tay tán thưởng như sấm dậy sau mỗi câu nói ngắt, nghỉ, lên xuống giọng có ý tứ của chú. Điệu bộ có lúc ngây ngô, có lúc khôn ranh đã mang đến cho khán giả những trận cười hả hê.
Theo em, muốn làm nghệ sĩ phải có khiếu và phải yêu nghề. Phải sống với nhân vật, biết hóa thân thành nhân vật ấy dù là nhân vật chính diện hay phản diện. Em luôn quý trọng các nghệ sĩ làm nghệ thuật. Họ đã phục vụ cho mọi người những món ăn tinh thần như những liều thuốc bổ.
Truyện "Tấm Cám"
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
hok tot
Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.
Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.
Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.
Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích.. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần.
Em rất thích nhân vật người con. Bạn nhỏ có một thân hình thon gọn và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất xuôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát và đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé:
Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó, phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn canh... "Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?", cô bé tự hỏi. Không đành lòng cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào? Chúng ta sẽ noi gương cao đẹp của bạn nhỏ.
Nhân vật hoạt hình yêu thích của tôi là Doremon. Tôi nghĩ mọi người đều biết đó là gì. Đó là một con mèo robot màu xanh không có tai
Tôi thích câu chuyện của Doremon rất nhiều. Đó là về tình bạn giữa Doremon và một cậu bé nghịch ngợm gọi là Nobita. Doremon đến từ thế kỷ
22. Nhiệm vụ chính của nó là giúp Nobita thoát ra khỏi các rắc rối. Thật không may, điều đó xảy ra với Nobita khá nhiều. Mỗi lần như thế,
Doremon sử dụng những công cụ tuyệt vời từ túi của mình để giúp Nobita. Có một cánh cửa thời gian - cửa này có thể mang mọi người đến bất
kỳ nơi nào mà họ muốn đi. Sau đó, có chùm ánh sáng có thể làm cho mọi người hay đồ vật nhỏ hơn. Tôi thích đọc về các công cụ của Doremon và
tôi thật sự ngạc nhiên bởi trí tưởng tượng của người tạo ra nó. Nói về người sáng tạo của Doremon - bạn có biết họ là ai? Họ là hai nghệ sĩ Nhật
Bản - ông Fujimoto và Abiko.
Doremon cũng có một vài người bạn đó là Xê cô, Chai en và suka. Họ cũng là những người bạn học của Nobita. Doremon luôn cung cấp hỗ trợ
cho Nobita khi Nobita gặp rắc rối với những của bạn của hắn. Phim Doremon là một bộ phim thú vị bởi vì nó cung cấp nhiều bài học và làm cho
khán giả tưởng tượng những gì được nói trong phim. Phim Doremon được phát sóng trên truyền hình từ khi tôi còn nhỏ cho đến học cấp 3, tôi
không bao giờ quên xem nó .. Doremon là một phim hoạt hình huyền thoại
k cho mk nha
:D
- Bà ơi! Tấm và Cám như thế nào? Bà kể đi bà …
- Tấm là chị, Cám là em. Hai cô là chị em cùng cha khác mẹ. Tấm xinh đẹp, nết na, có mái tóc xanh, đôi mắt mở to đen láy. Tấm hay làm, phúc hậu lắm. Tội nghiệp, thương lắm, Tấm mồ côi mẹ. Còn Cám là con bà dì ghẻ. Mẹ Cám nanh ác nên Cám có cái mồm nhọn như mõm chuột, hai cái tai bé tí, gian tham và ranh ma!...
Bà mất đã 6 năm, nhưng câu chuyện Tấm Cám bà kể năm tôi lên bốn đến nay tôi vẫn còn nhớ. Nhiều đêm nằm mơ, tôi vẫn còn hình dung được bàn tay, đôi chân, giọng nói, nụ cười và gương mặt của Tấm.
Tấm có mái tóc dài, dài chấm lưng và đen nhánh. Đôi bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn nên bữa nào mụ dì ghẻ bắt đi mò cua bắt tép Tấm cũng bắt được nhiều hơn Cám. Tấm thật thà, tốt bụng, cả tin nên đã bị cô em gian xảo đánh lừa trút hết cua ốc tôm tép.
Ở hiền nên Tấm gặp lành. Tấm có con cá bống làm bạn khi đang sống trong cảnh ngộ tủi nhục, cô đơn. Tiếng Tấm dịu hiền gọi Bống làm em cảm động lắm : "Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người". Nhưng rồi con cá bống đáng yêu đó cũng bị mẹ con mụ dì ghẻ độc ác giết chết.
- Bà ơi ? Chị Tấm có được đi hội không hở bà ? Chị Tấm có được gặp Hoàng tử không hở bà ?
- Mụ dì ghẻ đổ thóc trộn vào một đấu gạo, mụ bắt Tấm nhặt thóc. Mụ không muốn cho Tấm đi hội. Mụ chỉ muốn Cám, con gái ruột của mụ được gặp Hoàng tử thôi…
Tiếng bà kể, tôi vẫn nhớ. Bụt đã sai đàn chim sẻ bay xuống nhặt thóc giúp Tấm, Bụt ban cho Tấm một bộ lụa hồng để mặc đi hội. Qua chỗ lội, Tấm đánh rơi giày. Sau đó, Hoàng tử đã tìm được giày của Tấm. Tấm được yêu cầu thử giày. Trong bộ quần áo lụa hồng Tấm đẹp như cô Tiên giáng trần. Hoàng tử say đắm và Tấm về cung cưới làm vợ.
Mẹ con dì ghẻ đã lập mưu giết chết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Con Vàng Anh biết nói tiếng người, trái thị thơm mà bà bảo kiếp đời cô Tấm đó: "Thị thơm, thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn"… Những ngày tháng Tấm ở với bà cụ hàng nước là những ngày tháng ấm áp nhất đối với Tấm. Tấm được sống trong tình thương mẹ con. Bàn tay của Tấm nõn nà khéo léo như búp ngọc, lúc bổ cau, lúc têm trầu. Chính miếng trầu cánh phượng mà Tấm têm sáng hôm ấy đã làm cho Hoàng tử nhận ra người đẹp sau bao lần hóa kiếp.
- Có chuyện ông Tơ bà Nguyệt không hở bà ?
- Có chứ ! Bụt là ông Tơ Hồng xe duyên cho Tấm và Hoàng tử nên vợ nên chồng đó.
Năm nay, tôi đã 10 tuổi, nhiều đêm nằm mơ, tôi vẫn gặp cô Tấm – Hoàng hậu xinh đẹp trong truyện cổ tích bà kể ngày xưa.
Chủ nhật vừa qua, tại nhà hát thành phố, em được xem ca nhạc. Đó là lần đầu tiên em được xem ca sĩ Trung Đức biểu diễn.
Ca sĩ Trung Đức là nghệ sĩ ưu tú. Tuy ông đã đứng tuổi nhưng nổi tiếng là ca sĩ hát nhạc nhẹ, nhạc chiến đấu với chất giọng ô-pê-ra lão luyện. Bố em rất thích nghe ông hát. Tối hôm đó, em và bố được xem ông biểu diễn ca khúc "Tình ca”, nhạc và lời của cố nhạc sĩ Hoàng Việt.
Trên sân khấu tràn ngập ánh đèn màu, ca sĩ Trung Đức cúi chào khán giả. Một tràng pháo tay nồng nhiệt vang lên. Ca sĩ Trung Đức khoảng chừng năm mươi tuổi nhưng dáng dấp ông trẻ trung như người bốn mươi tuổi. Ông nghiêm túc, lịch sự trong bộ com-lê màu đen, áo sơ-mi trắng thắt nơ đỏ. Khuôn mặt ông đầy đặn, phúc hậu với đôi lông mày thẳng, to như con tằm nằm, đen nhánh. Dưới đôi lông mày đó, đôi mắt to, sáng long lanh vẻ tươi trẻ, khoáng đạt. Mũi ông hơi bè nhưng sống mũi thẳng. Tóc ông cắt gọn gàng, chải sóng uốn lượn hơi xoăn ôm lấy khuôn mặt vui vẻ hiền lành. Dưới ánh đèn sân khấu, dáng ông nổi bật, lịch lãm, đầy vẻ lãng mạn với mái tóc gợn sóng, rũ cong che bớt vầng trán rộng. Ông hát nhiệt tình, hăng say, tưởng như ông đem hết tâm hồn mình trải rộng trong lời ca. Tay ông đưa lên, dang ra theo điệu nhạc như muốn ôm lấy khoảng không bát ngát của quê hương vào lòng. Tay ông để lên ngực như muôn ôm ấp người yêu thương của mình vào trái tim cháy bỏng. Ông dìu khán giả theo điệu nhạc tha thiết trữ tình. Khuôn mặt ông tươi tắn, dạt dào xúc cảm. Đôi lông mày lúc chau lại, lúc giãn ra theo lời nhạc đưa khán giả đến vùng trời tự do của tình yêu đôi lứa, đến vùng trời hào hùng của tình yêu đất nước, yêu quê hương, đến vùng trời thuỷ chung của tình yêu bền bỉ, gang thép trong chiến đấu. Thay cho nhạc sĩ Hoàng Việt, nghệ sĩ Trung Đức hát lên tiếng lòng của nhạc sĩ hay cũng chính là tiếng lòng của nghệ sĩ đến với công chúng yêu nhạc. Trong bộ com-lê cắt may khéo léo, duyên dáng ôm lấy thân hình, bằng chất giọng điêu luyện mượt mà, bằng cử chỉ lúc uyển chuyển, lúc dịu dàng, nghệ sĩ Trung Đức gửi lời nhắn chân tình của nhạc sĩ Hoàng Việt cho những đôi trai gái yêu nhau, cho những cặp vợ chồng kẻ Nam người Bắc vì cuộc kháng chiến, giữ tấm lòng yêu thương chung thuỷ và ý chí kiên định với lí tưởng cách mạng. Bản nhạc chấm dứt trong tiếng vỗ tay vang dội của khán giả. Tấm màn nhung đã khép lại nhưng âm vang giọng hát và hình ảnh của nghệ sĩ Trung Đức in sâu vào tâm trí em.
Không phải riêng em yêu ca nhạc và hâm mộ nghệ sĩ Trung Đức, cả nhà em và nhiều người nữa đều ái mộ ông. Ông quả xứng danh với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú mà Nhà nước phong tặng. Nghệ sĩ Trung Đức hoàn toàn chinh phục khán thính giả và khơi dậy trong lòng công chúng một tình yêu sắt son, chung thuỷ với những người thân yêu, với Tổ quốc thiêng liêng, với nghệ thuật âm nhạc chiến đấu trữ tình.
Em đã được nghe bà kể rất nhiều câu chuyện cổ tích hay.Nào là chàng Thạch Sanh dũng cảm.Nào là nàng Bạch Tuyết xinh đẹp.Nhưng em thích hơn cả vẫn là cô Tấm chăm chỉ.
Cô Tấm có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Mẹ mất sớm cha cô đi lấy vợ hai. Nhưng chẳng bao lâu cha cô cũng qua đời. Cô ở với dì ghẻ và con riêng của dì ghẻ là Cám. Hai mẹ con Cám không yêu thương gì Tấm mà luôn tìm cách hãm hại cô. Dù chịu nhiều tủi hờn nhưng Tấm vẫn hết sức xinh đẹp lại nết na thùy mị.
Tấm có thân hình mảnh mai. Khuôn mặt trái xoan với làn da trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt bồ câu đen láy, trong vắt như màn đêm. Cặp lông mày lá liễu càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp của đôi mắt ấy. Tấm có chiếc mũi dọc dừa, rất cân đối với khuôn mặt. Bên dưới chiếc mũi nhỏ nhắn đó là một đôi môi đỏ chúm chím. Tấm có một mái tóc dài mượt và đen láy, luôn được cô vấn lên gọn gàng cột lại bằng một chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Nhìn tổng thể Tấm chẳng khác gì một tiên nữ với một vẻ đẹp trong sáng và thành thiện.
Sống với mẹ con Cám Tấm phải làm việc quần quật cả ngày. Từ sáng sớm tinh mơ cho đến khi tối muộn. Có những hôm cô phải đi chăn trâu ở tận bên làng xa. Rồi phải đi mò cua bắt ốc. Tấm còn phải làm cả những phần việc của Cám do Cám lười mà đùn đẩy cho cô. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.
Tấm còn là một người có sức sống mạnh mẽ, sự sống của Tấm chính là sự sống của cái thiện trong xã hội, mặc dù bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác những Tấm vẫn hồi sinh, hóa thân thành cây con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị. Và đến cuối cùng Tấm cũng có được hạnh phúc của chính mình khi được về sống với nhà vua. Và mẹ con Cám phải trả giá cho những hành động độc ác của chính mình.
Em rất yêu thích cô Tấm.Em càng hiểu hơn câu nói dân gian:"Ở hiền thì lại gặp hiền-Người ngay thì được Phật tiên độ trì.Mỗi khi đọc câu chuyện Tấm Cám em lại nhớ tới bà_người đã kể cho em biết bao nhiêu câu chuyện cổ tích.
Trong các môn nghệ thuật, em yêu thích nhất là âm nhạc. Mỗi khi giai điệu của những bài hát yêu thích vang lên, em cảm thấy cuộc sống của mình thật tươi vui và tràn ngập sắc màu. Trong các ca sĩ, người em yêu thích nhất là chị Hương Tràm. Em đã được xem chị hát trong chương trình Giọng hát Việt tối hôm qua và buổi biểu diễn đã để lại cho em thật nhiều cảm xúc.
Ca sĩ Hương Tràm năm nay 22 tuổi, chị đã đạt giải quán quân trong chương trình Giọng hát Việt với giọng hát mượt mà và ngọt ngào. Chị có dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng hồng và khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương. Dưới ánh đèn sân khấu, đôi mắt to đẹp của chị dường như sáng hơn. Nụ cười tươi tắn của chị luôn thường trực trên đôi môi hình trái tim đỏ thắm, với đôi má ửng hồng, làm cho khuôn mặt của chị càng thêm rạng rỡ.
Trong buổi biểu diễn, chị đã mặc một chiếc váy màu hồng nhẹ nhàng. Khi bước ra đễn giữ sân khấu, chị cúi chào khán giả. Cả hội trường reo vang và vỗ tay, những tấm hình của chị được người hâm mộ giơ cao. Khi tiếng nhạc cất lên, chị khẽ nhún nhảy theo điệu nhạc. Chị đưa tay lên vuốt mái tóc màu hạt dẻ mượt mà và cất cao tiếng hát. Bàn tay với những ngón thay thon dài, nhỏ nhắn, một tay chị cầm micrô, tay kia chị nhẹ nhàng đưa theo điệu nhạc.
Bài hát chị thể hiện trong buổi biểu diễn là “Chị tôi”. Nội dung bài hát kể về người chị gái và đàn em thơ, mẹ đã đi xa mà chị vẫn chưa yên lòng lập gia đình riêng vì thương những đứa em thơ dại. Chị đã tự mặc định mình là một người mẹ thứ hai, phải lo cho các em đến cả chuyện gia đình. Bài hát về tình cảm gia đình với những câu từ nhẹ nhàng, xúc động đã khiến cả hội trường im lặng lắng nghe tiếng hát của chị. Những đoạn hát mang tình cảm sâu lắng, chị đứng yên một chỗ trên sân khấu, nét mặt và tình cảm của chị tập trung hết cho lời bài hát. Khi bài hát kết thúc, những tràng pháo tay ròn rã của khán giả vang lên như càng khẳng định sự thành công của chị trong tiết mục vừa rồi. Chị cúi chào khán giả với nụ cười thật tươi. Mọi người đã lên sân khấu và dành tặng chị những bó hoa tươi thắm. Sau đó, chị dừng lại mấy phút để nói lời cảm ơn đến với khán giả đã ngưỡng mộ, dành tình cảm cho mình.
Giọng hát và hình ảnh của ca sĩ Hương Tràm trong buổi biểu diễn khiến em càng thêm yêu quý chị, không chỉ có giọng hát ngọt ngào mà những cảm xúc của chị thể hiện khiến em thêm hiểu hơn bài hát. Em mong muốn chị sẽ có nhiều bài hát hay hơn nữa để cống hiến cho khán giả và ngày càng thành công trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.
Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.
Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.(Không chép mạng nha,k cho mình vs, thanks)
“ Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi..”
Em thường được bước vào trong giấc ngủ trong lời kể dịu dàng của bà, của mẹ. Rồi chẳng biết tự bao giờ em đã yêu cô Tấm, anh Khoai…
Trăng đêm nay sáng quá, gió nhè nhẹ thổi, nằm bên cạnh bà, em thiu thiu ngủ… Nàng Tấm hiện về, xinh đẹp hiền từ. Em không tin vào mắt minh nữa. Nàng Tấm mà em mơ ước được gặp bấy lâu nay đang ngồi nhặt thóc ngoài hiên. “ Từng ấy thóc thế kia nhặt đến bao giờ mới xong!” Em thầm nghĩ. Bước lại gần, em khẽ chào chị, trong lòng vẫn cong thắc mắc.
– Em chào chị, chị Tấm ơi, chị đang nhặt thóc phải không?
Nước mắt tràn trề, chị quay lại:
– Chào em, em đến tự bao giờ thế? Chị buồn lắm vì không được đi xem hội. Từ bé đến giờ chị chưa lần nào được đi cả!
– Chị đừng khóc nữa, chị phải nhặt thóc đúng không? Em sẽ giúp chị!
-Em ngồi xuống cùng nhặt thóc với chị. “Mẹ con cô Cám đáng ghét quá”. Em nghĩ thầm. Quả thực bây giờ em mới thấy sự độc ác của Cám. Em an ủi chị Tấm:
– Hai chị em mình cùng nhặt với nhau, cũng vui đấy chứ phải không chị?
Chị Tấm vẫn khóc, hình như tất cả sự uất ức đang trào dâng trong chị. Vừa lúc đó, một đám mây hồng xuất hiện, ông Bụt bước xướng trong ánh hào quang. Em vừa vui, vừa cảm thấy ngỡ ngàng. Chị Tấm cũng vậy, chị lau nước mắt ngạc nhiên. “ Con chào cụ!”, em cũng lí nhí: “Con chào cụ ạ!”. Ông Bụt mỉm cười hiền từ. Ông gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc giúp chị Tấm, chỉ trong chốc lát thóc đã được nhặt xong, chị Tấm được đi xem hội. Em cảm thấy vui lây, thầm nhủ: “ Chị Tấm ơi! Em cầu mong cho chị luôn gặp những điều tốt lành nhất.” Chị Tấm bỗng quay lại:
– Em bé ơi, chị đi đây. Tạm biệt nhé! Đến một lúc nào đó chị lại về thăm em, cảm ơn em đã đến thăm chị!
Em nghĩ miên man, đến lúc ngẩng lên không thấy ai nữa, chỉ có lũ chim non đang ríu rít. Em tạm biệt ngôi nhà, ra giếng thăm cá bống rồi lại tiếp tục đi. Không xa lắm, một khu rừng rậm rạp đã hiện ra trước mắt em. Kì lạ quá! Không biết là nơi nào!
àn bài:
MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.
** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.
** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện.
TB:
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều.
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động.
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.
Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.