Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài học rút ra từ hai nhân vật trong truyện là:
- Cần sống có ước mơ, lí tưởng cao đẹp, hướng tới chính nghĩa nhưng không nên xa rời thực tế với những ý nghĩ hão huyền.
- Yêu thích đọc sách nhưng nên biết lựa chọn sách tốt để đọc và học tập.
- Cần biết sống cho cả hiện tại, không nên chỉ sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông.
- Sống thực tế, tỉnh táo nhưng không nên có cái nhìn quá thực dụng, ích kỉ
Bài học rút ra từ hai nhân vật trong truyện là:
Cần sống có ước mơ, lí tưởng cao đẹp, hướng tới chính nghĩa nhưng không nên xa rời thực tế với những ý nghĩ hãohuyền.Yêu thích đọc sách nhưng nên biết lựa chọn sách tốt để đọc và học tập.Cần biết sống cho cả hiện tại, không nên chỉ sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông. Sống thực tế, tỉnh táo nhưng không nên có cái nhìn quá thực dụng, ích kỉ- Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki- hô- tê và Xan- chô Pan- xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học, Đôn Ki- hô-tê nực cười nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý, Xan-chô Pan -xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
- Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lại bổ sung cho nhau. Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đi theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó. Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiến diện (lệch lạc), cực đoan (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại- nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy cùng nhà văn Xéc-van-téc đến với đất nước Tây Ban Nha cách đây khoảng hơn ba trăm năm (Thế kỷ XVI-XVII) để chiếm ngưỡng người anh hùng hào hiệp của xứ Man-tra Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm của họ. Đó là việc Đôn Ki-hô- tê đánh nhau với những chiếc cối xay gió, một trận đánh kỳ quặc. Với tài năng của mình Xéc-van-téc đã thành công trong việc khắc họa tính cách của hai nhân vật qua trận đánh.
Qua đoạn trích, ta thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Bức chân dung của hai nhân vật hiện lên mỗi lúc một rõ nét, rất cụ thể, sinh động, từ ngoại hình, trí tuệ, ước muốn đến đến hành động và quan niệm cuộc sống.
Đôn Ki-hô-tê là nhân vật chính, lão tự phong cho mình là hiệp sĩ, chàng hiệp sĩ tuổi trạc năm mươi, gầy gò, cao lênh khênh. Cưỡi trên lưng con ngựa còm có cái tên mĩ miều chiến mã Rô-xi-nan-tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ han rỉ của tổ tiên để lại, rồi đem đánh bóng… Đôn Ki-hô-tê hiên ngang tiến bước với mục đích tốt đẹp là tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. Trí óc của hiệp sĩ đầy hoang tưởng, có lúc mê muội. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn gian ác khổng lồ đã lao vào để giao đấu, sau khi bị thất bại, lão cho rằng đấy là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn đã thâm thù lão, và tước lấy phần vinh quang chiến thắng của Đôn Ki-hô-tê. Với động cơ trong sáng, hồn nhiên- tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân – Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xông vào đánh những tên khổng lồ (thực ra là những chiếc cối xay gió), mặc dù lão biết đây là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức. Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỉ khổng lồ, và tâm niệm nguyện cầu người tình lý tưởng- Nàng Đuyn-xi- nê-a xinh đẹp giúp mình trong lúc nguy nan. Trong giây phút tấn công kẻ thù, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười.
Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, cao cả tốt đẹp, còn đối tượng hướng tới của chàng lại không phải lũ quỉ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cối xay gió hiền lành vô tội. Đầu óc chàng đầy những hoang tưởng. Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm của chàng đã trở thành hão huyền, mang tính phá phách. Bản thân hiệp sĩ thì thất bại đau đớn, ngọn giáo gãy tan tành, ngựa và người ngã văng ra. Nhìn thấy hình ảnh Đôn Ki- hô-tê nằm không cựa quậy, bác giám mã sợ quá, đã phải lạy chúa trên trời. Đọc đến chi tiết này, chúng ta vừa thương vừa… không nén được tiếng cười. Song, xin bạn đọc chớ đùa cợt. Trong thời khắc nguy nan sau cuộc chiến đấu, thầy trò chàng hiệp sĩ đã tranh cãi một cách rất nghiêm chỉnh. Nghe Xan-chô có ý phê bình mình là đầu óc quay cuồng như cối xay gió, hiệp sĩ mắng lại: Thôi im đi!… Chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường… ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư… biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng… nhưng rồi… lão sẽ không thể nào đối chọi được thanh kiếm lợi hại của ta. Ý nghĩ và những lập luận của hiệp sĩ kể ra cũng sáng suốt và chặt chẽ đấy chứ? Bị quật ngã đau đớn lịm người như thế mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa, trái lại vẫn cháy bỏng một niềm tin mãnh liệt, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao! Chỉ có điều cái bản lĩnh làm người ấy lại không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong cuốn sách kiếm hiệp cổ xưa mà lão đã ngốn ngấu đọc rồi làm theo. Do vậy sau trận chiến thất bại ê chề, Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa tỉnh táo để rút ra bài học. Trái lại, lão vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, tiếp tục những suy nghĩ lãng mạn, hoang tưởng.
Lão tâm sự với Xan-chô: Ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương như thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài. Ấy thế là tấm gương những hiệp sĩ giang hồ trong sách vở lại sống dậy, giục giã và khích lệ lão. Trong khi giám mã Xan-chô Pan-xa ăn uống thì hiệp sĩ thấy chưa cần ăn vì hình như đang mải nghĩ đến trận chiến sắp tới. Cho tới đêm hôm ấy, ta vẫn không thấy hiệp sĩ ăn uống gì cả. Ngài bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. Đêm ấy, Đôn Ki-hô-tê không ngủ để giành thời gian nghĩ đến nàng Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp, đúng như hiệp sĩ trong sách, thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc nhớ tới tình nương của mình. Suy nghĩ và mộng mơ bay bổng đến nỗi Đôn Ki-hô-tê không thèm để ý tới giám mã Xan-chô dang đánh một giấc ngon lành. Cho tới sáng hôm sau, hiệp sĩ cũng không muốn ăn sáng, vì chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi… Có thể nói, dưới ngòi bút vừa nghiêm chỉnh vừa bỡn cợt, trào lộng của Xéc-van-téc, hình ảnh hiệp sĩ Đôn Ki-hô tê hiện lên là một con người đầy ảo mộng. Lão mang những khát vọng đẹp, hành động dũng cảm, bản lĩnh kiên cường,… nhưng lại có những nhầm lẫn trong suy nghĩ, gàn dở trong việc làm chỉ vì lão bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi những trang sách cũ kỹ, lỗi thời. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê vừa buồn cười và yêu mến, vừa cảm thấy đáng trách mà lại đáng thương…
Nhân vật Xan-chô Pan-xa là nhân vật phụ làm nền cho nhân vật chính là Đôn Ki-hô-tê. Nếu Đôn Ki-hô-tê mơ mộng và ảo tưởng thì giám mã Xan-chô Pan-xa là người tỉnh táo, thực dụng. Bác là một nông dân béo lùn, nhận, làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hy vọng sau này chủ công thành danh toại, bác sẽ được làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo, được sống cuộc đời giàu sang, phú quí. Giám mã Xan-chô Pan-xa đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy thức ăn ngon. Trước khi vào trận đánh kỳ quặc, Xan- chô Pan-xa đã nhìn rõ kẻ thù của hiệp sĩ là những chiếc cối xay gió. Bác giải thích rất rõ ràng, rành mạch: cái vật trông giống cánh tay là những cảnh quạt, khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bến trong. Đến lúc cố hét to để ngăn cản ông chủ cuồng si lao lên phía trước đánh nhau với cối xay gió không được, bác nông dân ấy đã bỏ mặc chủ. Thái độ này của bác vừa đúng nhưng lại vừa không đúng. Đúng là vì bác ta biết hành động của chủ là gàn dở và bác đã can ngăn. Chưa đúng vì bác không thực sự quyết tâm bằng hành động và sức khỏe của mình xông lên để ngăn cản ông chủ, hay chí ít cũng giúp đỡ để ông chủ không bị thua, thua một cách thảm hại đến mức “giáo gãy, người và ngựa ngã lăn ra”. Hay là lúc đó bác cũng hoảng loạn mà tưởng rằng đó là những tên quỉ khổng lồ nguy hiểm thật, rồi bỏ mặc cho chủ giao chiến? Phải chăng, bác nông dân chỉ quen ăn no vác nặng này nhút nhát, sợ hãi?
Sau trận đánh, Xan-chô tỏ ra là một giám mã tận tụy. Bác ta vừa xoa xuýt thương chủ, vừa cố giải thích một lần nữa, giải thích để thức tỉnh ông chủ về cái hành động kỳ quặc bắt nguồn từ những đầu óc quay cuồng như cối xay. Về việc này, Xan-chô thật đáng yêu. Bác đã hết mực phục vụ chủ. Miệng cầu chúa phù hộ cho chủ sẽ giành thắng lợi ở các cuộc giao đấu sau này. Bác vừa nâng hiệp sĩ dậy rồi đỡ cho chủ ngồi ngay ngắn trên lưng con chiến mã gầy còm. Đến những phút tiếp tục cuộc phiêu lưu sau trận đánh, giám mã Xan-chô tiếp tục nhiệm vụ theo hầu chủ. Tâm sự với hiệp sĩ, bác tỏ ra là người rất chân thành, cởi mở. Bác nói : Chúa thấu hiểu cho tôi là tôi có yếu lòng không nếu thấy ngài rên la khi bị cái gì làm cho đau đớn. Còn tôi, có thể xin thưa với ngài rằng chỉ cẩn hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay. Con người Xan-chô như vậy chẳng phải là tốt nết và biết thương người hay sao? Lại còn tận tụy với chủ nữa song có lẽ thương người thì ít mà bác ta… thương mình nhiều hơn. Sau khi xin phép hiệp sĩ bằng vài lời qua quýt, Xan-chô thản nhiên lấy rượu và thức ăn ra đánh chén no say chẳng nhớ gì đến lời hứa hẹn của chủ, và cảm thấy cái nghề phiêu lưu này cũng chẳng vất vả gì mà lại còn thoải mái nữa là khác. Thế rồi sau khi rượu thịt ních đầy cái dạ dày, đến tối hôm ấy, trong khi ông chủ thao thức, trằn trọc thì giám mã, người hầu cận thân tín kia ngủ một mạch cho đến sáng hôm sau, vừa tỉnh dậy đã vớ ngay lấy bầu rượu… để rồi buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đàu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy. Quan tâm tới những nhu cầu ăn ngủ là chuyện bình thường. Nhưng hình như giám mã quá chu trọng đến hai việc này, nhiều lúc quên hết, kể cả ông chủ mà mình có nhiệm vụ hầu hạ, chăm sóc thì thật là tầm thường và đáng chê trách! Bằng ngòi bút sinh động, hóm hỉnh, Xéc-van-téc đã khắc hoạ nhân vật giám mã Xan-chô với những nét ngoại hình và tính cách trái ngược hẳn với Đôn Ki-hô-tê.
Đánh nhau với cối xay gió là một cuộc phiêu lưu, một trận đánh kì quặc. Chúng ta thấy Đôn Ki-hô-tê thật nực cười, nhưng cũng đáng yêu, còn Xan-chô Pan-xa tuy có những mặt tốt đáng quí, nhưng cũng còn có nét tính cách chưa tốt, đáng chê. Như vậy, hai nhân vật này tuy rất trái ngược nhau cả về hình dáng và tính cách nhưng vẫn là đôi tri kỷ thân thiết. Hai bên đã chịu ảnh hưởng của nhau rất sâu sắc. Thật là một cặp nhân vật bất hủ trong văn chương thời Trung cổ.
Câu chuyện phiêu lưu của thầy trò Đôn Ki-hô-tê đã có ý nghĩa lớn lao, phản ánh bước chuyển mình vĩ đại của đất nước, dân tộc Tây Ban Nha trên con đường từ xã hội phong kiến lạc hậu lên xã hội tư bản chủ nghĩa đầy phức tạp, thử thách, rèn luyện con người. Cuối cùng thì, cái điên rồ của Đôn Ki-hô-tê cũng như cái mộng tưởng của Xan-chô chỉ là cái vỏ tạm thời xa lạ với bản chất của họ. Còn truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân Tây Ban Nha lại là những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trong truyện.
Cảm ơn nhà văn vĩ đại Xéc-van-téc đã đưa chúng ta đên với đất nước Tây Ban Nha thơ mộng qua một trận đánh kì quặc “có một không hai” trong lịch sử nhân loại. Từ đó giúp ta càng hiểu rõ và thêm yêu quí nhân dân, đất nước Tây Ban Nha. Họ có quyền tự hào và kiêu hãnh, một đất nước có nhà văn Xéc-van- téc, có cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê sống bất hủ với thời gian.
Thank you