K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đó là những con người được nhà văn thấu hiểu và trân trọng. Ông đã thể hiện khá chân thực và sinh động tâm trạng của chú bé Hồng trong nhiều tình huống cụ thể. Đặc biết là nỗi niềm của chú bé này khi ở xa mẹ, luôn nhớ thương mẹ lại phải luôn nghe lời bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ. Nhà văn đã miêu tả tinh tế những xúc cảm hồn nhiên bay bổng của chú bé khi đựơc ngồi trong lòng mẹ. Do đó nói ông là nha văn của phụ nữ và nhi đồng là hết sức xứng đáng.

Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ. 

Nguyên Hồng vốn là một nhà văn có rất nhiều những sáng tác dành cho phụ nữ và trẻ em. Có lẽ lí do chính là bởi vì ông sinh ra và lớn lên trong mồ côi nên ông luôn dành một góc trong lòng của mình cho số phận của những người khốn khổ nhất trong xã hội cũ. Mặt khác, những tác phẩm ông viết về phụ nữ và trẻ em luôn được ông dùng chính những tâm tư và tình cảm của mình để viết về họ với những cảm nhận vô cùng sâu sắc. Trong những tác phẩm của ông như Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ,… thì đoạn trích Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu là tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng. Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em
 
Đầu tiên, chúng ta thấy được nhà văn Nguyên Hồng là người của phụ nữ. Ông thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi bất hạnh của những người phụ nữ. Đó là hình ảnh người mẹ bé Hồng. Tuy chỉ là nhân vật xuất hiện một cách mờ nhạt nhưng nhân vật đã mang được chính dấu ấn của mình. Là người phụ nữ vất vả, chống mất, vì nợ nần nhiều quá mà mẹ bé Hồng đã phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Cô đã phải bỏ lại cả người con trai còn nhỏ của mình để đi kiếm sống. Chính những sự vất vả của người phụ nữ đã khiến cho người phụ nữ ấy trở nên tiểu tụy và đáng thương “ Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rộc hẳn đi”. Nhà văn đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi đau của những người phụ nữ trong xã hội ấy. Họ không được tự do tìm được những người mà mình yêu quý, phải chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt, lấy người chồng hơn mình gấp đôi tuổi. Cả cuộc đời của người phụ nữ ấy phải trong như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Trong chính những hoàn cảnh như vậy, nhưng người mẹ của bé Hồng vẫn hiện lên là một con người giàu lòng yêu thương, trọng tình nghĩa. Gặp lại người con trai sau bao nhiêu xa cách, người phụ nữ ấy xúc động tới nghẹn ngào. Trong tiếng khóc của người mẹ, người đọc cũng như thấm những nỗi đau, nỗi xót thương con. cùng niềm vui sướng vô hạn của người mẹ. Cô dùng những cử chỉ dịu dàng của mình mà vuốt ve, xoa đầu người con trai sau bao ngày xa cách. Qua đây, nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ. Ông cảm thông với người mẹ của bé Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã đi tìm hạnh phúc riêng bởi ông hiểu được những khó khăn vất vả của những người phụ nữ.  Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi.” Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành người mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết về học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất.
 
 Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ bởi lẽ ông thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạnh của trẻ thơ. Ông thấu hiểu nỗi thống khổ cả vật chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân Gia đình và xã hội đã không cho em được sống thực sự của trẻ thơ .....nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm ...... Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ. Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt . Luôn nhớ nhung về mẹ . Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ. Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tinh ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ . Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ . Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia . Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn . Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi”. Không chỉ như thế, tác giả còn thể hiện sự khao khát được gặp mẹ, muốn ở trong lòng mẹ của Hồng. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngương thiêng liêng thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ .Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ ,em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất giấu ở trong lòng. Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện.

Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu. 

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở.Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta ko ai là ko khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết :“Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt.Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật chữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng ,mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,…mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày,vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả,vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người....

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở.Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta ko ai là ko khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết :“Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt.Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật chữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng ,mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,…mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày,vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả,vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người....

8 tháng 10 2021

ND: Nói về cảm giác hạnh phúc, sung sướng đến cực điểm khi ở trong lòng mẹ của Hồng

6 tháng 10 2021

Trả lời 

- Nội dung chính của đoạn văn là : Miêu tả hình dáng, ngoại hình của của mẹ bé Hồng lúc bé được gặp lại mẹ

- Vì nỗi thương nhớ và tình cảm yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng dành cho mẹ suốt hơn một năm xa cách nên khi được gặp lại mẹ thì bé Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ.

 

Nếu chép mạng hay coppy nhớ ghi "Tham khảo" rồi tô đậm nhé

29 tháng 11 2021

Trong lòng mẹ

29 tháng 11 2021

Trong lòng mẹ

6 tháng 10 2021

Trường từ vựng tả người: còm cõi, xơ xác, tươi sáng, trong, da mịn, tươi đẹp, khuôn miệng xinh xắn, thơm tho...

Tác dụng: cho thấy mẹ của Hồng không còn phải sống trong sự đau thương, chịu mọi ghẻ lạnh từ người khác nữa.

6 tháng 10 2021

Mik cảm ơn bạn nha

27 tháng 10 2021

Trường từ vựng ngoại hình người: miệng, gương mặt, đôi mắt, nước da, hơi thở, gò má, khuôn miệng.

 

Trường từ vựng ngoại hình người: còm cõi xơ xác, hồng hào. thơm tho, ấm áp, trắng mịn, long lanh

 

Trường từ vựng màu sắc: hồng, nâu.