K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 1  Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới“Củ khoai lớn ở ngoài đồngÔng trăng lên lớn ở trong bầu trờiCánh buồm lớn giữa biển khơiLá cờ lớn bởi gió vời lên cao.Con đường lớn với khát khaoNiềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tayCòn như con của mẹ đâyTrong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)Câu 1 : Xác định...
Đọc tiếp

Đề 1 

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“Củ khoai lớn ở ngoài đồng
Ông trăng lên lớn ở trong bầu trời
Cánh buồm lớn giữa biển khơi
Lá cờ lớn bởi gió vời lên cao.
Con đường lớn với khát khao
Niềm vui lớn bởi tiếng chào, bàn tay
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.”

(Hát ru, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội nhà văn, 2014, tr.232)
Câu 1 : Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2 : Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ sau:
Còn như con của mẹ đây
Trong vòng tay mẹ ngày ngày lớn lên.
Câu 3 : Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong 6 dòng thơ đầu.
Câu 4 : Theo em, qua lời ru trên, người mẹ muốn giáo dục cho con bài học gì ?
 

Giải ( by Nguyễn Thái Sơn)

Câu 1 :- Thể thơ lục bát.

           -PTBĐ : biểu cảm.

Câu 2 :

-Con được lớn khôn từng ngày chính là nhờ vòng tay yêu thương , che chở , nhờ sự chăm sóc , tận tụy của mẹ.

Câu 3:

-Điệp từ '' lớn''

-TD : nhằm nhấn mạnh rằng vạn vật đều lớn lên nhờ thế giới kì diệu , bao la này.

Câu 4 :

Qua lời ru trên , người mẹ muốn nhắn nhủ với người con rằng ;

-Không ai có thể lớn lên mà không có'' chiếc nôi ''rộng lớn của cuộc sống

-Phải biết ơn những người có công ơn sinh thành ra mình vì chính họ là người ban cho ta sự sống , ban cho ta tri thức, chăm sóc ta lớn khôn mỗi ngày đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

 

 

 

 

11
Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa ...(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)Bài giải :-Đoạn thơ đã bộc lộ nhiều tâm tư tình cảm , cảm xúc của tác giả đối với...
Đọc tiếp

Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

 

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa ...

(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Bài giải :

-Đoạn thơ đã bộc lộ nhiều tâm tư tình cảm , cảm xúc của tác giả đối với người mẹ:

-Phép nhân hóa : ''thời gian chạy trên lưng mẹ '' diễn tả thời gian trôi đi vô cùng nhanh , khiến cho mái tóc của mẹ bạc trắng đến nôn nao.Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác '' Một màu trắng đến nôn nao'' đã diễn tả nỗi xót xa lẫn thương yêu hòa quyện của tác giả khi nhìn thấy mái tóc đã bạc trắng , thấm nhuần những dấu vết của thời gian.

-Hình ảnh đối lập ''Lưng mẹ cứ còng dần xuống > < Cho con ngày một thêm cao.'' nhấn mạnh lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với người mẹ.

-Tiếng hát của mẹ giúp chúng ta hiểu được cuộc đời này , tiếng hát của mẹ cho ta hiểu  về tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con.

-Lời ru của mẹ như là lời ru động viên , tiếp thêm động lực để con vững bước trong cuộc đời đầy chông gai , thử thách : '' Lời ru chắp con đôi cánh / Lớn rồi con sẽ bay xa''. Mẹ chính là động lực, là chỗ dựa tinh thần vũng chắc , chính là cuộc sống của con.

1
3 tháng 7 2020

Ủa sao bn trả lời lun vậy?

30 tháng 6 2021

Tần số dao động của vật 1 là:

  f1= n1: t1=700:10=70( hz)

Tan số dao động của vật 2 là:

f2= n2: t2=300:60=50( hz)

Vật 1 phát ra âm cao hơn vật 2 vì tần dao động của vật 1 lớn hơn tần số dao động của vật 2

19 tháng 8 2022

Các từ láy trong bài: chiều chiều, ngân nga, mênh mang, liêu xiêu

4 tháng 2 2021

1. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả Hồ CHí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng.
2. Thân bài

a. Cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu:

Phiên âm:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Dịch nghĩa:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “nguyệt chính viên” - khi trăng tròn nhất
→ Khi đêm vào khuya, trăng đã lên nơi cao nhất, phô bày vẻ đẹp mĩ lệ nhất, tỏa ánh sáng dạt dào.

→ Miêu tả không gian rộng lớn, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng dìu dịu của mặt trăng.

Hình ảnh “xuân giang”, “xuân thủy”, “xuân thiên” - sông xuân, nước xuân, trời xuân
→ Những từ xuân được lặp lại nối tiếp nhau để khẳng định mùa xuân, sắc xuân đang tràn ngập khắp nơi

→ Miêu tả khung cảnh mà sông nước và bầu trời như được dung hòa, đan cài làm một bởi mùa xuân

→ Khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong một đêm trăng rộng lớn, bát ngát vô cùng sinh động tươi đẹp, uyển chuyển.

b. Cảm nghĩ về 2 câu thơ cuối:

Phiên âm:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch thơ:

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

- Hình ảnh con người: “bàn bạc việc quân” - hình ảnh con người là những chiến sĩ - tập trung bàn bạc, lo lắng cho việc nước, việc dân - dù là trong 1 đêm trăng đẹp đến như vậy.

- Thời gian:

“dạ bán quy lai” - đêm đã trôi qua một nửa
“nguyệt mãn thuyền” - ánh trăng rải đều lên mặt thuyền - trăng đã lên đến đỉnh - thời điểm khuya nhất của đêm
→ Các chiến sĩ đã bàn bạc hăng say, tập trung đến rất khuya vẫn không dừng lại → Tinh thần quyết tâm, lo lắng cho tổ quốc

→ Trăng như một người chiến sĩ cũng thức cùng, lắng lo cùng với các chiến sĩ

→ Tất cả cùng tập trung, cùng đồng lòng vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc

→ Hình ảnh ánh trăng sáng trải đầy thuyền còn tượng trưng cho tương lai sáng rọi phía trước của đất nước khi có những con người hết lòng, hết sức vì tổ quốc như vậy.

- Hình ảnh song hành trăng - con người (nghệ sĩ - chiến sĩ) quen thuộc thường được nhắc đến trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, như:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

→ Khẳng định sự giao hòa cảm xúc của nhà thơ: vừa là chiến sĩ hết lòng vì đất nước, vừa là nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm.

3. Kết bài

Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài Rằm tháng giêng

Những cảm nhận, tình cảm của em dành cho bài thơ Rằm tháng giêng.

Học tốt !

 đề bài Tiếng ViệtCâu 1:Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt, câu nào là câu rút gọn?a."Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc".b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:    – Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để...
Đọc tiếp

 đề bài Tiếng Việt

Câu 1:Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt, câu nào là câu rút gọn?

a."Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc".

b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

    – Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 2: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau

a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)

b) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

c) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 3. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:

a) Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.

b) Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của con người Việt Nam.

Câu 4: Xác định câu rút gọn trong những trường hợp sau, chỉ rõ những thành phần được rút gọn và khôi phục lại thành phần bị rút gọn?

a. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! ( Khánh Hoài)

b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài)

c. - Những ai ngồi đấy?

- Ông Lí Cựu với ông Chánh hội. ( Ngô Tất Tố)

Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Bố em đi cày về.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...”

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?

b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn?

………..…….Hết……………………

Lưu ý: Các em làm câu hỏi ra giấy kiểm tra. Khi làm các em ghi câu hỏi sau đó ghi câu trả lời, ghi đầy đủ học tên. Nộp bài vào tiết 5 thứ 2 (ngày 14/02/2022). Bạn nào nộp muộn bị trừ điểm. lớp trưởng thu bài và nộp lại cho gv.

1
12 tháng 2 2022

đây là văn chứ có phải vật lí đâu