K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2019

Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian nhằm ghi chép những sự kiện, nhân vật liên quan đến lịch sử. Chúng ta biết đến một số truyền thuyết như "Sơn Tinh,Thủy Tinh" , "Thánh Gióng", "Con Rồng cháu Tiên"... Đến với truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", chúng ta sẽ thấy được một tinh thần chống giặc ngoại xâm của cha ông ta ngày xưa, bên cạnh đó là bài học đắt giá về tinh thần luôn luôn cảnh giác với kẻ thù bên ngoài. Chúng ta cũng thấy được cách xử lí, hành xử đúng đắn giữa các mối quan hệ trong xã hội từ gia đình đến tình yêu cá nhân.

Trước tiên, ta thấy được công lao to lớn của An Dương Vương trong việc xây dựng Loa Thành và chế ra nỏ thần để giữ thành, giữ nước. Thục Phán đã cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng khó khăn chồng chất khi đắp đến đâu thì lở tới đấy. Nhưng ông không nản chí, với tấm lòng của một vị vua muốn giữ nước ông quyết định lập đàn trai giới, cầu các vị thần linh. Tấm lòng của ông đã thấu cả trời xanh nên đã có một cụ già xuất hiện đúng ngày bảy tháng ba. Cụ già này chính là nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra nhằm đề cao tinh thần xây thành giữ nước của vua Thục Phán là rất đúng đắn. Ông xây thành ắt sẽ được giúp đỡ. Quả đúng như lời cụ già đã nói, Rùa Vàng xuất hiện tự xưng là sứ Thanh Giang thông tỏ mọi việc. Rùa Vàng đã giúp cho An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Thành là một công trình vô cùng đồ sộ và kiên cố "Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc". Điều này cho thấy rằng, An Dương Vương đã có ý thức rất lớn phòng trừ trước nguy cơ bị giặc xâm lược. Sau khi xây thành xong, vua còn nhờ Rùa Vàng nói bí quyết để giữ thành, giữ nước. Nhờ chiếc vuốt của Rùa Vàng mà chế ra được nỏ thần gọi là "Linh quang Kim Quy thần cơ". Có thành trì kiên cố, có nỏ thần - một vũ khí tấn công mà Rùa Vàng đã nói "Giữ vật này làm lẫy nỏ. Khi có giặc, mang ra bắn thì sẽ không lo gì nữa" mà vua An Dương Vương đã đánh đuổi quân Triệu Đà. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên khiến giặc thua phải khiếp sợ và xin cầu hòa. Nhưng có thực là An Dương Vương giữ nước bằng thực lực của bản thân không khi nhờ Rùa Vàng mà An Dương Vương xây dựng được thành, cũng nhờ Rùa Vàng mới chế được nỏ thần. Chính việc chiến thắng quá dễ dàng trước quân giặc đã khiến cho ông chủ quan khinh thường giặc và cuối cùng để dẫn hậu quả về sau này.

Bi kịch sau này chính là nước mất, nhà tan. Chính Triệu Đà là quân sang xâm lược nước ta, và chúng bị đánh thua ắt hẳn sẽ rất thù hằn mà nhằm cơ hội tấn công lại. Vậy mà, khi Triệu Đà cầu hôn, nhà vua đã gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. Lại còn để Trọng Thủy ở rể chẳng khác nào rước giặc vào nhà. An Dương Vương đã mất sự cảnh giác và tạo cơ hội cho tên gián điệp kia biết được bí mật của vũ khí chống lại giặc. Trọng Thủy đã dùng lời lẽ ngọt ngào để Mị Châu tin tưởng, nhằm lấy nỏ thần đưa cho hắn. Nàng đâu biết rằng chính hành động đó đã làm mất nước, mất gia đình, mất cả tình yêu của mình. Đã chiếm được nỏ thần, Triệu Đà bèn xâm lược lại nhưng An Dương Vương rất chủ quan, ỷ lại có nỏ thần. Quân giặc sang xâm lược mà vua còn thản nhiên đánh cờ nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Sự chủ quan, mất cảnh giác và ỷ lại vào vũ khí của thần đã khiến cho bi kịch nước mất nhà tan là tất yếu. Đó chính là bài học đắt giá cho thái độ mất cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Đến lúc vua bỏ chạy cùng con gái ra bờ biển Rùa Vàng đã hiện lên thét lớn: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc". Câu nói của Rùa Vàng chính là lời kết tội của nhân dân trước hành động của Mị Nương. Hành động đó tuy chỉ là hành động vô tình vì sự tin tưởng người chồng nhưng nhà vua đã tự tay chém đứa con gái của mình. Thật đau đớn biết bao!

Truyện còn hiện lên một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu -Trọng Thủy. Bi kịch tình yêu ấy cũng gắn liền bi kịch của đất nước. Mị Châu chỉ là cô công chúa trong sáng, ngây thơ, nghe lời vua cha mà lấy Trọng Thủy. Trọng Thủy vốn dĩ có yêu thương gì Mị Châu, hắn đến nước Âu Lạc chỉ để làm gián điệp và tìm cách cướp lấy nỏ thần. Mị Châu luôn giữ là một người vợ yêu chồng, thủy chung và cả sự yêu đuối của người con gái trước sự dỗ dành ngon ngọt của tên gián điệp. Khi lấy được nỏ thần, trước khi về nước, trong lời nói của Trọng Thủy có nói rõ âm mưu nhưng Mị Châu đã không nghĩ đến mà chỉ cho rằng thể hiện lòng thủy chung của tình yêu vợ chồng. Biết mình có tội Mị Châu chấp nhận cái chết, nàng chỉ cầu mong được giải oan qua hình tượng: máu - châu ngọc. Mị châu vừa có một tình yêu chân thật và vừa có trách nhiệm với đất nước. Nàng không cố tình để đất nước mình rơi vào tay kẻ thù. Còn với Trọng Thủy, mặc dù sau có nhảy xuống dưới tử tự khi thấy hình bóng của Mị Châu nhưng nó chỉ thể hiện sự hối lỗi với Mị Châu.

Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc. Nhân dân ta vừa ca ngợi công lao của An Dương Vương trong việc dựng thành bảo vệ đất nước nhưng cũng phê phán ông đã quá chủ quan để cuối cùng đất nước lại rơi vào tay giặc. Truyện cũng có một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu - Trọng Thủy để cho chúng ta một bài học về sự cảnh giác bởi kẻ thù có khi ngay ở bên cạnh ta.

22 tháng 10 2019

Mk có ghi là viết đoạn văn mà đây là bài văn rồi

Thank you

27 tháng 12 2017

Tham khảo :)

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng , ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.

Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ- tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô sông của tuổi trẻ “ sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.

Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nứơc như lời dặn của Bác: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn : “ Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?” Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xong pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó.Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc.Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?

Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “ cùng nhau giữ nước” và nối tiếp , kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước.Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phũ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói)

Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành.. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thúc giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học học tập là một nỗi nhọc nhằn.Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được.Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụn bại.

Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình.Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc.Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nũa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.

Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này.Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình sứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

30 tháng 12 2017

hãy hoá thân thành nhân vật tấm kể lại câu chuyện

Gợi ý :

* Giải thích

- Ước mơ: là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài; là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

- Theo đuổi giấc mơ: là nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phải bỏ sức lực, trí tuệ, phải đổ mồ hôi, nước mắt để có thể biến ước mơ thành hiện thực.

* Vai trò và ý nghĩa của ước mơ

- Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

- Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

- Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích

- Ước mơ là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.

- Ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những trông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.

 

- Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

* Tại sao nên theo đuổi ước mơ ?

- Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?

+ Nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ trở nên vô định, mất phương hướng.

+ Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì, dẫn tới sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

- Nhờ theo đuổi ước mơ mà con người biết sống có kế hoạch, biết vạch sẵn ra những bước đi để biến ước mơ thành hiện thực.

- Nếu không theo đuổi ước mơ thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt, nhàm chán.

* Vấn đề thực tế hiện nay :

- Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ đang ngày đêm theo đuổi ước mơ và nỗ lực hết sức để ước mơ trở thành hiện thực

- Tuy nhiên, vẫn còn những bạn trẻ sống không có ước mơ, không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, sống buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới.

 

- Một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, sống ỷ lại, thụ động, phụ thuộc vào gia đình.

- Một số khác thì theo đuổi những ước mơ quá xa vời, thiếu thực tế

- Một số lại sống bằng lòng với thực tại, ngại khó, ngại khổ, không dám theo đuổi ước mơ

8 tháng 6 2021

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. “Vị tha” là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. “Ích kỉ” là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.

Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình. Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết “nhân vô thập toàn”. Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con “quỷ” ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc “củi sắt” nhốt lòng ích kỉ làm bằng “lương tâm” và “ý chí”. Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Mac-đen đã từng nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác”. Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người…”nuôi dưỡng” nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình”

( Tố Hữu )

Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay “chết” theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: “Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác”. Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. “tồn tại” chỉ thật sự nâng lên thành “sống” khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là “người” đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói “Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình”. Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là “những con người dũng cảm”.

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình.

“Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng”

(Arixtot)

Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.  Khổng Tử dạy rằng “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. “Vị tha” trong suy nghĩ là đất, “vị tha” trong lời nói là hoa và “vị tha” trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng “Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên” chỉ là một biến thể của câu “Tôi không thể tha thứ”.

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì “quá” cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: “Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng”…

9 tháng 5 2021

Cuộc sống là muôn vàn những khó khăn thử thách yêu cầu chúng ta phải vượt qua chúng thì mới đạt được thành công. Để làm được như vậy thì ý chí và nghị lực chính là hai yêu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành bại của mỗi người. Ý chí là khả năng xác định, điều khiển bản thân theo mục tiêu đề ra và quyết tâm thực hiện nó. Nghị lực là tinh thần, sức mạnh kiên cường vượt qua khó khăn, gian khổ. Người có ý chí và nghị lực sẽ luôn được mọi người yêu quý, giúp đỡ và tin tưởng. Ý chí và nghị lực là hai phẩm chất luôn đi kèm với nhau, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Khi chúng ta gặp phải khó khăn thì chỉ cần có ý chí và nghị lực, ta sẽ tìm ra được cách giải quyết và vượt qua những khó khăn đó. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là ý chí quyết tâm chiến đấu, nghị lực phi thường của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã mang lại thắng lợi vẻ vang và độc lập tự do cho Tổ quốc. Vậy để rèn luyện ý chí và nghị lực sống, chúng ta cần phải làm gì? Là một học sinh, ý chí và nghị lực được rèn luyện nếu ta luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập dù trong bất cứ khó khăn, thử thách nào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

28 tháng 2 2022

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Thế nào là cuộc chiến đấu chống lại cái ác cái xấu của con người?

- Cuộc chiến ấy diễn ra như thế nào?

2. Chứng minh

- Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn

+ Anh đã chiến đấu như thế nào?

+ Phẩm chất sáng lên trong anh

3. Bình luận

- Đừng để cái xấu, cái ác luôn hiện hữu quanh ta

- Cái xấu, cái ác chính là những thứ gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta

- Đừng bao giờ chịu thua, cúi đầu trước cái xấu.

- Hãy mãnh mẽ, can đảm đánh bái mọi cái xấu trên đời.

4. Liên hệ bản thân

- Bồi dưỡng cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu với cái xấu

- Không như những thanh niên hiện nay, khi nhìn thấy cái xấu là "chạy mất dép" hoặc chỉ là "anh hùng bàn phím".

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của vấn đề nghị luận.

II, Bài văn tham khảo

Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), em đã có rất nhiều suy nghĩ về cuộc chiến đấu chống lại cái ác cái xấu của con người trong xã hội hiện nay. 

Vậy cuộc chiến ấy là gì? Cuộc chiến ấy chính là một cuộc chiến mang ý nghĩa lớn lao, nó là cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái xấu và cái ác. Hơn nữa, nó diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt, đòi hỏi mỗi người phải kiên cường, không nhụt chí, không để cái xấu lấn át đi những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh ta.

Qua cuộc chiến đấu quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn như “vàng đã qua thử lửa” sáng lên tinh thần dũng cảm, cương quyết trước gian tà, thực hiện đúng trách nhiệm của một người có học thức nhận biết được cái xấu, cái ác. Nghe tin ngôi đền trong làng bị yêu quái hị Thôi quấy nhiễu, với tính tình nóng nảy và bộc trực, không chịu đứng nhìn cái ác đang hoành hành, Tử Văn “rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. “Đốt đền” đó là một hành động mà không phải ai cũng dám làm, bởi đền miếu là những nơi cảu tín ngưỡng, linh thiêng “mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”. Nếu chỉ thoáng qua thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là một hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ của một kẻ đang trong cơn nóng giận. Nhưng không, trước hành động đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm gọi chay sạch, khấn trời đất công khai và đàng hoàng rồi mới châm lửa đốt. Người trí thức này hiểu được sự linh thiêng của thần thánh, trời đất, cũng nhận biết được hành động mình đang làm nên đã tiến hành đầy đủ những nghi lễ chứ không phải là hành động làm càn của một kẻ vô học. Đó không phải là một sự liều lĩnh nữa, mà ở đây đã chứng tỏ bản lĩnh dám đương đầu với những khó khăn, thử thách để giành lại ngôi đền, giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng của Ngô Tử Văn. Chàng đốt đền bởi chàng bất bình, tức giận vì hồn ma viên bách Hộ đã chiếm giữ ngôi đền để tác oai tác quái trong nhân gian, tất cả là vì lợi ích chung của nhân dân chứ không bởi bất kì một lí do cá nhân nào của Tử Văn. Không phân biệt con người hay ma quỷ, lẽ công bằng đều được chàng thực thi. Chàng như ánh sáng của chính nghĩa không chỉ dũng cảm đẩy lùi gian tà mà còn đánh vào sự mê tín, mê hoặc làm cho con người ta trở nên yếu đuối, nhu nhược. Phải chăng ý thức trách nhiệm cùng lương tâm của một kẻ sĩ đã không cho phép Tử Văn chỉ đứng nhìn ngay cả khi biết những hành động đó có thể làm cho chàng gặp nguy hiểm? Sự khảng khái của chàng một lần nữa thể hiện qua thái độ coi thường tên tướng giặc với những lời lẽ hăm dọa của hắn. “Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Chàng ung dung khi đối mặt với những nguy hiểm bởi chàng tự tin vào chính nghĩa mà mình đang nắm giữ, tin hành động của mình là hành động theo lẽ phải. Sự tự tin của người trí thức một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh phi phàm, cái cần thiết nhất để Tử Văn có thể bảo vệ chính nghĩa. Chính bởi theo chính nghĩa nên chàng đã được thần linh dang tay phù trợ giúp. Thổ Công đã giúp chàng hiểu rõ được bộ mặt xảo trá của kẻ thù, hiểu được trước mắt có biết bao khó khăn đang chờ chàng và mách kế để tiếp thêm động lực cho Tử Văn trong cuộc chiến tranh đầy cam go ấy.

Ngô Tử Văn đã bắt đầu bước đến những hồi căng thẳng nhất của trận chiến sinh tử ấy. Cuộc đấu tranh không hề đơn giản, nó khốc liệt và dai dẳng, nó không chỉ ở cõi trần, cõi người mà còn cả âm ti, địa phủ. Chàng bị quỷ bắt xuống địa ngục và sắp phải đối mặt với những hình phạt ghê rợn thế nhưng tinh thần khảng khái ấy vẫn không hề bị lu mờ mà còn sáng lên hơn bao giờ hết. Không chùn bước, chàng kêu to khẳng định: “Ngô Soạn là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Vững lòng tin về nhân phẩm của mình, chàng đã dám nói lên, dám kêu oan và sau nữa là dám vạch trần bộ mặt của kẻ gian tà. Trước lời kết tội của Diêm Vương, Tử Văn đã cầu xin được phán xét minh bạch công khai không một chút nhún nhường. Dù bị tên Bách hộ một mực vu oan giáng họa nhưng chàng không hề nao núng, sợ hãi làm cho lời lẽ và thái độ của tên tướng giặc kia trở nên xảo trá và khiến hắn tự lột chiếc mặt nạ xấu xa của chính mình. Chiếc mặt nạ của hắn rơi xuống cũng là lúc lá cờ chiến thắng của chính nghĩa giương lên mà chính Tử Văn là người cầm lá cờ ấy một cách kiêu hãnh. Đứng trước công đường, đối mặt với những khó khăn, khí phách của của đấng quân tử càng được thể hiện sáng rõ.

Thật vậy, đừng để cái xấu, cái ác luôn hiện hữu quanh ta. Cái xấu, cái ác chính là những thứ gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta. Đừng bao giờ chịu thua, cúi đầu trước cái xấu. Hãy mãnh mẽ, can đảm đánh bái mọi cái xấu trên đời. Là thanh niên, tôi luôn bồi dưỡng cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu với cái xấu. Tuyệt đối không như những thanh niên hiện nay, khi nhìn thấy cái xấu là "chạy mất dép" hoặc chỉ là "anh hùng bàn phím".