K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2019

Bài làm:

Mỗi nhân vật văn học đều ghi lại trong tôi nhiều ấn tượng khác nhau. Khi câu chuyện về họ khép lại, lòng tôi lại gợi mở ra nhiều suy nghĩ. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” có lẽ là người gây cho tôi nhiều ám ảnh nhất. Nỗi ám ảnh ấy theo tôi cả vào giấc mơ.

Trong mơ, tôi thấy mình đang ở một ngôi làng nhỏ miền trung du, mấy chục ngôi nhà đứng cạnh nhau. Không điện đường, không khói bụi ồn ào, tất cả bình yên trong treo trông như làng quê nhiều năm về trước. Tôi mơ màng bước đi trên con đường đất nhỏ. Dưới gốc đa sù sì, người đứng người ngồi, trò chuyện râm ran. Xa xa có cánh đồng lúa rộng bao la, đàn cò bay lượn trắng cả một vùng…

Tôi lang thang hết đoạn đường dài, đến khi chân mỏi định tìm một nơi nghỉ tạm. Bất ngờ tôi nhìn thấy một ông cụ khoảng chừng sáu mươi tuổi, dáng người mảnh khảnh ngồi trong quán nước vừa hút thuốc lào vừa uống nước chè, miệng chop chép ra điều đắc ý lắm. Càng nhìn, tôi càng thấy giống dáng vẻ ông Hai mà nhà văn Kim Lân miêu tả. Không lẽ tôi đi vào giấc mơ gặp ông Hai? Nghĩ vậy, tôi mạnh dạn bước tới chỗ quán nước, hỏi ông:

- Cháu chào ông ạ! Ông có phải ông Hai người làng chợ Dầu không ạ?

Nghe tôi nhắc tới làng chợ Dầu, ông liền ngẩng mặt nhìn tôi, hai mắt sáng rỡ:

- Đúng rồi cháu, ông là người làng chợ Dầu. Cháu là ai? Cũng là người làng tản cư lên ư? Sao ông lại chưa thấy cháu bao giờ?

Bấy giờ tôi mới vỡ lẽ, ông đúng là ông Hai thật. Nhưng nơi này không phải làng của ông mà là nơi tản cư. Tôi lễ phép đáp lại câu hỏi của ông:

- Dạ cháu từ nơi khác đến đây. Cháu có nghe nói đến làng chợ Dầu nên muốn hỏi ông vài điều ạ.

- Cháu ngồi xuống đây, uống miếng nước rồi ông cháu mình nói chuyện.- Nghe nhắc tới làng của mình, ông Hai phấn khởi ra mặt, ông rót cho tôi một chén nước rồi bảo tôi ngồi xuống.

Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ đâu, đành hỏi ông làng Chợ Dầu của ông cách đây bao xa, làng có giống như nơi này không. Ông như chỉ chờ có vậy, nói một hơi dài không nghỉ, ông khoe:

- Làng ông có phòng thong tin tuyên truyền sang sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều phát thanh cả làng đều nghe thấy. Làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không hề dính tới gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. – Mắt ông sang lên, nói rành mạch không sai một chữ, giống như ông đã ghi nhớ hết, chỉ cần có ai hỏi là ông có thể nói ngay.

Dừng một lát, như nhớ ra điều gì đó, ông lại nói:

- Chết! Còn cái dinh cơ cụ thượng làng ông. Có lăm lắm là của. Vườn hoa cây cảnh nom như động ấy. Có cái tượng đá ông Hoàng Thạch Công đánh rơi giày, bát tiên quá hải bằng người sứ. Cả cái cọc sắt cắm vào cái bầu rượu có đắp 4 con giơi quét vôi vàng mãi tít trên ngọn sinh phần là cột thu lôi, thu cả sấm sét vào. Khiếp lắm!

Ông mải mê khoe mãi, khoe hết mọi thứ trong làng ông. Nhân lúc ông dừng lại uống nước, tôi liền hỏi:

- Làng tốt như vậy, sao ông lại tản cư đến đây ạ?

Không hào hứng như trước đó, khuôn mặt ông như trầm hẳn xuống, ông không trả lời tôi ngay mà hướng ánh mắt ra xa, chậm rãi nói:

- Kháng chiến nổ ra, ông cũng không muốn xa làng, muốn ở lại cùng anh em bộ đội và dân quân khàng chiến bảo vệ làng. Nhưng sau cùng, ông vẫn phải mang theo gia đình đi tản cư. Ông nhớ làng, nhớ cả những ngày tháng cùng anh em đào đường đắp ụ, mệt nhưng mà vui lắm… Nhớ làng nên ngày nào ông cũng ra phòng thong tin để nghe tin tức kháng chiến. Ông vừa mới từ nơi đó ra đây ngồi thì gặp cháu.

Cảm nhận được nỗi nhớ nặng trĩu qua giọng nói của ông, tôi vừa thương vừa khâm phục tình yêu làng của ông. Để ông không quá đau lòng khi nhớ làng mà vẫn chưa thể trở về, tôi vội hỏi:

- Hẳn là có nhiều tin tức thắng trận từ làng lắm đúng không ạ?

- Có chứ cháu, tin quân ta giết địch, rồi tin thằng bé nhỏ tuổi dám bơi ra giữa hồ cắm cờ của ta. Nghe mà ruột gan ông cứ múa hết cả lên. – Nét mặt ông lại rạng rỡ hẳn lên. Có lẽ tình yêu làng tha thiết đã hun đúc lên tình yêu nước mãnh liệt trong ông.

Tôi thấy ông lại lặng người đi, không hiểu vì sao cũng không dám lên tiếng hỏi. Một lát sau đó, ông lại tiếp tục kể:

- Cách đây ít lâu, ông nghe tin dữ từ làng Chợ Dầu. Hôm ấy, ông gặp tốp người tản cư từ Gia Lâm, người ta nói cả làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Cảm giác đó vẫn còn nguyên, cổ họng nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lặng đi, tưởng như không thể thở được. Ông cố hỏi lại nhưng người ta vẫn khăng khăng đó là sự thật. Sau đó, người ta nói gì ông cũng không nghe rõ, cúi mặt mà đi về.

Ông Hai yêu làng như vậy, ngày nào cũng chờ mong tin tức về làng, đến khi nghe tin lại là tin như thế. Chắc hẳn khi ấy, ông đau đớn bàng hoàng lắm. Tôi chỉ nghĩ thầm trong lòng mà không dám ngắt lời ông. Dù là chuyện đã qua và không phải sự thật nhưng nỗi đau khi ấy nhớ lại vẫn làm ông nghẹn ngào:

- Khoảng thời gian đó rất khó khăn. Ông không tin người làng lại đổ đốn ra đến vậy. Nhưng không có lửa làm sao có khói? Nhìn lũ con ông lại càng đau đớn hơn, nếu là thật chẳng phải chúng là trẻ con làng Việt gian sao? Rồi ông lại hay tin người làng Chợ Dầu đi đến đâu là đuổi đến đó. Gia đình ông cũng là người làng Chợ Dầu, lại đang tản cư. Mụ chủ nhà hôm ấy cũng tới đuổi khéo. Ông bế tắc không biết làm thế nào cho phải…

- Ông có nghĩ sẽ quay về làng không ạ? – Tôi hỏi

Ông Hai lại nhấp thêm một ngụm chè:

- Suy nghĩ ấy có thoáng qua, nhưng làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Thằng con út ông ấy vậy mà thông minh lắm, những ngày tin làng theo giặc đồn ra, xấu hổ nhục nhã ông nào dám đi đâu. Ở nhà, ông thủ thỉ nói chuyện với nó, thằng bé muốn về làng nhưng nó ủng hộ cụ Hồ. Tâm bố con ông là vậy, bên trên cụ Hồ, an hem soi xét cho bố con ông.

Đoạn, nét mặt ông vui tươi hẳn lên:

- Nhưng may mắn cháu ạ, mấy hôm sau, tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính. Bọn Tây nó đốt nhà ông, ông chủ tịch làng ông lên tận nơi cải chính. Ông vui quá cháu ạ.

Tôi thấy nước mắt ông tràn qua kẽ mắt, thầm cảm động lòng yêu làng của ông. Dù ông nói phải thù vì làng theo Tây mất rồi, nhưng ông vẫn chưa từng thôi hy vọng tin tức kia là giả, làng của ông vẫn là làng kháng chiến. Tôi định hỏi tiếp thì nghe thấy tiếng loa phát thanh ở xa, ông Hai đứng dậy rồi chạy đi. Tôi gọi với theo thì chỉ nghe tiếng ông vọng lại:

- Chắc là có tin ta thắng trận, ông phải ra xem mới được…

Tôi choàng tỉnh. Nhìn bầu trời đầy sao bên ngoài cửa sổ tôi mới hay mình ngủ quên trên bàn học, quyển sách giáo khoa mở đúng truyện ngắn “ Làng”. Dù chỉ là một giấc mơ nhưng tôi vẫn cảm nhận được tình cảm yêu làng, yêu nước đáng quý của ông Hai. Ông chính là đại diện cho tầng lớp nông dân yêu nước, kháng chiến giành độc lập dân tộc, đáng trân trọng, ngợi ca.

22 tháng 12 2018

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo

1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.

2. Thân bài:

- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai

- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc

- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản

- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.

- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai

3. Kết bài

Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. Xác định rõ đề bài, đây là dạng...
Đọc tiếp

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.


Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo


1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.


2. Thân bài:


- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai


- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc


- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản


- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.


- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai


3. Kết bài


Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.

1
17 tháng 6 2017

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo

1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.

2. Thân bài:

- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai

- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc

- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản

- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.

- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai

3. Kết bài

Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.

1 tháng 1 2021

. Mở bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:

- Tạo tình huống gặp gỡ với ông Hai. Nêu về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật một cách hợp lí, hấp dẫn.

2. Thân bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:

- Nói đến hoàn cảnh khiến ông Hai cùng gia đình phải đi tản cư; Kể về niềm hãnh diện, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai khi ông ở nơi tản cư.

- Nêu diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu có người theo giặc làm Việt gian, từ đó thấy rõ tình yêu làng sâu sắc hòa quyện thống nhất với tình yêu nước, yêu Tổ Quốc, yêu cách mạng của ông Hai:

- Từ sự bàng hoàng, sững sờ khi mới nghe tin ấy đến cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn bã, chán nản rồi nó trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên nặng nề khiến ông Hai vô cùng đau đớn, khổ sở.

- Sau đó là tình thế bế tắc, tuyệt vọng của ông khi ông và gia đình bị đuổi đi, sự đấu tranh nội tâm của ông giữa đi nơi khác hay trở về làng chợ Dầu khiến ông phải đau đầu. Nhưng ông quyết tâm không trở về làng, vì trở về là chống lại cách mạng, chống lại Cụ Hồ. Qua đó thấy rõ được tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn, bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai.

- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con trai út thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắc của ông với cách mạng, với kháng chiến.

- Kể về tâm trạng vui sướng, vô bờ bến của ông Hai khi tin làng theo giặc được đính chính.

3. Kết bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:

- Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân em sau cuộc trò chuyện ấy.

7 tháng 1 2022

Tham khảo:

Nhắc đến nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là nhắc đến hình ảnh một người nông dân chịu thương chịu khó, một hình ảnh đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Đó là hình ảnh của những người dân yêu nước da diết, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng một tình cảm thiêng liêng. Đã bao lần tôi mơ ước được một lần gặp nhân vật ông Hai để trò chuyện với ông về câu chuyện cuộc đời ông. Thế rồi một hôm khi vừa khép lại trang truyện, đi ngủ tôi mơ màng thấy mình được nói chuyện cùng nhân vật ông Hai. Đây quả thực là một giấc mơ không thể nào quên được.

Tôi đứng giữa một khoảng không mờ ảo cảnh vật khắp nơi đều rất đơn sơ mộc mạc nó giống với ngôi làng của nhà ông nội tôi vậy. À hình như tôi nhớ ra rồi đây chính là ngôi làng của ông Hai trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân. Ngôi làng nhỏ lắm ước chừng chỉ được khoảng mấy mươi nóc nhà. Tôi bước đi trong con đường gạch nhỏ giữa làng, xung quanh là dăm ba tốp người đang xì xào chuyện trò nào thì ruộng con trâu cái cày, nào là chuyện ruộng lúa trỗ bông… Tiếng cười nói của tụi trẻ con đang đùa nhau râm ran. Xa xa đàn cò đang sải cánh bay rập rờn….

Tôi đi đến gốc đa ven đường thì nhìn thấy một người đàn ông khoảng trên dưới sáu chục tuổi đang ngồi rít điếu cày trong quán nước gần đó. Người đàn ông hớp miếng nước chè tươi rồi chóp chép cái miệng. Tôi đến gần, lúc này mới thấy rõ được hình dáng của ông, người mảnh khảnh đầu chít khăn gọn gàng. Tôi nhớ hình như đây chính là ông Hai. Tôi liền mạnh dạn hỏi:

- Ông là ông Hai có phải không ạ? Cháu thấy quen lắm ạ?

- Ừ ông là ông Hai. Ôi dào quen gì đây là nơi tản cư ấy mà. Bao nhiêu người đến người đi. Thế bố mẹ cháu đâu mà lại đi lạc thế này? Ông trả lời.

- Cháu không nhớ ạ. Ông có thể đưa cháu về được không?

Ông Hai nhón trong túi trả tiền nước chè rồi dẫn tôi theo sau. Vừa đi ông vừa bảo: “được rồi tôi cứ dẫn cháu về nhà tôi nghỉ lát tí tôi lên báo cho phòng thông tin xã để tìm người nhà cho cháu.

Tôi nối bước theo ông Hai về nhà ông. Dọc đường đi tôi thấy ông chào hỏi mọi người niềm nở à hóa ra mọi người thường gọi ông là ông Hai Thu đấy. Thế là ước mơ của tôi đã thành sự thật rồi tôi đã gặp được ông Hai thật rồi. Về đến nhà ông Hai hỏi tôi vì sao lại bị lạc, ở đâu mà đến đây? Tôi cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra nên cũng chỉ ậm ờ trước câu hỏi của ông. Tôi bèn hỏi ông chuyện khác: “Ông ơi hình như làng mình nhiều anh hùng lắm ạ? Ông có thể kể cho cháu nghe chuyện các chú ấy đánh giặc thế nào không ạ?

Như được chạm đúng vào mạch ông Hai thao thao bất tuyệt kể cho tôi nghe về làng ông, với một nỗi lòng say mê đến lạ. Ông khoe nào thì làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi, cột phát thanh cao quá ngọn tre, mỗi chiều loa gọi cả làng nghe thấy. Nào là cái làng của ông nhiều nhà ngói san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh mưa gió đi chân chẳng dính bùn. Tháng năm ngày mươi vào mùa gặt phơi lúa thì sướng phải biết….

Mặc dù đã được đọc câu chuyện của nhà văn Kim Lân nhưng nghe ông Hai kể chuyện tôi vẫn thấy hào hứng đến lạ. Sau đó ông kể tiếp: Kháng chiến chống pháp bùng nổ, ông muốn ở lại cùng với anh em bộ đội bám làng đánh giặc thế nhưng ngặt nỗi vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải tản cư lên đây. Ở đó không ngày nào ông không nhớ quê hương mỗi khi nhớ quá ông lại kể về làng mình cho những người tản cư nghe. Rồi lại thi thoảng chạy lên phòng thông tin nghe tin tức quân ta đánh được địch mà ông vui như mở hội. Rối ông Hai có vẻ trầm ngâm: Tôi vội hỏi:

- Ông sao thế ạ? Sao ông lại không kể tiếp?

Ông Hai nhấp ngụm nước trà rồi nói tiếp. Hôm ấy ông nghe được tin làng chợ Dầu đi theo Việt Gian ông buồn như nghẹt thở, huyết quản trong ông nhu bị đông lại. Ông nghi ngờ về cái tin ấy mà người ta thì khẳng định chắc nịch. Ông cúi gằm mặt xuống rồi đi một mạch về nhà. Lòng ông nặng trĩu. Có cái gì đó đau đớn tủi nhục khi một người đàn bà dưới xuôi tản cư lên nói: “Cả làng nó đi theo tây rồi ông ạ, từ thằng chủ tịch mà xuống”. Niềm tự hào bao lâu nay của ông như sụp đổ. Giá như cái tình yêu quê hương của ông không sâu đậm đến thế thì ông đã không đau đớn đến thế này.

Về nhà ông nằm vật ra giường. Ông nhìn thấy lũ trẻ mà nước mắt cứ trào ra. Đấy thì ra chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy. Chúng nó cũng chịu sự hắt hủi rẻ rúm đấy. Thế rồi như không thể chấp nhận được sự thật ông tưởng tượng lại trong đầu những người dân làng ông đều là những người yêu nước họ yêu kháng chiến đến thế tại sao lại bán nước? thế nhưng những lời nói kia thì sao? Không có lửa thì làm sao có khỏi? Hôm ấy bà nhà ông về bà cũng khác lạ chỉ đến tối bà mới dám hỏi ông về cái tin tức đấy, lúc đầu ông im lặng sau ông gắt um lên còn bà im bặt.

Phải đến mấy ngày hôm sau ông mới dám bước chân ra ngoài đường ông sợ mỗi lần cái loa phát thanh nhắc đến tin chiến sự. Nỗi đau đớn càng trở nên cao trào khi mà ở đâu người ta cũng đuổi người dân làng Dầu vì không muốn cho lên tản cư. Đến ngày mụ chủ nhà ông cũng cố tình đuổi khéo vợ chồng ông. Thế nhưng ông kiên quyết không đi đâu cả. Đi về là bán nước, bỏ cụ Hồ ông nhất định không làm.

Đến đây tôi cũng thấy nghèn nghẹn chua xót. Tôi thấy có thứ gì đó lấp lánh trong suốt chảy ra từ khóe mắt của ông. Lấy tay quệt vội giọt nước mắt ông hai kể tiếp:

Thế rồi một hôm vào khoảng ba giờ chiều có một người đàn ông đến nhà ông chơi ông ấy rủ ông đi đến tối mới về. về đến nhà ông như hóa thành một con người khác. Đến bậc cửa ông đã hét toáng lên “thằng tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch vừa lên báo thế, ông ấy bảo cái tin làng chợ Dầu theo tây là hoàn toàn sai lầm”. Cái tin này như hồi sinh ông vậy. Ông phấn khởi lắm ông mua quà cho mấy đứa con ông lật đật đi khắp nơi để khoe cái làng ông không theo giặc. Ông chạy sang bác Thứ và lại thao thao bất tuyệt về cái làng của mình một cách đầy tự hào sung sướng.

Nói đến đây ông quệt vội giọt nước mắt sung sướng mỗi lần nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi như đắm chìm trong câu chuyện của ông một con người cả đời dành tình yêu cho làng cho nước cho quê hương bản sứ của mình. Chỉ đến khi nghe tiếng người gọi ngoài cổng “ Ông hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu ông kìa”. Ông Hai mới lật đật bước ra dặn tôi nghỉ ngơi, ông ra xem tin tức gì đồng thời báo cáo về tình trạng của tôi.

Nhìn cái dáng vẻ khắc khổ của ông nhắc đến quê hương mà thấy thật đáng quý thật trân trọng biết bao.

Tiếng chuông báo thức vang lên. Ôi thế là tôi đã đến lúc phải dậy đến trường rồi. Hóa ra tôi đã có một giấc mơ thật đẹp như thế đấy. Cuộc trò chuyện với ông khiến tôi phần nào thấu hiểu cuộc sống lam lũ của người dân trong cuộc kháng chiến vĩ đại nhưng vẫn ánh lên tình yêu nước sự tin tưởng bất diệt vào cách mạng và cụ Hồ.

Câu 1: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn tóm tắt truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân):1) Truyện kể về ông Hai, quê ở làng chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải rời làng đi tản cư.2) Một hôm ông gặp những người tản cư dưới xuôi lên cho biết làng Dầu theo Tây, ông vô cùng buồn phiền, tủi hổ.3) Tâm sự không biết chia sẻ cùng ai, ông đành thổ lộ với đứa con nhỏ như...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn tóm tắt truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân):

1) Truyện kể về ông Hai, quê ở làng chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải rời làng đi tản cư.

2) Một hôm ông gặp những người tản cư dưới xuôi lên cho biết làng Dầu theo Tây, ông vô cùng buồn phiền, tủi hổ.

3) Tâm sự không biết chia sẻ cùng ai, ông đành thổ lộ với đứa con nhỏ như khẳng định lòng trung thành của mình với cách mạng, với Bác Hồ.

4) Ông tiếp tục nói về làng, về cuộc chiến đấu giữ làng như chính ông từng tham gia.

5) Nhưng sau đó nghe tin chính xác làng vẫn tham gia kháng chiến, không theo giặc, ông rất vui mừng.

6) Ở đó, ông Hai luôn nhớ tới cái làng của mình, nhớ những ngày khởi nghĩa,…

7) Ông hay nói chuyện, khoe làng ông một cách say mê, háo hức và thường xuyên đi ra phòng thông tin nghe đọc báo để biết tin tức về cuộc kháng chiến

0