K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2018

Orange squeezer

18 tháng 12 2018

Orange squeezer là máy vắt cam

handed nghĩa là trao , trao tay
/ˈhandəd/ verb

Thì : past tense: handed; past pariple: handed

3 tháng 2 2019

là trao tay , còn ở thì j thì ko bt , sorry 

4 tháng 10 2018

coat

4 tháng 10 2018
Exposure Coat

Hok tốt

# MissyGirl #

6 tháng 12 2016

Trong sách bài tập đó bạn, bạn chỉ cần thay lemon thành orange thôi

6 tháng 12 2016

ổng ko cho giống bn ak!

1. Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, …

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open, ‘visit…

2. Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Một số ví dụ: ‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain…

Một số trường hợp ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take, ho’tel.

* Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.

Ví dụ: record, desert nếu là danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: ‘recor; ‘desert, rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: re’cord; de’sert…

3.Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Một số ví dụ: ‘happy, ‘busy, ‘careful, ‘lucky, ‘healthy,…

Một số trường hợp ngoại lệ: a’lone, a’mazed,…

4. Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: be’come, under’stand, overflow,…

5. Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:  doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ …

6.Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self

Một số ví dụ: e’vent, con’tract, pro’test, per’sist, main’tain, her’self, o’cur…

7. Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết 1 :

Ví dụ: ‘anywhere, ‘somehow, ‘somewhere ….

8. Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2 :

Ví dụ: a’bout, a’bove, a’gain a’lone,  a, ago…

9. Các từ tận cùng bằng các đuôi , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay tru­ớc nó :

Ví dụ: de’cision, attraction, libra’rian, ex’perience, so’ciety, ‘patient, po’pular, bi’ology,…

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘cathonic, ‘luna, , ‘arabi, ‘polis, a’rithme…

10. Các từ kết thúc bằng – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

Ví dụ: Com’municate, ‘regulate ‘classmat,, tech’nology, e`mergency, ‘certainty ‘biology pho’tography, …

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘accuracy,…

11. Các từ tận cùng bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này :

Ví dụ: lemo’nade,  Chi’nese,pio’neer, kanga’roo, ty’phoon, when’ever,  environ’mental,…

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘coffee, com’mitee…

12. Các từ chỉ số l­uợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen . ng­ược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y :

Ví dụ: thir’teen, four’teen…/ ‘twenty , ‘thirty , ‘fifty …..

13.Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm , mà thu­ờng nhấn mạnh ở từ từ gốc 

– Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ:

Ví dụ: im’portant /unim’portant, ‘perfect /im’perfect, a’ppear/ disa’ppear, ‘crowded/over’crowded.

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘statement/’ understatement, ‘ground/ ‘underground,…

Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:

Ví dụ: ‘beauty/’beautiful, ‘lucky/luckiness, ‘teach/’teacher, at’tract/at’tractive,…

14.Từ có 3 âm tiết: 

a. Động từ

– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:

Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determine /di’t3:min/

– Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

Ví dụ: exercise / ‘eksəsaiz/, compromise/

Một số trường hợp ngoại lệ: entertain /entə’tein/, comprehend /,kɔmpri’hend/

b. Danh từ

Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…

Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. 

Ví dụ:

computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/

c. Tính từ: tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ

Ví dụ: happy /’hæpi/, impossible /im’pɔsəbl/…

11 tháng 4 2019

Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trong cùng một từ thì ta nói âm tiết đó đươc nhấn trọng âm. Hay nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó.

Khi nhìn vào phiên âm của một từ, thì trọng âm của từ đó được ký hiêu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết đó.

Ví dụ: happy /ˈhæpi/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

clever /ˈklevər/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

arrange /əˈreɪndʒ/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

engineer /ˌendʒɪˈnɪr/ có hai trọng âm: trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ ba /nir/ và trọng âm phụ rơi vào âm tiết thứ nhất /en/

Japanese /ˌdʒæpəˈniːz/ trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ ba /ˈniːz/ và trọng âm phụ rơi vào âm tiết thứ nhất /dʒæ/

Trọng âm từ đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt được từ này với từ khác khi chúng ta nghe và nói tiếng Anh. Người bản ngữ phát âm bất cứ từ nào đều có trọng âm rất tự nhiên đến mức họ không biết là họ có sử dụng trọng âm. Vì vậy, đặt trọng âm sai âm tiết hay không sử dụng trọng âm sẽ khiến người bản xứ khó có thể hiểu được là người học tiếng Anh muốn nói gì và họ cũng gặp không ít khó khăn trong việc nghe hiểu người bản xứ. Chẳng hạn: từ desert có hai cách nhấn trọng âm: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất/ˈdezərt/ thì đó là danh từ, có nghĩa là sa mạc, nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /dɪˈzɜrt/ thì đó là động từ, có nghĩa là bỏ rơi, đào ngũ. Trong tiếng Anh, có một số từ được viết giống nhau nhưng trọng âm ở vị trí khác nhau tùy theo từ loại. Như vậy phát âm đúng trọng âm của một từ là yếu tố đầu tiên giúp sinh viên nghe hiểu và nói được như người bản ngữ.

Sách tiếng Anh

Trọng âm tiếng Anh

Trọng âm tiếng Anh giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn!

2. Âm tiết là gì?

Để hiểu được trọng âm Tiếng Anh của một từ, trước hết người học phải hiểu được thế nào là âm tiết. Mỗi từ đều được cấu tạo từ các âm tiết. Âm tiết là một đơn vị phát âm, gồm có một âm nguyên âm (/ʌ/, /æ/, /ɑː/, /ɔɪ/, /ʊə/…) và các phụ âm (p, k, t, m, n…) bao quanh hoặc không có phụ âm bao quanh. Từ có thể có một, hai, ba hoặc nhiều hơn ba âm tiết.

Ví dụ:

TừPhiên âmSố lượng âm tiết
Fun/fʌn/1
Fast/fæst/1
Swim/swɪm/1
Whisker/ˈwɪskər/2
Important/ɪmˈpɔːrtnt/3
Tarantula/təˈræntʃələ/4
International/ˌɪntərˈnæʃnəl/5

Thành thạo nói tiếng anh cùng với tiếng Anh Elight.

3. Các quy tắc đánh dấu trọng âm tiếng Anh trong từ 

3.1. Từ có hai âm tiết

a. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Đối với hầu hết các danh từ và tính từ có hai âm tiết trong tiếng Anh thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

Danh từ: center /ˈsentər/, object /ˈɑːbdʒɪkt/, flower /ˈflaʊər/…

Tính từ: happy/ ˈhæpi/, present /ˈpreznt/ , clever /ˈklevər/, sporty /ˈspɔːrti/ …

Các động từ chứa nguyên âm ngắn ở âm tiết thứ hai và kết thúc bằng một (hoặc không ) phụ âm, thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: enter/ ˈentər/, travel/ ˈtrævl/ , open /ˈoʊpən/ …

Ngoài ra, các động từ tận cùng là ow, thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: borrow / ˈbɔːroʊ/, follow /ˈfɑːloʊ/…

b. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

Hầu hết các động từ, giới từ có hai âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

Động từ: relax /rɪˈlæks/, object /əbˈdʒekt/, receive / rɪˈsiːv/ , accept /əkˈsept/…

Giới từ: among /əˈmʌŋ/, aside /əˈsaɪd/ , between /bɪˈtwiːn/…

Các danh từ hay tính từ chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi ở âm tiết thứ hai hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào chính âm tiết đó.

Ví dụ: belief /bɪˈliːf/, Japan /dʒəˈpæn/, correct /kəˈrekt/, perfume /pərˈfjuːm/, police /pəˈliːs/ …

Những từ có hai âm tiết nhưng âm tiết thứ nhất là một tiền tố thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: unwise /ˌʌnˈwaɪz/, prepare /prɪˈper/, dis /dɪsˈlaɪk/, redo /ˌriːˈduː/…

3.2. Từ có ba âm tiết và nhiều hơn ba âm tiết

a. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…

b. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

Nếu các động từ có âm tiết cuối cùng chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: consider /kənˈsɪdər/, remember /rɪˈmembər/, inhabit /ɪnˈhæbɪt/, examine /ɪɡˈzæmɪn/…

Nếu các tính từ có âm tiết đầu tiên chứa âm /i/ hoặc /ə/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: familiar /fəˈmɪliər/, considerate /kənˈsɪdərət/…

Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/…

3.3. Các từ chứa hậu tố

Các từ tận cùng là –ic, -tion, -sion , -ious, -ian, -ial thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai tính từ cuối lên.

Ví dụ: economic /ˌiːkəˈnɑːmɪk/, linguis /lɪŋˈɡwɪstɪk/, geologic /ˌdʒiːəˈlɑːdʒɪk/…

Các từ tận cùng là -cy-ty-phy , –gy, -ible, -ant, -ical, -ive, -ual, -ance/ ence, -ify, -al/ ar,  –-uous, -ual thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ cuối lên.

Ví dụ: privacy /ˈpraɪvəsi /, credibility /ˌkredəˈbɪləti/, photography /fəˈtɑːɡrəfi /, geology /dʒiˈɑːlədʒi/, pracal /ˈpræktɪkl /…

Các từ chứa hậu tố: -ain, -eer, -ese, esque thì trọng âm rơi vào chính các hậu tố đó.

Ví dụ: Japanese /ˌdʒæpəˈniːz/, mountaineer /ˌmaʊntnˈɪr/, entertain / ˌentərˈteɪn /, picturesque /pɪktʃəˈresk/…

Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: –able,-age,-al-en-ful, –ing-ish,-less-ment-ous.

Ví dụ: comfortable /ˈkʌmftəbl /, happiness / ‘hæpinəs/, amazing /əˈmeɪzɪŋ /,  continuous /kənˈtɪnjuəs /…

3.4. Từ ghép

Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:  doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ …

Tính từ ghép : trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: good-tempered, self- confident, well-dressed, hard-working, easy-going…

Động từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: Understand /ʌndərˈstænd /, overflow /ˌoʊvərˈfloʊ/…

II. Trọng âm tiếng Anh trong câu

Trong tiếng Anh, không chỉ từ mang trọng âm, mà câu cũng có trọng âm. Những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ còn lại. Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói, từ mà người nói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói. Ngoài ra, trọng âm câu còn tạo ra giai điệu, hay tiếng nhạc cho ngôn ngữ. Đó chính là âm điệu, tạo nên sự thay đổi trong tốc độ nói tiếng Anh. Cách nhịp giữa từ được đánh trọng âm là như nhau.

Ví dụ:

I’m in the classroom (Tôi chứ không phải ai khác đang ở trong lớp học)

I’m in the classroom (Tôi đang ở trong lớp học chứ không phải ở nơi nào khác)

Trong một câu, hầu hết các từ được chia làm hai loại, đó là từ thuộc về mặt nội dung (content words) và từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words). Chúng ta thường nhấn trọng âm vào các từ thuộc về mặt nội dung, bởi vì đây là những từ quan trọng và mang nghĩa của câu.

Những từ thuộc về mặt cấu trúc là những từ phụ trợ cấu tạo ngữ pháp cho câu, làm cho câu đúng về mặt cấu trúc hoặc ngữ pháp. Chúng thường ít quan trọng hơn và không được nhấn trọng âm khi nói.

Nếu trong một câu, các từ thuộc về mặt cấu trúc bị lược bỏ đi, chỉ còn những từ thuộc về mặt nội dung thì người nghe vẫn hiểu được nghĩa của câu. Ngược lại nếu bỏ đi content words thì người nghe không thể hiểu được ý nghĩa của câu.

Ví dụ:

We want to go to work.

I am talking to my friends.

You’re sitting on the desk, but you aren’t listening to me.

What did he say to you in the garden?

Những từ được in đậm trong những ví dụ trên là content words và được nhấn trọng âm. Những từ không in đậm là structure words, không được nhấn trọng âm.

  1. Từ thuộc về mặt nội dung: được nhấn trọng âm

Những từ mang nghĩa

 Ví dụ

Động từ chínhsell, give, employ, talking, listening
Danh từcar, music, desk
Tính từbig, good, interesting, clever
Trạng từquickly, loudly, never
Trợ động từ (dạng phủ định)don’t, can’t, aren’t
Đại từ chỉ địnhthis, that, those, these
Từ để hỏiWho, Which, Where
  1. Từ thuộc về mặt cấu trúc: không được nhấn trọng âm

Những từ đúng về mặt cấu trúc

 Ví dụ

Đại từhe, we, they
Giới  từon, at, into
Mạo từa, an, the
Từ nốiand, but, because
Trợ động từcan, should, must
Động từ ‘to be’am, is, was

Kết luận: Có hai loại trọng âm tiếng Anh đó là trọng âm của từ (âm tiết được nhấn mạnh trong một từ) và trọng âm của câu (những từ được nhấn mạnh trong một câu). Việc nắm vững hai loại trọng âm tiếng Anh này rất quan trọng trong việc giúp người học hiểu và giao tiếp như người bản ngữ. Các bạn hãy xem kỹ lại bài học ở trên kết hợp tự luyện tập thể để có thể hiểu bài và sử dụng các kỹ năng của nhấn trọng âm trong giao tiếp nhé! 

k nha

6 tháng 1 2021

Tất cả các từ đều có nghĩa là đá. 

- stone, rock: cục đá ngoài đuường

- kick: động từ đá

- ice: cục đá (đá uống nước)

 

6 tháng 1 2021

C​ả​ 4 phươ​ng án​( câ​u hỏi​ cạn​ lời)-_-

Tôi làm việc ở bể bơi

7 tháng 12 2021

I am a swimming trial

31 tháng 8 2018

Cờ tỉ phú :Discount flags

~ chúc bn hok tốt ~

( Từ này ko đc dùng phổ biến nên mk ko chắc chắn lắm đâu)

31 tháng 8 2018

Dịch:

Cờ tỉ phú: Flag billionnaire.

Hok tốt!

k nha!

physical column  : môn đá cầu

2 tháng 5 2018

môn đá cầu là shuttlecock kicking