Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?
=> Quang Trung
tham khảo
1. Bối cảnh lịch sử và diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.
2. Nguyên nhân thắng lợi
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Cách mạng Tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.
- Cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh.
3. Ý nghĩa lịch sử
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.
- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
4. Một số bài học kinh nghiệm
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học quý báu, nổi bật là:
Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.
Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3-1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13-8-1945. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.
Nhân vật lịch sử | Sự kiện lịch sử |
---|---|
Lê Hoàn | Được gọi là Thập đạo tướng quân trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. |
Lý Thường Kiệt | Chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. |
Nhân vật lịch sử | Sự kiện lịch sử |
---|---|
Lê Hoàn | Được gọi là Thập đạo tướng quân trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. |
Lý Thường Kiệt | Chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. |
Có hơn 200 nước.
Gồm những nước: Việt Nam,Nhật Bản,Trung Quốc,Thái Lan,Singapo,Mỹ,Anh,Đức,Malaysia,Indonesia,Hàn Quốc,....................
Còn lịch sử thì ko biết
Có 254 quốc gia
Gồm các nước : Afghanistan, Ai Cập, Albania, Algérie, Andorra, Angola, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Antigua và Barbuda, Áo, Ả Rập Xê Út,....
Lịch sử những nước trên thế giới là : Lịch sử thế giới hay còn gọi là lịch sử loài người, bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ đến nay trong quá trình tiến hóa loài người. Khác với lịch sử Trái Đất (nó gồm cả lịch sử địa chất Trái Đất và lịch sử tiến hóa sự sống trước khi có sự xuất hiện của con người), lịch sử thế giới được nghiên cứu qua khảo cổ học và các ghi chép, truyền miệng còn sót lại từ thuở xưa. Lịch sử cổ đại được lưu giữ lần đầu tiên qua các tài liệu lưu trữ[1][2].
Tuy nhiên nguồn gốc của nền văn minh loài người trải dài từ trước khi có sự xuất hiện của chữ viết.
Thời tiền sử mở đầu từ kỷ Paleolithic (hay thời đại đồ đá cũ), tiếp sau là kỷ Neolithic (hay thời đại đồ đá mới) và chuyển tiếp dân số thời đại đồ đá mới (Neolithic Revolution) (hay cuộc cách mạng nông nghiệp) (khoảng 8000 đến 5000 năm trước Công nguyên) tại vùng đồng bằng trăng lưỡi liềm. Cuộc cách mạng nông nghiệp là mốc dấu thay đổi lịch sử loài người, con người bắt đầu tìm ra phương pháp làm nông nghiệp với những cây trồng trong tự nhiên và động vật thuần hóa từ hoang dã[3][4][5].
Sự tăng trưởng của nông nghiệp dẫn đến việc con người chuyển dần từ lối sống du cư sang định cư lâu dài. Lối sống du cư vẫn duy trì tại nhiều nơi khác, đặc biệt tại những vùng lãnh thổ bị tách biệt do tự nhiên với vài loài súc vật và thực vật.[6]
Nhu cầu liên kết tự vệ và sự gia tăng sản phẩm nông nghiệp đã cho phép các cộng đồng người mở rộng thành các đơn vị ngày càng lớn hơn, càng được thúc đẩy hơn bởi sự phát triển của giao thông vận tải.
Khi nông nghiệp phát triển, canh tác cây lương thực trở nên phức tạp hơn và thúc đẩy việc phân công lao động để tích trữ sản phẩm lương thực dư thừa giữa các mùa cây trồng sinh trưởng. Phân công lao động dẫn đến có nhiều thời gian nhàn hạ cho lớp người thượng lưu và sự phát triển của các thành phố. Xã hội ngày càng phức tạp của con người đòi hỏi phải có hệ thống chữ viết và kế toán[7].
Nhiều thành phố phát triển cạnh hồ và sông. Khoảng đầu năm 3000 TCN, có những điểm nổi bật đầu tiên, các khu định cư ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà [8], vùng bờ sông Nin [9][10][11] và thung lũng sông Indus mọc lên và phát triển mạnh mẽ. Nền văn minh tương tự có lẽ cũng phát triển dọc các sông chính tại Trung Quốc nhưng thiếu bằng chứng khảo cổ học thuyết phục về khu vực xây dựng đô thị.
Lịch sử của cựu thế giới (đặc biệt ở châu Âu và vùng Địa Trung Hải) thông thường chia thành lịch sử cổ đại (Antiquity), đến năm 476 CN; Trung Cổ[12][13] từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV, gồm thời đại hoàng kim của đạo Hồi (750 CN- 1258 CN) và giai đoạn đầu thời kỳ Phục Hưng (bắt đầu từ khoảng 1300 CE)[14][15]; thời kỳ cận đại[16] (từ TK 15 đến cuối TK 18), bao gồm Thời kỳ khai sáng; và thời kỳ hiện đại, từ cuộc cách mạng công nghiệp đến hiện tại, gồm cả lịch sử đương đại.
Văn minh Tây Á[17][18][19], Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại là những văn minh nổi bật trong thời kỳ cổ đại.
Trong lịch sử của nền văn minh Tây Âu, sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã dưới thời trị vì của hoàng đế Romulus Augustulus năm 476 do sự tấn công của các bộ tộc German, nó được coi là mốc đánh dấu kết thúc thời kỳ cổ đại và là khởi đầu của thời kỳ Trung Cổ. Trong khi đó vùng Đông Âu trải qua sự chuyển tiếp từ đế quốc La Mã sang đế quốc Byzantine, đế chế này còn tồn tại vài thế kỷ mới suy tàn.
Vào khoảng giữa thế kỷ XV, Johannes Gutenberg phát minh ra máy in ấn hiện đại [20], sử dụng đầu mô di động làm nên cuộc cách mạng về truyền tin, là nhân tố kết thúc thời kỳ Trung Cổ, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học[21]. Đến thế kỷ XVIII, sự tích lũy tri thức và công nghệ, đặc biệt là ở châu Âu, đã đạt đến khối lượng tới hạn dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp[22].
Trả lời : 3000 hoặc 4000 năm .
#Songminhnguyệt
Trần Hưng Đạo
Trần Hưng Đạo (1228 - 20 tháng 8, 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn, còn được gọi là Hưng Đạo Vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, là một nhà chính trị, nhà văn, Tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần.
Ông là một trong những người chỉ huy chính của nhà Trần trong việc đẩy lùi ba lần cuộc xâm lược của quân Mông Cổ và về sau là quân Mông-Nguyên ở thế kỷ 13. Ông được coi một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử.
Bẻ gậy phò vua
Sau một trận quân nhà Trần phản công quân Nguyên không thành và việc mặt trận Thanh-Nghệ bị tan vỡ (do sự phản bội của Trần Kiện), đại quân Trần chỉ lâm vào thế bị ép từ 2 mặt Bắc-Nam. Trần Hưng Đạo đưa thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông rút về vùng bờ biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay, là nơi mà quân Nguyên chưa vươn tới. Trong hành trình rút lui, quân Trần bị quân Nguyên đuổi gấp. Trước thế quân Nguyên Mông bức bách, ông đưa hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn địch. Lúc ấy, xa giá nhà vua đang phiêu giạt, lại còn mối hiềm cũ của Trần Liễu, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi, chỉ chống gậy không mà đi, bởi vậy hai vua Trần và mọi người khỏi nghi ngại.