...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2018

Với một giọng thơ đầy tươi trẻ, giọng thơ đầy suy ngẫm mang hương vị ca dao đằm thắm, mượt mà, Nguyễn Du trở thành gương mặt tiêu biểu và quen thuộc của phong trào thơ chống Mĩ. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng như “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, “Đò lèn”… “Ánh trăng” cũng là thiphẩm được nhiều người nhắc đến. Ra đời năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bài thơ ghi lại chân thực một thoáng giật mình của thi sĩ trước vẻ đẹp vầng trăng ân tình. Trong cuộc sống mới, sinh hoạt mới, con người bị cuốn vào guồng quay củacông việc, của cuộc sống mà vô tình quên đi những ân tình, những kỉ niệm của quá khứ. Nhưng vầng trăng vẫn vậy, tình nghĩa, thủy chung một lòng, không có chút thay đổi. Ý vị xót xa của bài thơ được thể hiện rất rõ trong toàn bài thơ, đặc biệt là trong khổ thơ cuối của bài.Trong bài thơ “Ánh trăng”, hình ảnh vầng trăng đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho những kí ức, biểu tượng cho quá khứ và vẻ đẹp đời sống bình dị, vĩnh hằng. Nhắc đến trăng là Nguyễn Duy muốn nhắc đến lối sống ân tình thủy chung. Nếu ở những khổ thơ trước đó, Nguyễn Duy đã gợi mởra khoảnh khắc khu phố mất điện, để rồi giật mình nhìn thấy vầng trăng, bao nhiêu kỉ niệm, hình ảnhquá khứ gắn bó với trăng cũng như dòng thác lũ ào ào mà đổ về. Hình ảnh quá khứ càng tươi đẹp bao nhiêu, càng gắn bó bao nhiêu thì nhà thơ càng tự trách mình bấy nhiêu, trách mình sao lỡ vô tình mà quên đi, để bây giờ nhớ lại thì trong lòng lại dâng đầy tư vị của niềm xót xa. Nói về sự thủy chung của ánh trăng, cũng là lời nhắc nhở, kiểm điểm chính mình, khổ thơ cuối chứa những triết lí ýnghĩa khiến cho độc giả phải suy ngẫm:“Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình”Trăng, một nhân chứng cho những kỉ niệm, những hồi ức khi xưa. Trăng gắn liền với cả một thời tuổi trẻ, cùng nhà thơ lớn lên, khi trưởng thành thì vầng trăng theo sát từng chặng hành quân, chiếnđấu gian khổ. Có thể nói, với Nguyễn Du, vầng trăng không chỉ là một hiện tượng của tự nhiên, vũ trụ, không phải là một vật vô tri vô giác mà là một người bạn, một người tri kỉ, là “vầng trăng tình nghĩa” của nhà thơ. Ở đây, vầng trăng đã trở thành biểu tượng của quá khứ, biểu tượng của một thời gian khó nhưng không bao giờ có thể lãng quên, là những phần kí ức sẽ luôn đi theo nhà thơ đến suốt cuộc đời.“Trăng cứ tròn vành vạnh”“Tròn vành vạnh” tả vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên trong sáng, viên mãn. Về cái nhìn thị giác, tròn vành vạnh là vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên, là cái đẹp không bao giờ gây nhàm chán, thất vọng với con người. Ngoài nghĩa tả thực, hình ảnh vầng trăng tròn , lặng lẽ còn biểu tượng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa đã từng có trong những hồi ức. Những hồi ức ấy vẫn mãi “sáng”, vẫn mãi tròntrịa, viên mãn như vậy, không hề có chút đổi thay, dù thời gian có trôi qua đi nữa, thì tình nghĩa của quá khứ vẫn còn đó, không hề phai nhạt. Nhưng, sự cảm thán về vầng trăng chỉ là cách gợi mở để nhà thơ tự trách mình, trách mình lỡ vô tình, quên đi những hồi ức tốt đẹp ấy:“kể chi người vô tình” “người vô tình” ở đây ta có thể hiểu là sự trách móc mà nhà thơ dành cho chính bản thân mình. Trách mình sao có thể quên đi những tháng ngày của quá khứ, quên đi những kỉ niệm của tuổi trẻ. Để bây giờ nhận ra bỗng cảm thấy xót xa, thấy mình sao thật vô tình. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho độc giả cảm nhận một tâm hồn thật đẹp, đó là vẻ đẹp của nhân cách. Nhà thơ vốn là người trọng tình nghĩa, song vì nhịp sống mới quá hối hả xô bồ mà nhà văn vô tình quên đi. Nhưng đó chỉ là sự lãng quên trong khoảnh khắc, bởi những kỉ niệm đẹp vẫn nằm trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ, vì vậy khi được ánh trăng soi chiếu, nhà thơ mới xúc động, mới dạt dào tình cảm đến vậy.“ánh trăng im phăng phắc”Trăng là biểu tượng của thiên nhiên thanh lành, tươi mát, biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của tình nghĩa thủy chung, trọn vẹn không đòi hỏi sự đáp đền. Đó chính là phẩm chất cao cả của ánh trăng mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ khác đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc: “ánh trăng im phăng phắc” là tuyệt đối lặng yên, không mảy may lay động. Sự tình nghĩa của ánh trăng mãi thủy chung, dù cho cuộc sống có bao biến động, bao đổi thay thì vầng trăng vẫn thế, không hề có sự đổi thay. Kí ức, những kỉ niệm không hề vô tri, vô giác, nó như một sinh thể có linh hồn, có sự sống. Mà ở đây nhà thơ Nguyễn Duy đã kí thác qua hình ảnh ánh trăng. Con người có thể đổi thay, có thể quên lãng nhưng những kí ức thì vẫn còn đó, nó sống cùng thời gian, năm tháng. Để đến một lúc nào đó, nó sẽ gợi nhắc con người bằng những gì thân thương, gần gũi nhất. Con người chỉ chấn động khi chợt nhận ra, nghe lời nhắc nhủ, răn dạy trong sự uy nghi, tĩnh lặng của vầng trăng:“ ánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình”Bao dung mà nghiêm khắc, nghiêm khắc nhưng không lạnh lùng, người bạn tình nghĩa vầng trăng, ánh trắng khiến con người giật mình và thức tỉnh. “Giật mình” là cảm giác, là phản xạ tâm lí của người biết suy nghĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của chính mình. “Giật mình” vì ăn năn, tự vấn; “Giật mình” vì lãng quên năm tháng xưa, bạn bè gian khổ, đói nghèo mà ân tình, ân nghĩa. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái “giật mình” như vậy mới đáng quý làm sao. Nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp; bảo vệ con người trước những cám dỗ; níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trong lo toan bộn bề của cuộc sống. Câu thơ cuối cất lên như một lời tự thú, một lời tự trách, một lời tự nhắccủa nhà thơ.Nhà thơ tự trách mình đã quá vô tình, vô tình vì quên lãng, vô tình vì đã có những phút quên đi những ngày tháng, những kỉ niệm, những kí ức ấy. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho người đọcphải suy nghĩ, chiêm nghiệm về chính bản thân mình. Trong cuộc sống con người rất dễ bị cuốn vàonhịp sống hối hả, tấp nập của cuộc sống mà vô tình quên đi những thứ bình dị nhưng đã đi sâu vào trong tiềm thức, đã xây kết thành những kỉ niệm vững chắc mà ta không bao giờ quên. Sự lãng quên ấy không đáng trách nhưng quay lưng lại với kí ức, với những kỉ niệm thì đó là những hành động thật đáng trách, thật đáng lên án.Tóm lại, “ánh trăng” là bài thơ hay với thể năm chữ được vận dụng sáng tạo, giọng điệu tâm tình tự nhiên. Từ một câu chuyện riêng, được kể theo trình tự thời gian, phản ánh rất sinh động quy luật tâm lí của con người, lời thơ là lời nhắc nhở thấm thía: không nên vô tình, vị kỉ, phải thủy chung cùng bạn bè, nhân dân, đồng chí. Thái độ, tình cảm với quá khứ chưa xa nhiều hi sinh, mất mát, vớinhững người đã ngã xuống hôm qua khiến “ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn, gợi lên đạo lí tình nghĩa, thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

1 tháng 4 2018

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ “Tre Việt Nam". Bài "Hơi ấm ổ rơm" của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ. Hiện nay. Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đểu và khỏe. "Ánh trăng" là một trong những bài thơ cùa anh được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc. tứ thơ bất ngờ mới lạ.

Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp:

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng lị thành tri kỉ."

Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới thành “tri kỉ". Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.

Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với trăng:

“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.”

Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ dẹp không cần trang sức, đẹp mội cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hóa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa" bởi trăng từng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ như tác giả đã nói ở trên.

Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự thú là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa" ấy:

“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường. ”

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương". “Ánh điện”, "cửa gương" tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng... dần dần "cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “Vầng trăng" ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “Trăng" bây giờ thành “người dưng". Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ớ thành phố vì quen với "ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến“vầng trăng" từng là bạn tri ki một thời.

Phải đến lúc toàn thành phố mất diện:

“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn."

"Vầng trăng" xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng" nước mắt:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng”.

Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Tác giả không dấu được niềm xúc dộng mãnh liệt của mình. “Vầng trăng" nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ. chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến dấu đầy gian lao thử thách.

Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa" một thời:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình... ”

Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy "đủ cho ta giật mình" mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm “không thể nào quên".

“Ánh tràng" của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình" suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.

23 tháng 5 2021

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của dân tộc trong một thời mưa bom bão đạn, từng sống chết gắn bó cùng thiên nhiên, cùng đồng đội tình nghĩa. Rồi khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống hòa bình luôn mang lại cho con người cảm giác thoải mái, yên bình, nhưng cũng thay đổi nhiều thói quen, cách sống mà không phải ai cũng ghi nhớ những gian nan, những nghĩa tình của thời đã qua. Bài thơ Ánh trăng là một lời tâm sự chân thành, là một lời nhắc nhở về ý nghĩa cuộc sống, là một lần “giật mình” trước cái điều vô tình ấy.

dao-li-uong-nuoc-nho-nguon-trong-bai-anh-trang-cua-nguyen-duy

Ánh trăng luôn là nguồn cảm hứng của thi ca. Chúng ta có một “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” trong Thu ẩm - Nguyễn Khuyến, có một “bến sông trăng” lãng mạn của Hàn Mặc Tử, có một vầng trăng tri kỉ của thi nhân “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ “ (Hồ Chí Minh )… Nhưng với Nguyễn Duy, ánh trăng mang một hàm nghĩa mới. Đó là hình ảnh của quá khứ, là nhân dân, là người lính, là lý tưởng chiến đấu… Bài thơ gây ấn tượng bởi lối sáng tạo đặc biệt. Chữ đầu mỗi câu thơ không viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn cảm xúc được dạt dào trôi theo dòng chảy của kỉ niệm?

Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy nên nó mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ. Ở quãng thời gian quá khứ đã có một biến đổi, một sự thực đáng chú ý: hồi nhỏ rồi thời chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên đến tưởng không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. Ấy thế mà từ hồi về thành phố, quen sống với những tiện nghi hiện đại, vầng trăng tình nghĩa như người dưng qua đường nhưng sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ để tác phẩm.

Mở đầu bài thơ là câu chuyện xảy ra trong quá khứ - lúc người lính còn nhỏ và hồi chiến tranh ở rừng:

“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ.”

          Chỉ với bốn câu thơ ngắn của khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã tái hiện lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời người lính. Trong kỷ niệm, trong câu chuyện có đồng, sông, bể, rừng nghĩa là có tất cả những không gian sự vật quen thuộc của đất nước, có mọi thứ của thiên nhiên có thể gắn bó với con người, che chở cho con người, nuôi sống con người. Chữ “hồi” ở câu thứ nhất và câu thứ ba làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân giữa ranh giới giữa tuổi thơ và lúc trưởng thành, và người chỉ đường dẫn lối chính là ánh trăng. Không phải là vầng trăng bình thường mà là “vầng trăng thành tri kỉ”. “Tri kỉ” nghĩa là vầng trăng và người trở thành đôi bạn tri âm tri kỉ, biết bạn, hiểu bạn như hiểu mình. Hình ảnh đôi bạn tâm giao trăng – người chiến sĩ đã từng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca. Đó có thể là hình ảnh người chiến sĩ nằm ngủ dưới trăng trong thơ Bác: “Việc quân, việc nước bàn xong/ Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.” (Đối nguyệt); cũng có thể giữa rừng khuya sương muối, trăng làm bạn với người chiến sĩ đứng chờ giặc tới: “Đêm nay rừng hoang sương muối / Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới / Đầu súng trăng treo.” (Đồng chí – Chính Hữu). Vầng trăng tri kỷ cũng là vầng trăng bạn bè, thủy chung cùng nhau chia sẻ tâm sự.

Không gian bài thơ rộng mở như trải rộng mênh mông “đồng – sông – biển – rừng” theo những thước phim của ký ức “hồi nhỏ - hồi chiến tranh” nhẹ nhàng sâu lắng để khơi gợi những kỷ niệm dạt dào in dấu ấn sâu đậm thành nỡi nhớ. Đến khổ thơ thứ hai là một lời giải vì sao trong quá khứ, trăng và người là tri âm tri kỉ. Bởi vì lúc đó, con người sống hòa mình với thiên nhiên, gắn bó gần gũi với thiên nhiên, hồn nhiên như cành cây ngọn cỏ…

“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.”

Những từ “trần trụi”, “hồn nhiên” thật dung dị, gần gũi như tâm hồn của người lính Chính bởi vậy người lính đã có lúc “ngỡ không bao giờ quên – cái vầng trăng tình nghĩa”. Từ vầng trăng tri kỷ giờ đây nó trở thành vầng trăng tình nghĩa. Tuy nhiên, từ “ngỡ” đặt ở đầu câu thứ ba giúp người đọc dự cảm về một điều chẳng lành sẽ xảy ra. Bởi vì “ngỡ” là nghĩ vậy thôi, một lúc nào đó con người sẽ lãng quên.

Quy luật vận động không ngừng nghỉ, sự đời vẫn có những éo le, những điều xảy ra mà người ta không thể nghĩ trước được. Thoắt một cái, mọi sự việc đều đã thay đổi:

“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.”

          Mọi sự bất đầu chỉ vì mấy tiếng thật đơn giản “Từ hồi về thành phố”. Lại một lần nữa ta bắt gặp từ “hồi”. Hồi ở đây vừa chỉ thời gian (quãng thời gian khi về thành phố) vừa chỉ sự trở về. Về thành phố là về với cuộc sống hiện đại với đầy đủ tiện nghi, là về với cuộc sống hòa bình không bom rơi đạn lạc. Không gian cũng có sự thay đổi. Nếu như hai khổ đầu mở ra một không gian khoáng đạt, mênh mông, tràn ngập thiên nhiên với đồng ruộng, núi rừng. Giữa không gian bao la ấy, trăng và người hồn nhiên, vô tư bầu bạn quấn quít, dễ nhìn thấy nhau và cũng dễ tìm thấy nhau. Nhưng ở đây khi về với thành phố, không gian sống bỗng như bị bó hẹp lại: đâu thấy rừng thấy biển, đâu thấy đồng thấy sông, mà vây quanh người ta là đường phố, nhà cửa san sát, là ánh điện cửa gương, là những tòa nhà cao tầng, những cái ngõ chật hẹp, là căn phòng buyn-đinh ngột ngạt… Con người như bị nhốt lại, bị bó hẹp trong những cái hộp khổng lồ…

Sống trong không gian bé nhỏ ấy, con người không còn “trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ”. Người ta cũng chẳng nhớ đến trăng, chẳng cần trăng. Bởi đêm nào thành phố chẳng rực rỡ ánh đèn. Bởi vậy mà “vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”. Giọng điệu thơ có gì đó hờ hững, có gì đó lạnh lùng. Hình như tình cảm “tri kỷ - nghĩa tình” đã bị đẩy vào góc xa thẳm của ký ức, con người đã vội quên đi để hòa nhập trong nhịp điệu cuộc sống mới nơi thành thị. Hình ảnh so sánh là một sự đối lập với tình cảm chân thành của một thời quá khứ “ngỡ không bao giờ quên”. Nếu hồi nhỏ, hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ, vầng trăng là tình nghĩa thì giờ đây nó chỉ là người dưng qua đường. Quan hệ giữa người và trăng đã hoàn toàn thay đổi. Có gì đó phũ phàng, có gì đó nghẹn đắng. Bây giờ giữa vầng trăng và người hoàn toàn xa lạ với nhau, hầu như không quen biết gì nhau. Lời thơ pha chút mỉa mai nhưng chân thành. Câu thơ của Nguyễn Duy chẳng khuyên gì ai, chẳng trách gì ai nhưng hình như đằng sau là hồi chuông, là vị đắng đọng lại trong lòng người về một hiện thực xã hội, về thái độ vô tình của con người trước quá khứ.  

Tuy nhiên như người ta vẫn nói mọi chuyện trong cuộc đời đều không thể lường trước được. Cuộc đời nhiều khi vẫn có những bất thường xảy ra và chuyện bất thường đó đã được nhà thơ kể lại ở khổ thơ tiếp theo:

“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.”

          Hai tiếng “thình lình” mở đầu cho khổ thơ thật đúng lúc. Nhờ có sự thình lình bất thường đó ta mới biết rằng hóa ra cái ánh đèn kia không phải là vĩnh cửu, cái ánh sáng của phòng buyn – đinh kia không là muôn đời. Và hóa ra con người ta cũng có lúc “vội bật tung cửa sổ” để tìm ánh sáng cho mình. Câu thơ này thật có ý nghĩa, bởi đây đâu chỉ là cánh cửa sổ bằng sắt hay bằng gỗ của căn phòng mà đây còn là cánh cửa của tâm hồn, của tình cảm, chính cánh cửa này đang được bật tung. Phải đồng thời bật tung hai cánh cửa số ấy thì mới có được chuyện “đột ngột vầng trăng tròn”. Thực ra đột ngột là dành để chỉ tâm trạng con người chứ không phải trăng chờ người bật tung cửa sổ mới bất ngờ đột ngột xuất hiện. Con người có mở cửa hay không mở cửa thì vầng trăng vẫn cứ chiếu sáng, vẫn luôn tràn đầy như thế. Từ “tròn” ở đây không chỉ là một khái niệm hình học, nó còn là sự tròn đầy trọn vẹn của nghĩa tình.

Chính cái vẻ tròn đầy bất diệt của vầng trăng đã đưa đến cho người lính cảm xúc dâng trào:

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

          “Mặt nhìn mặt”, ấy là mặt người với mặt trăng, nhưng ở đây không phải là cái nhìn “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng / Cúi đầu nhớ cố hương” của Lí Bạch mà là sự đối diện với người tri kỉ, đối diện với chính mình, nhìn lại mặt mình. Một cái nhìn đầy áy náy, xót xa. Nếu như với Lí Bạch, vầng trăng khiến thi sĩ nhớ “cố hương” da diết thì ở đây nhờ nhìn thấy vầng trăng, người lính đã trở về chính mình, nhận ra gốc gác, tìm lại được chính mình. Khi nhìn thấy người bạn tri âm tri kỷ ngày nào, người lính bỗng dâng trào một niềm xúc động ngỡ ngàng. Hai tiếng “rưng rưng” gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. “rưng rưng” là chưa khóc nhưng nước mắt đang chực trào ra. Nó như cảm xúc mơ hồ của kẻ xa quê lâu ngày đang trên đường trở về làng cũ bỗng thoáng thầy gốc đa đầu làng. Nó như nỗi lòng của đôi bạn thân sau nhiều năm chinh chiến lạc mất tin nhau, nay bỗng gặp nhau đúng trong ngày chiến thắng. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm tư nhà thơ bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu. Điệp ngữ “như là” có tác dụng nhấn mạnh, biểu hiện cảm xúc đến thật dồn dập. Cùng một lúc, cả quá khứ như hiện về, mọi kỷ niệm như được đánh thức. Kỷ niệm thời ấu thơ chơi đùa trên cánh đồng quê, bơi lội trên dòng sông quê,… kỷ niệm lúc trưởng thành ở rừng cùng đồng đội chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, chia sẻ những mất mát đau thương… Đoạn thơ hay nhất ở chất thơ bộc bạch chân thành, hàm súc và biểu cảm, giàu hình tượng dễ đi vào lòng người. Chính sự lan tỏa của ánh trăng đã gợi lại nhưng gì đã qua, đánh thức tình cảm tốt đẹp trong mỗi con người. Người lính vui sướng vì gặp lại vầng trăng nhưng cũng thấy ăn năn vì thái độ vô tình lãng quên quá khứ.

          Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Khổ cuối của bài thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”      

Bốn câu thơ chia thành hai cặp có nhiều hình ảnh đối lập nhau. Cặp câu thứ nhất đối lập giữa cái tròn vành vạnh của trăng – nghĩa là cái vẹn nguyên, cái tròn đầy bất diệt với sự vô tình vô cảm của con người. Cặp câu thứ hai đối lập giữa cái “im phăng phắc” của vầng trăng với cái “giật mình” của nhà thơ, của người lính. “Giật mình” vì điều gì? Có lẽ là vì ân hận, giật mình để tự nhắc nhở mình đừng làm kẻ phản bội, đừng làm kẻ vô ơn vô tình. Phải nói hai tiếng giật mình cuối cùng của bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu. Như vậy khổ thơ cuối đúng là khổ thơ tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triệt lí trong âm điệu trầm lắng suy tư của tác phẩm. “Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Đôi khi im lặng lại chính là sự trừng phạt nặng nề nhất. Cũng qua hình ảnh “tròn vành vạnh” và “im phăng phắc” của vầng trăng, tác giả khẳng định một điều, con người có thể vô tình có thể lãng quên nhưng thiên nhiên quá khứ nghĩa tình thì luôn tròn dầy bất diệt.

Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Còn nhớ năm xưa, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Genève được kí kết, trong buổi chia tay đầy lưu luyến giữa cán bộ về xuôi với đồng bào miền núi nhà thơ Tố Hữu cũng đã tự nhắc nhở mình, khi về với cuộc sống bình yên ở miền xuôi cũng không bao giờ được quên những năm tháng gắn bó cùng đồng bào nơi đây, được đồng bào yêu thương “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, cùng kề vai sát cánh chống giặc:

“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Và Ánh trăng cũng là một lời tự nhắc nhở như thế. Ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ bởi nó đặt ra vấn đề, thái độ “Uống nước nhớ nguồn” đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình. Trong cuộc sống hiện đại hối hả, con người càng dễ bị cuốn vào vòng xoáy tấp nập của cuộc sống, quay cuồng với danh lợi, tiền tài mà vô tình quên đi những thứ bình dị. Sự lãng quên ấy, sự quay lưng lại với kí ức, với những kỉ niệm là những hành động thật đáng trách, thật đáng lên án. Thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bài thơ là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Bài thơ nhắc nhở một lẽ sống tốt đẹp của con người cũng là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bởi là con người thì trước hết phải biết sống có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung.

Tóm lại, bài thơ Ánh trăng với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Đọc bài thơ của Nguyễn Duy hẳn mỗi chúng ta cũng “giật mình” như thế.

13 tháng 12 2017

Với một giọng thơ đầy tươi trẻ, giọng thơ đầy suy ngẫm mang hương vị ca dao đằm thắm, mượt mà, Nguyễn Du trở thành gương mặt tiêu biểu và quen thuộc của phong trào thơ chống Mĩ. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng như “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, “Đò lèn”… “Ánh trăng” cũng là thiphẩm được nhiều người nhắc đến. Ra đời năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bài thơ ghi lại chân thực một thoáng giật mình của thi sĩ trước vẻ đẹp vầng trăng ân tình. Trong cuộc sống mới, sinh hoạt mới, con người bị cuốn vào guồng quay củacông việc, của cuộc sống mà vô tình quên đi những ân tình, những kỉ niệm của quá khứ. Nhưng vầng trăng vẫn vậy, tình nghĩa, thủy chung một lòng, không có chút thay đổi. Ý vị xót xa của bài thơ được thể hiện rất rõ trong toàn bài thơ, đặc biệt là trong khổ thơ cuối của bài.

Trong bài thơ “Ánh trăng”, hình ảnh vầng trăng đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho những kí ức, biểu tượng cho quá khứ và vẻ đẹp đời sống bình dị, vĩnh hằng. Nhắc đến trăng là Nguyễn Duy muốn nhắc đến lối sống ân tình thủy chung. Nếu ở những khổ thơ trước đó, Nguyễn Duy đã gợi mởra khoảnh khắc khu phố mất điện, để rồi giật mình nhìn thấy vầng trăng, bao nhiêu kỉ niệm, hình ảnhquá khứ gắn bó với trăng cũng như dòng thác lũ ào ào mà đổ về. Hình ảnh quá khứ càng tươi đẹp bao nhiêu, càng gắn bó bao nhiêu thì nhà thơ càng tự trách mình bấy nhiêu, trách mình sao lỡ vô tình mà quên đi, để bây giờ nhớ lại thì trong lòng lại dâng đầy tư vị của niềm xót xa. Nói về sự thủy chung của ánh trăng, cũng là lời nhắc nhở, kiểm điểm chính mình, khổ thơ cuối chứa những triết lí ýnghĩa khiến cho độc giả phải suy ngẫm:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Trăng, một nhân chứng cho những kỉ niệm, những hồi ức khi xưa. Trăng gắn liền với cả một thời tuổi trẻ, cùng nhà thơ lớn lên, khi trưởng thành thì vầng trăng theo sát từng chặng hành quân, chiếnđấu gian khổ. Có thể nói, với Nguyễn Du, vầng trăng không chỉ là một hiện tượng của tự nhiên, vũ trụ, không phải là một vật vô tri vô giác mà là một người bạn, một người tri kỉ, là “vầng trăng tình nghĩa” của nhà thơ. Ở đây, vầng trăng đã trở thành biểu tượng của quá khứ, biểu tượng của một thời gian khó nhưng không bao giờ có thể lãng quên, là những phần kí ức sẽ luôn đi theo nhà thơ đến suốt cuộc đời.

“Trăng cứ tròn vành vạnh”

“Tròn vành vạnh” tả vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên trong sáng, viên mãn. Về cái nhìn thị giác, tròn vành vạnh là vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên, là cái đẹp không bao giờ gây nhàm chán, thất vọng với con người. Ngoài nghĩa tả thực, hình ảnh vầng trăng tròn , lặng lẽ còn biểu tượng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa đã từng có trong những hồi ức. Những hồi ức ấy vẫn mãi “sáng”, vẫn mãi tròntrịa, viên mãn như vậy, không hề có chút đổi thay, dù thời gian có trôi qua đi nữa, thì tình nghĩa của quá khứ vẫn còn đó, không hề phai nhạt. Nhưng, sự cảm thán về vầng trăng chỉ là cách gợi mở để nhà thơ tự trách mình, trách mình lỡ vô tình, quên đi những hồi ức tốt đẹp ấy:

“kể chi người vô tình”

“người vô tình” ở đây ta có thể hiểu là sự trách móc mà nhà thơ dành cho chính bản thân mình. Trách mình sao có thể quên đi những tháng ngày của quá khứ, quên đi những kỉ niệm của tuổi trẻ. Để bây giờ nhận ra bỗng cảm thấy xót xa, thấy mình sao thật vô tình. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho độc giả cảm nhận một tâm hồn thật đẹp, đó là vẻ đẹp của nhân cách. Nhà thơ vốn là người trọng tình nghĩa, song vì nhịp sống mới quá hối hả xô bồ mà nhà văn vô tình quên đi. Nhưng đó chỉ là sự lãng quên trong khoảnh khắc, bởi những kỉ niệm đẹp vẫn nằm trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ, vì vậy khi được ánh trăng soi chiếu, nhà thơ mới xúc động, mới dạt dào tình cảm đến vậy.

“ánh trăng im phăng phắc”

Trăng là biểu tượng của thiên nhiên thanh lành, tươi mát, biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của tình nghĩa thủy chung, trọn vẹn không đòi hỏi sự đáp đền. Đó chính là phẩm chất cao cả của ánh trăng mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ khác đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc: “ánh trăng im phăng phắc” là tuyệt đối lặng yên, không mảy may lay động. Sự tình nghĩa của ánh trăng mãi thủy chung, dù cho cuộc sống có bao biến động, bao đổi thay thì vầng trăng vẫn thế, không hề có sự đổi thay. Kí ức, những kỉ niệm không hề vô tri, vô giác, nó như một sinh thể có linh hồn, có sự sống. Mà ở đây nhà thơ Nguyễn Duy đã kí thác qua hình ảnh ánh trăng. Con người có thể đổi thay, có thể quên lãng nhưng những kí ức thì vẫn còn đó, nó sống cùng thời gian, năm tháng. Để đến một lúc nào đó, nó sẽ gợi nhắc con người bằng những gì thân thương, gần gũi nhất. Con người chỉ chấn động khi chợt nhận ra, nghe lời nhắc nhủ, răn dạy trong sự uy nghi, tĩnh lặng của vầng trăng:

“ Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Bao dung mà nghiêm khắc, nghiêm khắc nhưng không lạnh lùng, người bạn tình nghĩa vầng trăng, ánh trắng khiến con người giật mình và thức tỉnh. “Giật mình” là cảm giác, là phản xạ tâm lí của người biết suy nghĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của chính mình. “Giật mình” vì ăn năn, tự vấn; “Giật mình” vì lãng quên năm tháng xưa, bạn bè gian khổ, đói nghèo mà ân tình, ân nghĩa. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái “giật mình” như vậy mới đáng quý làm sao. Nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp; bảo vệ con người trước những cám dỗ; níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trong lo toan bộn bề của cuộc sống. Câu thơ cuối cất lên như một lời tự thú, một lời tự trách, một lời tự nhắccủa nhà thơ.

Nhà thơ tự trách mình đã quá vô tình, vô tình vì quên lãng, vô tình vì đã có những phút quên đi những ngày tháng, những kỉ niệm, những kí ức ấy. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho người đọcphải suy nghĩ, chiêm nghiệm về chính bản thân mình. Trong cuộc sống con người rất dễ bị cuốn vàonhịp sống hối hả, tấp nập của cuộc sống mà vô tình quên đi những thứ bình dị nhưng đã đi sâu vào trong tiềm thức, đã xây kết thành những kỉ niệm vững chắc mà ta không bao giờ quên. Sự lãng quên ấy không đáng trách nhưng quay lưng lại với kí ức, với những kỉ niệm thì đó là những hành động thật đáng trách, thật đáng lên án.

Tóm lại, “ánh trăng” là bài thơ hay với thể năm chữ được vận dụng sáng tạo, giọng điệu tâm tình tự nhiên. Từ một câu chuyện riêng, được kể theo trình tự thời gian, phản ánh rất sinh động quy luật tâm lí của con người, lời thơ là lời nhắc nhở thấm thía: không nên vô tình, vị kỉ, phải thủy chung cùng bạn bè, nhân dân, đồng chí. Thái độ, tình cảm với quá khứ chưa xa nhiều hi sinh, mất mát, vớinhững người đã ngã xuống hôm qua khiến “ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn, gợi lên đạo lí tình nghĩa, thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.



25 tháng 11 2016

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

26 tháng 8 2017

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

22 tháng 12 2019

Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.
Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt, bàng hoàng khi nhận ra sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh tráng sau những tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Đời người dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa. Trăng trên bầu trời như người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỉ. Với Nguyễn Duy cũng vậy:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ hồi nhỏ cho tới lúc chiến tranh ở rừng. Đó là một khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ dàng gì mà người ta coi nhau là tri kỉ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận: vầng trăng thành tri kỉ. Điều này chứng tỏ đôi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và đồng điệu. Thời gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ ngắn gọn. Ta tưởng như có một nỗi lòng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong lời thơ, chỉ chực trào lên. Phải chăng đây là những dòng hồi tưởng? Gói gọn cả một trời kỉ niệm trong những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố giấu nỗi xúc động trong lòng mình.
Nhưng tấm lòng ấy vẫn dạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thắm thiết. Đối với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách rời. Từ ngờ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối khác. Đó là giá trị của ngôn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong cách thể hiện mà ta không dễ gì nhận được ra.
Chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, cũng như nhiều chiến sĩ khác, Nguyễn Duy trở về nhưng không phải về với sông, với đồng, với bể mà là về với thành phố tấp nập, đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với: ánh điện, cửa gương, người ấy dần quên đi người bạn tri kỉ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành người dưng:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẩn hiện hữu bên ta, vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có lẽ vầng trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành người dưng qua đường. Vẫn là vầng trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ nào ta đã lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kì của dân tộc. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẻ.
Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để từ đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Trăng vẫn luôn toả sáng nhưng chỉ khi đèn điện tắt ta mới thực sự cảm thấy ánh trăng thật tuyệt vời. Khi không gian tối om, con người mong chờ ở một thứ ánh sáng mới! Và khi nhìn thấy ánh trăng thì con người đột ngột nhận ra người bạn tri kỉ: vầng trăng tròn. Hai từ láy thình lình, đột ngột thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hoàng.
Nhìn lên trăng mà lòng tràn ngập niềm xúc động. Những kỉ niệm một thời tưởng như đã xa vắng nay lại trở về:
Ngửa mặt nhìn lên mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Không phải là ngửa mặt nhìn lên trăng mà là ngửa mặt nhìn, lên mặt vì với Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng có cái gì rưng rưng. Có thể là đôi mắt rưng rưng hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với xừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.
Như một người bạn ân nghĩa thuỷ chung, vầng trăng vẫn trong sáng, tròn đầy phúc hậu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Không trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi. Trăng hiền hoà và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc cảm khiến nhà thơ phủ nhận chính mình: kể chi người vô tình. Không hẳn là con người vô tình, hờ hững với nhừng gì của quá khứ. Có chăng là do cuộc sống còn đang trong quá trình xây dựng với những lo toan bộn bề chi phối nhiều suy nghĩ của chúng ta. Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng yên chứ nó đâu có mất đi. Vì thế mới có cái giật mình cửa Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó cũng là cái giật mình của chính chúng ta khi nhận ra được sự đánh thức từ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
Bài thơ ra đời khi đất nước đã hoà bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ Nguyễn Duy đã không còn. Trong thời gian này tác giả là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không vì thế mà Ánh trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình. Dường như chẳng bao giờ Nguyễn Duy không mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội nguồn. Nó cho thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thuỷ chung. Không chỉ có vậy, bài thơ Ánh trăng còn như một lời nhắn nhủ sâu kín, nhẹ nhàng: hãy sống và lao động hết mình nhưng đừng bao giờ phủ nhận quá khứ của dân tộc.

24 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên. Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.

9 tháng 1 2019

Bạn có thể tham khảo cái này nhé, mik cũng lấy trên mạng thôi :

Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.
Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt, bàng hoàng khi nhận ra sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh tráng sau những tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Đời người dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa. Trăng trên bầu trời như người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỉ. Với Nguyễn Duy cũng vậy:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ hồi nhỏ cho tới lúc chiến tranh ở rừng. Đó là một khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ dàng gì mà người ta coi nhau là tri kỉ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận: vầng trăng thành tri kỉ. Điều này chứng tỏ đôi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và đồng điệu. Thời gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ ngắn gọn. Ta tưởng như có một nỗi lòng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong lời thơ, chỉ chực trào lên. Phải chăng đây là những dòng hồi tưởng? Gói gọn cả một trời kỉ niệm trong những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố giấu nỗi xúc động trong lòng mình.
Nhưng tấm lòng ấy vẫn dạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thắm thiết. Đối với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách rời. Từ ngờ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối khác. Đó là giá trị của ngôn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong cách thể hiện mà ta không dễ gì nhận được ra.
Chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, cũng như nhiều chiến sĩ khác, Nguyễn Duy trở về nhưng không phải về với sông, với đồng, với bể mà là về với thành phố tấp nập, đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với: ánh điện, cửa gương, người ấy dần quên đi người bạn tri kỉ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành người dưng:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẩn hiện hữu bên ta, vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có lẽ vầng trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành người dưng qua đường. Vẫn là vầng trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ nào ta đã lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kì của dân tộc. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẻ.
Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để từ đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Trăng vẫn luôn toả sáng nhưng chỉ khi đèn điện tắt ta mới thực sự cảm thấy ánh trăng thật tuyệt vời. Khi không gian tối om, con người mong chờ ở một thứ ánh sáng mới! Và khi nhìn thấy ánh trăng thì con người đột ngột nhận ra người bạn tri kỉ: vầng trăng tròn. Hai từ láy thình lình, đột ngột thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hoàng.
Nhìn lên trăng mà lòng tràn ngập niềm xúc động. Những kỉ niệm một thời tưởng như đã xa vắng nay lại trở về:
Ngửa mặt nhìn lên mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Không phải là ngửa mặt nhìn lên trăng mà là ngửa mặt nhìn, lên mặt vì với Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng có cái gì rưng rưng. Có thể là đôi mắt rưng rưng hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với xừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.
Như một người bạn ân nghĩa thuỷ chung, vầng trăng vẫn trong sáng, tròn đầy phúc hậu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Không trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi. Trăng hiền hoà và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc cảm khiến nhà thơ phủ nhận chính mình: kể chi người vô tình. Không hẳn là con người vô tình, hờ hững với nhừng gì của quá khứ. Có chăng là do cuộc sống còn đang trong quá trình xây dựng với những lo toan bộn bề chi phối nhiều suy nghĩ của chúng ta. Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng yên chứ nó đâu có mất đi. Vì thế mới có cái giật mình cửa Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó cũng là cái giật mình của chính chúng ta khi nhận ra được sự đánh thức từ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
Bài thơ ra đời khi đất nước đã hoà bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ Nguyễn Duy đã không còn. Trong thời gian này tác giả là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không vì thế mà Ánh trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình. Dường như chẳng bao giờ Nguyễn Duy không mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội nguồn. Nó cho thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thuỷ chung. Không chỉ có vậy, bài thơ Ánh trăng còn như một lời nhắn nhủ sâu kín, nhẹ nhàng: hãy sống và lao động hết mình nhưng đừng bao giờ phủ nhận quá khứ của dân tộc.

9 tháng 1 2019

I. Mở bài:
- “Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai” (Anatole France). Thật vậy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đó là truyền thống lâu đời của con người Việt Nam. Truyền thống ấy đã được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay.
- Nổi bật là bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Qua các tác phẩm, các tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, những chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung cao quí trong cuộc đời mỗi con người.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài )
- Hoàn cảnh sáng tác: và Nguyễn Duy đều đã từng sống, trải qua những năm tháng khó khăn, thiếu thốn, khốc liệt của chiến tranh và được cưu mang, đùm bọc,sẻ chia…-> khi viết những tác phẩm này, nhà thơ đã được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no, hiện đại.
- Gợi nhắc đạo lí về lòng biết ơn, lối sống ân nghĩa, thuỷ chung đối với mỗi người.Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn - đạo lí uống nước nhớ nguồn.
Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ “Ánh trăng” của Bằng Việt.
* Trong bài thơ này, truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung được thể hiện qua lời tâm tình của nhân vật trữ tình.
- Gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ gắn bó với thiên nhiên, quê hương.
- Trân trọng những sẻ chia trong những năm tháng gian lao, vất vả ở những năm tháng chiến tranh.
=> Ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.
- Nhắc nhở, thức tỉnh con người lối sống ân tình, ân nghĩa,đừng bao giờ lãng quên quá khứ.
4. Nhận xét, đánh giá:
- Mỗi bài thơ là một hình ảnh, một mạch cảm xúc nhưng đều sâu lắng, thiết tha.
- Cảbài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, thuỷ chung với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thuỷ với quá khứ.
III. Kết bài:
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, gợi lại bao suy nghĩ , chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao cũng chỉ là những hình ảnh quen thuộc thôi mà con người lại có thể nhìn thấy bao điều? Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt đi bởi những lo toan tất bật hằng ngày, nó bảo vệ con người khỏi những cám dỗ tầm thường. Và trên hết, nó luôn hướng con người đến những giá trị bền vững của cuộc sống.

15 tháng 12 2018

I. Mở bài:
- “Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai” (Anatole France). Thật vậy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đó là truyền thống lâu đời của con người Việt Nam. Truyền thống ấy đã được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay.
- Nổi bật là hai bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Qua các tác phẩm, các tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, những chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung cao quí trong cuộc đời mỗi con người.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài )
- Hoàn cảnh sáng tác: Bằng Việt và Nguyễn Duy đều đã từng sống, trải qua những năm tháng khó khăn, thiếu thốn, khốc liệt của chiến tranh và được cưu mang, đùm bọc,sẻ chia…-> khi viết những tác phẩm này, hai nhà thơ đã được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no, hiện đại.
- Gợi nhắc đạo lí về lòng biết ơn, lối sống ân nghĩa, thuỷ chung đối với mỗi người.Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn - đạo lí uống nước nhớ nguồn.
2. Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
* Đó là tình cảm của người cháu đối với bà khi đã trưởng thành, xa nhà. Nơi đất khách nhưng người cháu vẫn đau đáu nhớ về bà, nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cách cha mẹ, gắn bó với bà. Những năm tháng đói khổ được bà chăm sóc.
- Cháu nhớ bà, xót xa, thương cảm thấu hiểu cuộc đời của bà cơ cực, gian nan mà giàu đức hi sinh.
- Kỉ niệm thời thơ ấu bên bà: Bà chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu.
- Cuộc sống khó khăn, cuộc đời nhiều gian khổ nhưng tấm lòng bà vẫn bền bỉ, mênh mông, giàu đức hi sinh.
- Người cháu không nguôi nhớ về bà, nhớ về quê hương cội nguộn
=>Hình ảnh “bếp lửa” bình dị, thân thuộc=> hình ảnh kỉ niệm tuổi thơ, gian khó nhọc nhằn, ấm áp tình bà cháu, xóm làng=>hình ảnh quê hương, cội nguồn – nỗi nhớ trong lòng người xa quê.
=> Khẳng định giá trị nghệ thuật của bài thơ nhé!
3. Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ “Ánh trăng” của Bằng Việt.
* Trong bài thơ này, truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung được thể hiện qua lời tâm tình của nhân vật trữ tình.
- Gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ gắn bó với thiên nhiên, quê hương.
- Trân trọng những sẻ chia trong những năm tháng gian lao, vất vả ở những năm tháng chiến tranh.
=> Ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.
- Nhắc nhở, thức tỉnh con người lối sống ân tình, ân nghĩa,đừng bao giờ lãng quên quá khứ.
4. Nhận xét, đánh giá:
- Mỗi bài thơ là một hình ảnh, một mạch cảm xúc nhưng đều sâu lắng, thiết tha.
- Cả hai bài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, thuỷ chung với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thuỷ với quá khứ.
III. Kết bài:
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, “Bếp lửa” của Bằng Việt gợi lại bao suy nghĩ , chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao cũng chỉ là những hình ảnh quen thuộc thôi mà con người lại có thể nhìn thấy bao điều? Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt đi bởi những lo toan tất bật hằng ngày, nó bảo vệ con người khỏi những cám dỗ tầm thường. Và trên hết, nó luôn hướng con người đến những giá trị bền vững của cuộc sống.

16 tháng 12 2018

Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.
Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt, bàng hoàng khi nhận ra sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh tráng sau những tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Đời người dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa. Trăng trên bầu trời như người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỉ. Với Nguyễn Duy cũng vậy:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ hồi nhỏ cho tới lúc chiến tranh ở rừng. Đó là một khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ dàng gì mà người ta coi nhau là tri kỉ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận: vầng trăng thành tri kỉ. Điều này chứng tỏ đôi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và đồng điệu. Thời gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ ngắn gọn. Ta tưởng như có một nỗi lòng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong lời thơ, chỉ chực trào lên. Phải chăng đây là những dòng hồi tưởng? Gói gọn cả một trời kỉ niệm trong những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố giấu nỗi xúc động trong lòng mình.
Nhưng tấm lòng ấy vẫn dạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thắm thiết. Đối với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách rời. Từ ngờ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối khác. Đó là giá trị của ngôn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong cách thể hiện mà ta không dễ gì nhận được ra.
Chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, cũng như nhiều chiến sĩ khác, Nguyễn Duy trở về nhưng không phải về với sông, với đồng, với bể mà là về với thành phố tấp nập, đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với: ánh điện, cửa gương, người ấy dần quên đi người bạn tri kỉ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành người dưng:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẩn hiện hữu bên ta, vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có lẽ vầng trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành người dưng qua đường. Vẫn là vầng trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ nào ta đã lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kì của dân tộc. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẻ.
Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để từ đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Trăng vẫn luôn toả sáng nhưng chỉ khi đèn điện tắt ta mới thực sự cảm thấy ánh trăng thật tuyệt vời. Khi không gian tối om, con người mong chờ ở một thứ ánh sáng mới! Và khi nhìn thấy ánh trăng thì con người đột ngột nhận ra người bạn tri kỉ: vầng trăng tròn. Hai từ láy thình lình, đột ngột thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hoàng.
Nhìn lên trăng mà lòng tràn ngập niềm xúc động. Những kỉ niệm một thời tưởng như đã xa vắng nay lại trở về:
Ngửa mặt nhìn lên mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Không phải là ngửa mặt nhìn lên trăng mà là ngửa mặt nhìn, lên mặt vì với Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng có cái gì rưng rưng. Có thể là đôi mắt rưng rưng hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với xừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.
Như một người bạn ân nghĩa thuỷ chung, vầng trăng vẫn trong sáng, tròn đầy phúc hậu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Không trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi. Trăng hiền hoà và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc cảm khiến nhà thơ phủ nhận chính mình: kể chi người vô tình. Không hẳn là con người vô tình, hờ hững với nhừng gì của quá khứ. Có chăng là do cuộc sống còn đang trong quá trình xây dựng với những lo toan bộn bề chi phối nhiều suy nghĩ của chúng ta. Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng yên chứ nó đâu có mất đi. Vì thế mới có cái giật mình cửa Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó cũng là cái giật mình của chính chúng ta khi nhận ra được sự đánh thức từ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
Bài thơ ra đời khi đất nước đã hoà bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ Nguyễn Duy đã không còn. Trong thời gian này tác giả là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không vì thế mà Ánh trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình. Dường như chẳng bao giờ Nguyễn Duy không mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội nguồn. Nó cho thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thuỷ chung. Không chỉ có vậy, bài thơ Ánh trăng còn như một lời nhắn nhủ sâu kín, nhẹ nhàng: hãy sống và lao động hết mình nhưng đừng bao giờ phủ nhận quá khứ của dân tộc.

1 tháng 2 2023

Mở bài:

- Giới thiệu đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".

Mẫu: Xã hội này liệu có chấp nhận một con người tài năng nhưng lại vô ơn, không nhớ đến cội nguồn của mình?. Chẳng bao giờ có thể, chữ đức luôn trước chữ tài: "Tiên học lễ, hậu học văn". Và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" chính là để nhắc nhở chúng ta về những điều trên.

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ "Uống nước nhớ nguồn"

-> Nghĩa đen: Chỉ đến hành động uống một nguồn nước nào đó cần nhớ đến cái nguồn, nơi đã dẫn nước cho mình uống.

-> Nghĩa bóng: Khuyên nhủ chúng ta cần có lòng biết ơn, luôn nhớ về nguồn cội quê hương mình.

- Ý nghĩa của đạo lý:

+ Cho ta hiểu được cách sống, một đạo đức tốt đẹp.

+ Nhắc nhở ta dù ở đâu, dù là người ntn đều phải nhớ về cội nguồn của bản thân.

- Bàn luận, phân tích:

+ Vì sao ta phải học hỏi theo đạo lý này?

-> Không thể sống vô ơn khi là một con người.

-> Vì nếu không học hỏi, làm theo đạo lý này chúng ta sẽ trở nên vô đạo đức là một kẻ không được tôn trọng quý mến.

- Dẫn chứng:

+ Lễ hội đền Hùng: nhớ ơn về những vị vua hùng lập ra đất nước.

+ Biết ơn những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để mình được sống trong bình yên.

+ Biết ơn bố mẹ.

+ Thương yêu quê hương, đất nước.

- Mở rộng:

+ Phê phán những con người vô ơn, bội nghĩa.

-> Những người con bất hiếu.

- Đánh giá:

+ Đạo lý trên là đạo đức bất hủ mà con cháu ta bao giờ cũng phải học theo.

Kết bài:

- Tổng kết.

- Liên hệ bản thân em.