Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Sau khi đã tan tiệc Trung Thu, tôi về nhà đánh răng sau đó đi ngủ luôn vì mệt mỏi. Tôi liu diu mắt, thiếp đi lúc nào không biết, chợt lúc tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm ngủ dưới gốc cây đa. Tôi giật mình choàng dậy. Ngay cạnh tôi là một ngừoi đàn ông mạc quần áo bà ba quấn khăn kẻ. Tôi hoảng sợ nhưng ngừoi đàn ông bảo:" Cháu đừng sợ, chú là Cuội đây, chú tình cờ đi ngang qua đây thấy chúng cháu đang tổ chức Trung Thu vui vẻ và lại gọi chứ xuống ăn bánh nữa nên chú rất mừng" Tôi hỏi:
-Thế đây là cung trăng hả chú?
Chú trả lời:
- Ừ, đây là cung trăng đó, cháu thấy có đẹp không?
Tôi nói:
- Đẹp lắm chú ạ. Nó còn to ơi là to!
Rồi chú bảo tôi :
- Cháu muốn đi tham quan cung trăng không?!
- Có ạ- tôi lẻo miệng đáp.
Rồi chú Cuội dắt tôi đi vòng quanh cung trăng chơi, tiếp đó chú cho tôi xem những chú thỏ đang giã bánh giầy. Đặc biệt còn có cả chị Hằng Nga đang làm bánh nữa chứ. Chị Hằng cho tôi làm thử, lúc đầu còn vụng về nhưng sau cũng quen.
Nhưng chợt tôi nghe tiếng gọi:" Đăng ơi, Đăng! Dậy, dậy đi con. Tôi choàng tỉnh mắt thấy mẹ đang đứng ở cửa phòng gọi tôi. Tôi bước ra khỏi giường nhưng lòng vẫn còn nghĩ về giấc mơ hôm qua:" Không biết những gì vừa nãy có phải là thật không nhỉ?"
Tham khảo!
- Em nghe cô giáo kể chuyện.
- Ghi lại những sự việc chính: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già xảy ra khi ông chế tạo thành công đèn điện. Bà cụ già đã đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu ấy, do đó bà đã vô tình được gặp Ê-đi-xơn và trò chuyện với ông.
_____
1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !
____
Em ấn tượng với sự thân thiện, gần gũi và việc giữ lời hứa của Ê-đi-xơn. Mặc dù là nhà bác học nổi tiếng nhưng Ê-đi-xơn vẫn nói chuyện rất thân thiết với bà cụ. Khi xe điện được chạy thử, dù có rất nhiều người xếp hàng để mua vé nhưng Ê-đi-xơn vẫn giữ đúng lời hứa, mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên.
Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện.
Đề 1:
Bài tham khảo 1:
Con trâu là loài vật nuôi gắn liền với ruộng đồng và những người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, vì sinh ra và lớn lên ở thành phố nên chỉ biết đến con trâu qua sách báo, ti vi. Thứ bảy tuần vừa qua, khi cùng bố lên thăm người bạn cũ ở Hà Nam, em đã tình cờ trông thấy con trâu đang ăn cỏ, lần đầu tiên nhìn thấy con trâu ngoài đời thực khiến em vô cùng háo hức.
Con trâu đang ăn cỏ bên bờ ruộng có thân hình to lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng của em. Trâu có bộ lông đen bóng, trên đầu là cặp sừng to, cứng cáp và cong như vầng trăng bị khuyết. Mắt trâu to tròn, đen nhánh, điều khiến em ấn tượng hơn cả ở đôi mắt của trâu là cặp lông mi đen, dài hơi rũ xuống làm cho ánh nhìn của con trâu trở nên hiền lành, dễ mến. Mũi trâu to, hơi hếch lên trên và được các bác nông dân buộc vào một sợi dây thừng để dắt đi.
Tai của trâu to như hai chiếc lá bàng, đuôi của trâu dài thường xuyên phe phẩy để đuổi ruồi bọ, côn trùng. Chân của con trâu to lớn, vững chãi với những bước đi chậm dãi, thong dong trên bãi cỏ. Con trâu ăn những đám cỏ non bên bờ ruộng, em nghe được âm thanh nhai cỏ “sực sực”, có lẽ con trâu đang ăn ngon miệng lắm.
Qua lần gặp mặt tình cờ, em cảm thấy yêu quý con trâu hơn bởi đây là loài động vật chăm chỉ, hiền lành, không những thế con trâu còn là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam.
Bài tham khảo 2:
Để nói về một loài vật nuôi có mặt ở đa số các gia đình Việt Nam thì chắc hẳn phải là con chó. Bởi chó là một loài rất thông minh lại có ích, giúp canh giữ nhà cửa cho con người.
Nhà em cũng nuôi một con chó, em đặt tên cho nó là Ki. Con Ki là giống chó lai, khác với mẹ nó là chó cỏ, chó ta, chắc hẳn vì bố của nó là chó lai nên giờ nó mới to bệ vệ như thế. Màu lông của con Ki cũng rất đặc biệt, phần lông ở đầu đều là màu vàng cỏ úa, nhưng xuống đến lưng lại có những đám lông màu nâu, rồi màu nâu đậm và đến phần đuôi là lông màu đen. Sự pha trộn màu sắc trên bộ lông của nó thật bắt mắt và thú vị.
Con chó Ki nhà em cao to, chiếc mõm to dài, đôi tai vểnh lên to như chiếc tai của thỏ, đôi mắt đen to tròn lộ rõ vẻ tinh anh. Chân của nó to hơn hẳn so với những con chó nhà hàng xóm, to hơn cả cánh tay của em, chiếc đuôi ít lông, thon dài quẫy vòng tròn mỗi khi thấy em đi học về. Con Ki tuy có thân hình to lớn nhưng lại khá nhút nhát, hễ có người lạ vào nhà là nó sủa lên rất to nhưng lại không dám chạy ra ngoài mà chỉ đứng gọn ở góc sân, vừa sủa vừa lùi dần vào bên trong, ra vẻ hung dữ nhưng vẫn rất sợ sệt. Cả ngày nó chỉ nằm im trong chuồng, chỉ khi nào muốn uống nước, đòi ăn hay muốn đi vệ sinh nó sẽ kêu âm ỉ “Ư ử! Ư ử!”. Khi được thả ra là nó nhảy chồm lên người tỏ vẻ rất vui sướng.
Em rất yêu quý con chó của nhà em, đêm nào con Ki cũng thức suốt đêm để canh giấc ngủ cho cả nhà, đến sáng mới dám đi ngủ. Nó cũng rất biết chơi đùa và nghe lời của chủ.
Đề 2: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện thú vị mà em đã đọc hoặc đã nghe.
Bài tham khảo:
Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, em thường đọc một truyện cổ tích trong cuốn truyện mà mẹ tặng nhân dịp sinh nhật. Đêm qua, sau khi đọc truyện Tấm Cám, em đã có một giấc mơ gặp cô Tấm thật đẹp. Cô Tấm có một dáng người nhỏ nhắn và xinh đẹp. Mái tóc dài và mượt được quấn gọn quanh đầu bằng một chiếc mấn màu trắng giản dị. Nước da cô trắng hồng và gương mặt hiền từ đúng như tính cách của cô vậy. Trông cô Tấm thật gầy, hai gò má hiện lên thật rõ. Hai bên, cô có đeo đôi khuyên tai hình chú chim vàng anh thì thật đẹp. Em gặp cô Tấm ở một khu vườn nào đó, cô mặc một chiếc yếm màu đỏ, bên ngoài là chiếc áo choàng màu vàng có đính cườm lấp lánh nhìn rất đẹp. Có lẽ đây là bộ trang phục dành cho hoàng hậu. Cô Tấm nhìn em, mỉm cười thân thiện. Ngồi bên một cây xoan, em được nghe cô Tấm kể rất nhiều chuyện về cuộc đời của mình, những sóng gió cuộc đời mà cô đã phải trải qua để có được hạnh phúc. Nhìn cô Tấm lúc kể chuyện vô cùng ân cần, cô như đang tâm sự với một người bạn, đôi lúc còn như trực trào nước mắt. Cô Tấm có một vẻ đẹp bình dị nhưng vô cùng cuốn hút, vừa hiền từ nhưng cũng có nét rất sắc sảo và thông minh, đôi mắt bồ câu và chiếc mũi cao, nụ cười thì thật nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, cô còn cầm lấy tay em gần gũi, bàn tay cô nhỏ nhắn và mịn màng. Trước khi may mắn gặp được vua, cô đã có một quãng thời gian thực sự mệt mỏi khi bị mẹ con Cám đối xử tệ bạc. Em được biết đến cô Tấm trong truyện với một tính tình chân thật và lương thiện, khi được gặp, dù chỉ là trong giấc mơ, em cũng thấy thật hạnh phúc khi cô Tấm rất hiền lành và gần gũi. Trước khi chia tay, cô Tấm đập nhẹ vào tay em, khuyên rằng: sống ở đời thì vừa lương thiện nhưng cũng vừa phải biết đấu tranh để giành lại công bằng cho chính mình, rồi sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc.
Câu chuyện "Trí khôn của ta đây":
a. Câu chuyện có những nhân vật: bác nông dân, trâu và hổ
b. Những việc làm của nhân vật bác nông dân thể hiện trí thông minh:
Một lần trong lúc nghỉ ngơi, bác nông dân đi uống nước, thì có một con cọp đến hỏi trâu tại sao trâu to xác mà để một người bé xíu đánh đập. Trâu trả lời:
"Tuy người bé nhỏ, nhưng họ có trí khôn".
Lúc đó bác nông dân cũng đi ra, thì cọp bèn hỏi:
"Nghe trâu nói người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn, vậy trí khôn ở đâu, lấy ra cho ta xem".
Bác nông dân đáp lại:
"Trí khôn tôi để ở nhà".
Thì cọp bảo về nhà lấy trí khôn cho xem, bác nông dân đồng ý và phải có điều kiện là trói cọp lại vào gốc cây để cọp không ăn thịt trâu của bác nông dân. Sau khi trói cọp vào gốc cây, bác nông dân đã châm lửa đốt và nói với cọp:
"Trí khôn của ta đây"
Câu 1 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tưởng tượng của em là cô Hiền trong câu chuyện Bức ảnh (trang 57), hãy viết một bức thư gửi bà Mùi sau cuộc gặp giữa hai cô cháu.
Trả lời:
Cao Bằng, ngày…. tháng …..năm……..
Cô Mùi kính mến!
Khi cháu viết bức thư này, thì cháu đã về đến nhà sau khi được đến thăm bác. Dù đã vài ngày trôi qua, nhưng những cảm xúc hạnh phúc vỡ òa của cuộc hội ngộ hôm ấy vẫn lâng lâng trong lồng ngực cháu bác ạ.
Khi được biết địa chỉ của bác, cháu đã ngay lập tức đi xe suốt đêm để được gặp bác. Bước chân được vào ngôi nhà nhỏ, nhìn thấy bác nằm trên giường bệnh mà nước mắt cháu cứ trào ra. Đối với cháu, bác vừa là một ân nhân, vừa là một người mẹ thứ hai của mình. Nếu không có bác thì đã không thể có cháu của ngày hôm nay. Suốt bao năm qua, cháu luôn mong được gặp lại bác để đền đáp công ơn năm nào. Giây phút gặp lại cháu hạnh phúc ngỡ như mình đang nằm mơ. Vậy là cháu lại được cầm tay bác, được gối đầu lên lồng ngực của bác. Và được cất “tiếng gọi mẹ” luôn ấp ủ trong lòng bấy lâu nay.
Qua lời tâm sự của bác và mọi người, cháu biết được hoàn cảnh của bác hiện nay rất vất vả. Vì vậy, cháu nén lại nỗi sướng vui khi được đoàn tụ với bác để trở lại nhà. Cháu trở về để chuẩn bị một mái ấm nhỏ để được đón “mẹ Mùi” về với cháu. Để cháu được làm một người con đúng nghĩa, được đền đáp công ơn trời bể của bác. Vì vậy, bác hãy giữ gìn sức khỏe và vui vẻ chờ cháu trở lại nhé!Con gái của bác Mùi
Hiền
Hoàng Thị Hiền
Câu 2 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:Tả một con vật được nuôi ở nhà em (hoặc trường em, ở vườn thú)
Trả lời:
Ôi, đáng yêu làm sao! Một chú khỉ con đang làm trò, khiến mọi người cười thích thú! Hôm nay là chủ nhật, mẹ đưa anh em tôi đến vườn bách thú, để tận mắt được xem những con vật vốn ở tận rừng xanh, mà tôi mới chỉ được thấy qua ti-vi. Đi thăm rất nhiều chuồng thú, nhưng với tôi, những chú khỉ – nhà biểu diễn xiếc tài ba – là đáng yêu nhất.
Chú khỉ con này nổi bật nhất trong đàn, với bộ lông màu nâu vàng. Lông của chú không mượt, trái lại nó hơi xù lên, trông ngộ ghê! Khuôn mặt chú gần giống hình tam giác, má hóp lại, gò má nhô cao như người già. Đôi mắt chú tròn xoe, liến láu nhìn quanh, trông thật tinh ranh. Mũi nó rất cao, nhưng hơi hếch lên, nhìn rõ cả hai lỗ mũi, trông rất nghịch ngợm. Miệng nó rộng đến tận mang tai, nhất là những lúc nó ngoác miệng ra cười, trông càng rộng hơn. Nó rất hay cười, nhưng vì hàm của nó chìa ra, nên trông lúc nào cũng nhăn nhở. Những chiếc răng nhỏ hơn răng người, nhưng trắng như sữa. Thân hình chú khỉ này hơi gầy, nó ngồi trên cành cây trông rúm ró. Tuy vậy, nhưng nó nhanh lắm đó. Với đôi tay dài lòng khòng, những ngón tay gần giống tay người và đầy lông lá, nó có thể đu bám chắc và chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Trong chuồng của những chú khỉ, có một cái cây to, để cho các chú chơi đùa như khi ở trong rừng. Thấy mọi người đứng xem, nó có vẻ thích chí, nên trổ tài biểu diễn, mua vui cho mọi người. Đang đứng trên nóc bể, thoắt cái, nó lấy đà, rồi bật nhanh lên một cành cây, một tay bám vào cành, tay kia gãi gãi làm trò. Lúc này, tôi mới nhìn rõ một mảng đỏ dưới mông chú. Thảo nào, ở tấm biển gắn trên chuồng, người ta ghi là “Khỉ đít đỏ”. Mọi người vỗ tay cổ vũ, nó càng khoái chí, buông cả hai tay, dùng đuôi cuốn chặt cành cây, đu mình xuống, miệng kêu “khẹc, khẹc…”. Bỗng chú tuột đuôi rơi xuống, ai nấy đều giật mình, nhưng nhanh như cắt, chú nhảy sang bám vào một cành cây gần đó, rất điêu luyện như diễn viên xiếc. Làm trò chán, nó nhảy xuống, giơ tay ra ngoài hàng song sắt, để xin ăn. Tôi ném cho nó mấy cái bim bim, cả bầy xô lại cướp. Nhưng nó rất nhanh, lúc nào cũng cướp được nhiều nhất, và đưa hết vào mồm, nhai nhồm nhoàm, trông thật tham ăn. Mặc kệ chú đùa nghịch, bên cạnh đó, con khỉ mẹ vẫn đang chăm chỉ bắt giận cho khỉ con – chắc là em của nó. Trông gia đình khỉ cũng rất tình cảm.
Những chú khỉ trong vườn thú, đặc biệt là chú khỉ con tinh nghịch kia thật dễ mến! Tạm biệt những chú khỉ đáng yêu, em mong sao những chú khỉ này sẽ được chăm sóc tốt hơn, để lần sau trở lại thăm vườn thú, em sẽ được gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, nhưng khoẻ mạnh và xinh xắn hơn
1.
a. Lựa chọn câu chuyện em thích: Sự tích cây vú sữa.
b. Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng: Phương án 2: Viết tiếp đoạn kết.
Cách 1: Mẹ cậu trở về sau nhiều ngày đi tìm con, hai mẹ con được gặp nhau trong hạnh phúc.
2
Mở bài: Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
Thân bài:
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.
Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.
Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá
Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.
Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào :
“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:
- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?
Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:
- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.
Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau
Kết bài: Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!
Tưởng tượng em là Thuận hoặc Liên trong câu chuyện trên: Sáng thứ 6, trời mưa rả rích rất lâu, mãi đến chiều mới tạnh. Sau khi trời tạnh, cả em và Liên đều cầm chổi ra quét sân và nói chuyện. Sau khi sân sạch thì chúng em thống nhất cách quét sân và phân ngày ra quét. Từ đó chiếc sân hôm nào cũng sạch bóng mà không bị chia thành hai nửa nữa.