Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đưa ra được ý kiến riêng và lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
Sau đây là một số gợi ý :
– Trình bày được khái niệm khiếm khuyết : là những thiếu sót, khuyết điểm trong nhận thức, suy nghĩ và hành động.
– Lí giải được vì sao khi biết chấp nhận khiếm khuyết của mình thì việc hòa nhập với cộng đồng sẽ dễ dàng hơn :
+ Con người không ai là hoàn hảo. Sự khiếm khuyết của bản thân chính là động lực giúp mỗi người hoàn thiện hơn.
+ Mỗi người cần phải làm chủ bản thân, dám đối mặt và khắc phục khiếm khuyết để hòa nhập với cộng đồng và thành công trong cuộc sống.
Tham khảo:
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
Tham khảo nha:
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.
Tham khảo:
Qua từng lời dạy của ông bài, cha mẹ, thầy cô, qua từng bài học trong mỗi trang sách, em càng yêu và tự hào về quê hương, đất nước mình hơn. Em trân trọng những chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc, em tự hào bởi thế hệ cha ông đi trước anh dũng, kiên cường, đã chiến đấu để mang lại nền độc lập tự do cho dân tộc. Em yêu thiên nhiên, cảnh đẹp quê hương mình, yêu hoà bình và trân quý tự do hôm nay. Là một học sinh, em luôn cố gắng, nỗ lực học tập để sau này giúp nước, giúp đời. Chăm ngoan, học giỏi, nghe lời thầy cô, ông bà bố mẹ, cố gắng trở thành một người con ngoan, trò giỏi. Em cùng bạn bè bảo vệ môi trường, chăm sóc hoa cỏ, tham gia các hoạt động tình nguyện,...để góp sức nhỏ của mình xây dựng nước nhà văn minh, giàu đẹp. Em tin rằng mỗi việc làm dù nhỏ bé của mình nhưng nếu có ích thì đều có ý nghĩa. Chúng ta là những học sinh, thế hệ mầm non của đất nước, hãy phát huy lòng yêu nước của mình mọi lúc, mọi nơi các bạn nhé!
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.
Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.
Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
Có giọng bà vang vọng:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
“Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính.
Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
Tham khảo!
Bài thơ có tựa đề Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) nhưng câu thơ mở đầu lại không hề nói đến ngọn thác ấy, mà miêu tả làn khói tía (tử yên) đang tỏa lên từ ngọn núi Hương Lô. Làn khói tía được “sinh” ra từ sự “giao duyên” giữa mặt trời và ngọn núi: “Nhật chiếu Hương Lô”. Nhờ sự giao duyên ấy mà không gian ở đây bỗng trở nên thi vị và thật hữu tình...
Nhưng cho dù đã đắm mình trong không gian ấy, chúng ta vẫn không quên rằng nhà thơ đang miêu tả ngọn thác núi Lư. Vậy câu mở đầu có phải lạc chủ đề không?
Ai cũng biết thơ Đường, trừ thơ trường thiên, thường có khuôn khổ gò bó, có những quy tắc rất nghiêm ngặt về số câu, số chữ... Bởi thế, để đạt được ý đồ nghệ thuật của mình, nhà thơ luôn phải chọn lựa những chữ rất “đắt” và hàm súc; phải dùng những thủ pháp nghệ thuật như gợi, ước lệ, tượng trưng... Bài thơ của Lí Bạch mà chúng ta đang nói là một bài tứ tuyệt thất ngôn; lại là một bài hay của thơ Đường, thì chắc chắn mỗi câu, mỗi chữ của ông đều có một giá trị nghệ thuật nhất định.
Quả vậy, đọc lại câu thơ ta không chỉ thấy một không gian thi vị, hữu tình mà còn cảm nhận tầm vóc vũ trụ của ngọn Hương Lô kia. Dưới mặt trời đang tỏa nắng là một ngọn núi tựa như một bình hương khổng lồ đang nghi ngút tỏa những làn khói tía vào vũ trụ. Hương Lô là một ngọn núi của dãy Lư Sơn, nơi ngọn thác đang đổ xuống. Vậy thì ở câu thơ này, Lí Bạch không chỉ tả, mà điều cốt yếu là ông muốn gợi mở tầm cao vũ trụ của ngọn thác.
Nếu như câu một là gợi thì câu hai lại tả, nhưng tả thông qua sự cảm nhận mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà thơ: Đứng từ xa mà nhìn lại thì ngọn thác như treo (quải) trên dòng sông phía trước. Động từ “quải” (treo) gợi trí tưởng tượng của người đọc về thế dựng đứng của ngọn thác, tô đậm cảm giác về sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Và chính ý đó đã tạo đà cho câu thơ thứ ba: Phi lưu trực há tam thiên xích.
Đến đây bức tranh ngọn thác núi Lư được hiện lên với những đường nét rõ ràng nhất. Những động từ “phi” (bay), “trực” (thẳng) có sức biểu hiện mạnh mẽ, mang lại một ấn tượng mạnh về tốc độ và sức lực của dòng chảy đang đổ xuống từ độ cao ba nghìn thước. Như vậy, sự kì vĩ, tầm vóc vũ trụ của ngọn thác mới chỉ được gợi và gợi tả ở câu một và câu hai, thì đến câu ba nó được thể hiện một cách cụ thể: Chẳng những kì vĩ mà còn mang trong mình nó một sức mạnh vô biên, sức mạnh không gì cản được.
Dường như nét bút tả ngọn thác đã đến đỉnh điểm của nó. Và chính điều ấy khiến người đọc phải sững sờ bởi hình ảnh ngọn thác:
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)
Dải Ngân Hà - một dải màu sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng. Nói cách khác, dòng Ngân Hà chỉ là một hình ảnh tưởng tượng, có tính trừu tượng. Việc nhà thơ mang một cái trừu tượng để so sánh với cái cụ thể đã làm cho cái cụ thể trừu tượng hơn.
Nhưng nhờ đó mà hình ảnh thơ (ngọn thác) trở nên huyền ảo và mang một nét đẹp diệu kì. Trước vẻ đẹp ấy, người đọc bị chông chênh giữa hai chiều nhận thức: Thực - ảo; tiên giới - trần gian;... Điều đó không có gì lạ, mà nó chỉ khẳng định thêm cái cảm nhận về sự giao duyên, gặp gỡ giữa trời và đất mà chúng ta đã nói đến ở câu một mà thôi.
Thơ với người là một. Nét bút bay bổng, mạnh mẽ của Lí Bạch ở đây cũng chính là tâm hồn của nhà thơ. Một tầm vóc kì vĩ, một sức mạnh hào hùng và vẻ đẹp nên thơ cũng chính là những khao khát, ước vọng mà nhà thơ Lí Bạch vẫn thường vươn tới.
Em tham khảo:
Trong cuộc sống, hẳn mỗi lần vấp ngã, thất bại là bạn đều tìm về với gia đình của mình. Vậy gia đình là gì? Đó là nơi chứa đầy tình thương, chứa đầy những người thân yêu của ta. Có lẽ bởi vậy mà gia đình luôn có một vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi con người. Trước hết, gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Bên cạnh đó, gia đình còn dìu dắt ta đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Họ sẽ chẳng rời bỏ ta mà thay vào đó lại đến bên sưởi ấm trái tim bị vụn vỡ. Thật vậy, gia đình chính là điểm tựa của mỗi con người. Vì vậy hãy nâng niu và trân trọng nó. Đừng chà đạp nó để rồi phải hối tiếc!
- Khái quát được ý nghĩa triết lí cuả câu chuyện về chiếc vòng tròn:
Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự hoàn hảo. Bài học về cái vòng tròn cho chúng ta thấy một điều tưởng như nghịch lí đó là: đôi khi sự khiếm khuyết thiếu hụt chính là biểu hiện chứng tỏ con người là con người với ý nghĩa đúng đắn, nhân bản nhất. Đây chính là triết lí về con người bất toàn. Chính sự bất toàn là động cơ để con người hoà nhập cùng cộng đồng và vươn tới những giá trị tốt đẹp và ngày một hoàn thiện.
- Bàn luận về triết lí trên: đây là một triết lí khá sâu sắc.
+ Triết lí này đã nhìn nhận con người và đời sống ở góc độ nhân bản, con người bao giờ cũng có phần Con và phần Người, phần ưu điểm và hạn chế, tích cực và tiêu cực. Xét từ góc độ triết học, sự tồn tại của hai mặt đối lập và thống nhất trong cùng một cá thể là một tất yếu.
+ Quá trình sống, học tập, lao động, hoà nhập với cộng đồng của con người là một quá trình học hỏi, đấu tranh, vươn đến sự hoàn thiện. Đó chính là ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa tồn tại của mỗi con người. .
- Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ thức tiễn:
+ Trong cuộc sống, mỗi con người cần biết rõ những hạn chế, khiếm khuyết của mình để khắc phục vươn lên, học hỏi mọi người, hoàn thiện bản thân; mặt khác, trong hành trình đó, con người không nên cầu toàn, không nên đòi hỏi bản thân sự hoàn hảo tuyệt đối, vì đó là điều không thể. Nên biết chấp nhận mình để hoà nhập với cộng đồng.
+ Cần có cách nhìn nhận đánh giá con người và ứng xử theo quan điểm nhân bản: đó là biết đề cao những mặt tích cực, độ lượng, chấp nhận và chia sẻ những mặt hạn chế; giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện
Câu chuyện về cái vòng tròn là một thông điệp triết lí về sự tồn tại của con người. Đặt trong thời kì hội nhập và phát triển của xã hội hiện nay, triết lí nhân sinh của câu chuyện là bài học sống và ứng xử sâu sắc với tất cả mọi người. Đối với các bạn trẻ đang ở độ tuổi phát triển và hoàn thiện nhân cách thì triết lí trên càng có giá trị thực tiễn trong hành trang vào đời
- Khái quát được ý nghĩa triết lí cuả câu chuyện về chiếc vòng tròn:
Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự hoàn hảo. Bài học về cái vòng tròn cho chúng ta thấy một điều tưởng như nghịch lí đó là: đôi khi sự khiếm khuyết thiếu hụt chính là biểu hiện chứng tỏ con người là con người với ý nghĩa đúng đắn, nhân bản nhất. Đây chính là triết lí về con người bất toàn. Chính sự bất toàn là động cơ để con người hoà nhập cùng cộng đồng và vươn tới những giá trị tốt đẹp và ngày một hoàn thiện.
- Bàn luận về triết lí trên: đây là một triết lí khá sâu sắc.
+ Triết lí này đã nhìn nhận con người và đời sống ở góc độ nhân bản, con người bao giờ cũng có phần Con và phần Người, phần ưu điểm và hạn chế, tích cực và tiêu cực. Xét từ góc độ triết học, sự tồn tại của hai mặt đối lập và thống nhất trong cùng một cá thể là một tất yếu.
+ Quá trình sống, học tập, lao động, hoà nhập với cộng đồng của con người là một quá trình học hỏi, đấu tranh, vươn đến sự hoàn thiện. Đó chính là ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa tồn tại của mỗi con người. .
- Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ thức tiễn:
+ Trong cuộc sống, mỗi con người cần biết rõ những hạn chế, khiếm khuyết của mình để khắc phục vươn lên, học hỏi mọi người, hoàn thiện bản thân; mặt khác, trong hành trình đó, con người không nên cầu toàn, không nên đòi hỏi bản thân sự hoàn hảo tuyệt đối, vì đó là điều không thể. Nên biết chấp nhận mình để hoà nhập với cộng đồng.
+ Cần có cách nhìn nhận đánh giá con người và ứng xử theo quan điểm nhân bản: đó là biết đề cao những mặt tích cực, độ lượng, chấp nhận và chia sẻ những mặt hạn chế; giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện
Câu chuyện về cái vòng tròn là một thông điệp triết lí về sự tồn tại của con người. Đặt trong thời kì hội nhập và phát triển của xã hội hiện nay, triết lí nhân sinh của câu chuyện là bài học sống và ứng xử sâu sắc với tất cả mọi người. Đối với các bạn trẻ đang ở độ tuổi phát triển và hoàn thiện nhân cách thì triết lí trên càng có giá trị thực tiễn trong hành trang vào đời