Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hoá của các dân tộc khác. Tuy vậy, cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh hệt các tác động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội. Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.
Dĩ nhiên, bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lòng yêu nước của họ. Lòng yêu nước đó tuy một phần là tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt khác quan trọng hơn, nó chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm hi sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.
Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam.
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến p, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý để án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên. Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.
Có câu nói như thế này: "Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ." Thực vậy, cuộc sống sẽ thật nhạt nhẽo và nghèo biết chừng nào nếu như sống mà chẳng có khát vọng, hoài bão, ước mơ. Vậy ý nghĩa của ước mơ là gì?. Ấy là tượng trưng cho động lực cố gắng, phấn đấu của mọi người để đạt điều mình muốn. Còn với tuổi học trò, ước mơ sẽ giúp cho ta trở thành một con người tài năng ngày càng trưởng thành. Chẳng hạn như khi gặp phải những trở ngại, thử thách, nếu không có ước mơ, ta sẽ dễ dàng bị mất động lực, hy vọng và cảm thấy thất bại. Nhưng khi có ước mơ, ta sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách và trở thành người mạnh mẽ hơn. Chúng ta mới buộc mình phải hành động để thực hiện ước mơ đó mà để hành động bao giờ ta cũng phải học thật tốt, rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, khi ấp ủ ước mơ trong lòng ta còn có thể kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống rồi định hướng cho tương lai của mình. Hãy để bản thân được tự do mơ mộng, làm điều mà mình mong muốn rồi bắt tay vào thực hiện nó dù thời gian có là bao lâu đi nữa. Mặt khác để đạt được ước mơ, cần phải kiên trì và không bỏ cuộc dù gặp phải những khó khăn, thử thách. Chỉ khi có đủ sự nỗ lực và kiên trì, chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Như một hạt giống mong ngày được nảy mầm, nó luôn cố gắng bén rễ sâu vào đất lấy chất dinh dưỡng; như một con người của nghệ thuật, họ luôn cố gắng làm sao cho bài thơ bài hát của mình thật du dương thật hấp dẫn. Ước mơ gắn với cuộc đời, vì vậy hãy sống hết mình với ước mơ của chính chúng ta. Khép lại, không chỉ với tuổi học trò mà ước mơ luôn có ý nghĩa quan trọng với bất kì ai.
☕T.Lam
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tình lạc quan là gì?
Vai trò của tình lạc quan:
+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn
+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất
+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu.
Bàn luận mở rông:
Trái với thái độ lạc quan là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan.
_mingnguyet.hoc24_
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tình lạc quan là gì?
Vai trò của tình lạc quan:
+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn
+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất
+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu.
Bàn luận mở rông:
Trái với thái độ lạc quan là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan.
Hằng năm, có đến hàng triệu người chết do thuốc lá gây ra. Hút thuốc gây ra các bệnh như ung thư phổi, bệnh lao,… nó có sức tàn phá đến cơ thể của con người rất ghê gớm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thuốc ngày càng tăng cao là do chính bản thân con người không ý thức được, phần lớn do thiếu sự quan tâm của gia đình nên khiến các bạn trẻ bây giờ sa vào tệ nạn thuốc lá. Khi đã nghiện thuốc thì sẽ tìm đủ mọi cách để có thuốc hút. Ăn trộm, ăn cắp để có được tiền thỏa mãn được cơn thèm khát. Thậm chí còn giết cả cha cả mẹ người thân trong gia đình để chiếm đoạt tài sản. Điều này thật kinh khủng có đúng không? Trên các trang mạng hiện nay đăng rất nhiều tin về việc con trẻ giết bà, giết mẹ để lấy tiền đi hút thuốc. Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khỏe ” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy,người ta vẫn hút thuốc.Hút đến vàng răng,vàng cả ngón tay cầm thuốc,hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh. Hút thuốc không chỉ có hại cho người hút mà nó còn ảnh hưởng đến những người xung quanh,khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề.
Nhớ đúng !
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...Vậy HIV/AIDS là gì? Nó là human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome.
Hiện nay đại dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm(ngoài đại dịch nCoV), là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới.
Có 3 con đường lây truyền HIV : Tình dục, từ mẹ sang con và đường máu. Để phòng tránh dịch bệnh nghiêm trọng này chúng ta cần những biện pháp sau : Sống lành mạnh, chung thuỷ, một vợ một chồng và chắc chắn cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi. Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách (Điều này không nên áp dụng thực tế, 1 số biểu hiện dẫn đến hôn nhân gđ tan rã. Lưu ý khám sức khỏe toàn thân hàng tháng(6 tháng 1 lần) / hàng năm để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
Không tiêm chích ma túy. Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...Cần nghiêm cẩn, tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...v..v...Đặc biệt, người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì khuyến cáo không nên sinh con. Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con. Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò tự nhiên đóng hộp... thay thế sữa mẹ. V...V và v...v...