K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2022

Tham khảo

Từ thuở lọt lòng cho đến trưởng thành, mỗi chúng ta được nuôi dưỡng bằng cậu chuyện của bà và mẹ. Những câu chuyện ấy không chỉ làm ta thích thú, mà còn tưới mát tâm hồn trẻ thơ, từ đó gieo trồng hạt giống tương lai. “Cô bé bán diêm” gieo tình yêu thương. “Thánh Gióng” gieo lòng yêu nước và dũng cảm. “Bó hoa tặng mẹ” gieo lòng hiếu thảo… Và hôm nay, ta bắt gặp câu chuyện “Tiếng vọng rừng sâu”, kể về những lần cậu bé hét to vào rừng sâu và được rừng vọng lại. Vậy, câu chuyện có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng nhau bàn bạc để rút ra bài học quý báu cho cuộc sống…

Với tất cả nỗi bực tức, cậu bé đã hét to “tôi ghét người” và rừng đã vọng lại “tôi ghét người”, cậu bé hoảng sợ. Nhưng khi cậu hét lên “tôi yêu người” với tất cả tình yêu thương, rừng đã trìu mến đáp lại. Có lẽ cậu bé không hiểu vì sao lại như thế vì cậu còn quá nhỏ. Nhưng trong tâm hồn non nớt ấy bắt đầu ươm mầm khái niệm trao đi và nhận lại...

Con ong cho mật, hoa cho hương, chim cho tiếng hót, con người cho nhau tình yêu và cao hơn nữa là đức hy sinh. Khi yêu, con người sẵn sàng hy sinh tất cả mà không đòi hỏi gì. Cụ Bơ-men (Chiếc lá cuối cùng – O Henri) hy sinh mạng sống của mình để cho Giôn-xi được sống. Nàng Xtefchia (Con hủi) hy sinh mạng sống, tuổi xuân cho tình yêu được sống. Điều gì đã thúc đẩy họ hành động như vậy? Với Xtefchia là dành cho người nàng yêu Valđemar. Còn với cụ Bơ-men, Giôn-xi chỉ là người cùng nghề họa sĩ, sống cùng căn hộ, không thân thiết. Nhưng vì thương yêu cô gái trẻ tội nghiệp, một mình cụ đã chống chọi giữa đêm khuya mưa bão vẽ nên chiếc lá để cho trái tim Giôn-xi được đập mạnh mẽ. Đổi lại, trái tim cụ Bơmen đã ngừng đập. Cả cuộc đời mình, cụ chỉ mong có một tác phẩm để đời, chính chiếc lá cuối cùng đã giúp cụ toại nguyện.

Cậu bé trong câu chuyện không cần đợi tiếng vọng của rừng bởi vì trong tâm hồn cậu đang có mưa. Mưa tưới mát đất tâm hồn, làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Cậu bé đã nhận lại tất cả, nhận làn gió mát cuốn trôi bao giận hờn, bực tức; nhận tiếng chim reo vui đón chào hạnh phúc… Như vậy, “cho” đã trở thành khát vọng sống mãnh liệt, là hành động thôi thúc... Bởi vì “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” – Tố Hữu...

Tôi sẽ chọn cách sống cống hiến. Tôi cống hiến tài năng và sức trẻ để gây dựng đất nước, kinh nghiệm cho lớp trẻ mai sau… Để rồi khi nhắm mắt xuôi tay, tôi sẽ mỉm cười hài lòng trong khi mọi người khóc.

Người ta nói “cho và nhận” chứ không nói “nhận và cho”. Bởi vì sống thì cứ “cho” đi, đừng mong “nhận” lại. Nếu ai “cho” đi để mong “nhận” lại thì đó chỉ là sự “trao đổi”, không phải là san sẻ yêu thương...

Cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn, con người hàng ngày vẫn làm việc, lao động và “cho” – “nhận”. Hy vọng rằng, mọi người cứ “cho” đi mà không chờ “nhận” lại. Bởi vì khi “cho” là “nhận”. Thời gian rồi cũng sẽ qua mau, có những thứ sẽ phai mờ nhưng hãy tin tôi, điều gì đã “cho” sẽ mãi trường tồn như câu chuyện “tiếng vọng của rừng”. Bởi vì nó đã được khắc sâu trong tim, chảy trong huyết mạch để nhắc nhở nhau rằng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”...
 

29 tháng 3 2022

Ngắn gọn đc ko bạn?

 

21 tháng 3 2020

 Người đời đã từng nói: “Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là bàn tay giữ được hương thơm”. Vậy phải chăng hạnh phúc là ước mơ, cũng là mục tiêu của tất cả mọi người? Nhưng những người khôn ngoan luôn hiểu rằng, hạnh phúc chỉ đến khi họ biết cho đi. Ta sẽ được nhận lại thậm chí nhiều hơn khi biết san sẻ nó. Và qua câu chuyện ngắn Tiếng vọng rừng sâu, ta lại như thấm nhuần đạo lí này hơn. Chỉ qua hình tượng một cậu bé ngỗ ngược, nghịch ngợm đã buột miệng hét lớn: “Tôi ghét người” và ngay sau đó, cậu phải đón nhận những tiếng vọng lại, thậm chí còn to và nhiều hơn trước, ta như cảm nhận rằng: một lời bất cẩn có thể khiến cho chính ta và những người xung quanh bị tổn thương. Cậu nói cậu ghét người, vậy là “người” cũng ghét cậu, cậu cho đi bao nhiêu thì sẽ nhận lại bấy nhiêu. Chính sự vô tình của cậu bé đã khiến bản thân phải hoảng hốt, phải buồn bã khi nhận lấy cái giá của mình. Cậu tủi thân khi biết rằng có người ghét bỏ mình, nhưng lại chẳng thể ngẫm ra cảm giác của người khác khi cậu nói cậu ghét họ. Trái lại, khi cậu bé đã được học cách nói lời yêu thương, biết trao đi sự chân thành thì dường như niềm vui cậu nhận lại đã tăng lên gấp bội. Khi cậu nói “Tôi yêu người”, vậy là khi đó khu rừng vọng lại những tiếng nói văng vẳng “Tôi yêu người”… như thể có ai đã đáp trả tình cảm của cậu, đã yêu mến cậu. Cảm giác đó chẳng phải thật hạnh phúc hay sao? Vậy đó, trong cuộc sống, nếu ta không biết trao đi điều gì, thì thứ duy nhất ta giữ lại được chỉ là bản thân ta, không ai tin ta, không ai yêu ta, cuộc sống sẽ dần ruồng rẫy ta bởi sự ích kỉ đó. Vậy thì, hãy bắt đầu học cách cho đi vô điều kiện, cho đi mà không hi vọng; như vậy thì hạnh phúc sẽ đến khi ta ít ngờ đến nhất, giống như cậu bé trong câu chuyện vậy! Và tất nhiên, ý nghĩa của truyện không chỉ có thế, hãy thử nghĩ mà xem nếu như người mẹ phó mặc cho sai lầm của cậu bé, để cho cậu phải tự đi tìm câu trả lời mà không dạy cho cậu biết, vậy thì sẽ thế nào? Cậu sẽ chẳng thể nhận ra những điều phải trái, sống thế nào để có hạnh phúc. Từ đó mà ta nhận ra rằng, tình mẹ thật lớn lao! Người mẹ luôn là nơi mà đứa con có thể trở về khi cảm thấy buồn bã hay tủi thân; là người đã dẫn dắt cho những đứa con đi trên con đường đúng đắn từ thuở còn ấu thơ. Câu nói cuối truyện của người mẹ đã là một nút thắt sắc sảo, nó tạo nên điểm mấu chốt và là bài học đi sâu vào lòng người đọc: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con..Sở dĩ sự tồn tại về giá trị của việc cho và nhận không chỉ có trong câu chuyện này. Thậm chí nó còn có mặt ở nhiều điều rất đời thường trong cuộc sống kia. Hãy lấy ví dụ từ một chú chó, tại sao loài vật này lại được mệnh danh là “bạn thân của loài người”. Bởi một lẽ thường tình, loài chó thường trao đi sự trung thành với người chủ của mình một cách vô điều kiện; nó yêu thương con người bằng tất cả trái tim; nó nhìn con người bằng cặp mắt trìu mến và sẵn sàng bảo vệ họ. Vậy là món quà chúng nhận được chính là sự tin tưởng, sự trân trọng và lòng yêu thương vô hạn. Giống như câu chuyện trên, đây cũng chính là chân lí của “cho – nhận”. Cuộc sống sẽ hoang phí khi bạn dành hết thời gian cho bản thân mình, hãy đặt mình ở vị trí của những người xung quanh và vui lòng cho đi như khi bạn sẵn sàng nhận về…

                                                                      “Nếu là con chim, chiếc lá

                                                          Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

                                                                     Lẽ nào vay mà không có trả

                                                            Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ”

                                                                                    (Tố Hữu – Một khúc ca)

Đôi khi ta có thật nhiều niềm vui, những hạnh phúc và những thứ đáng để trân trọng vậy mà chúng ta không biết. Cứ lặng lẽ làm nó qua đi, phai đi nhưng rồi một ngày khi đã nhận ra rồi thì bạn hãy yêu thương nhiều hơn. Ban-dắc đã nói: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”. Người mẹ lúc nào cũng yêu thương, san sẻ với con, tha thứ cho con dù con có làm gì đi chăng nữa. Những câu chuyện “Quà tặng cuộc sống” luôn đem đến cho ta những bài học sâu sắc, những bức thông điệp về tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử, phụ tử,… nhưng quan trọng hơn hết là nó định hướng cho ta cách sống và biết cách yêu thương người khác. Câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu là một câu chuyện có ý nghĩa rất lớn về tình mẫu tử mà trong đó điều làm chúng ta suy nghĩ nhiều nhất là sự cho di và nhận lại. Như người mẹ đã nói: đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta”. Trong câu chuyện, cậu bé đã giận đến nỗi phải hét lên rằng: “Tôi ghét người” vậy mà người mẹ vẫn khoan dung, tha thứ. Hơn nữa còn ân cần chỉ bảo cho con. Ta hiểu rằng mẹ là vô cùng quan trọng đối với con, là người dìu dắt và đưa con đến với những con đường tràn ngập nắng và hoa. Mẹ đã định hướng cho con, đã bên con cho dù thế nào đi chăng nữa. Và quả thật đúng là “Trái tim người là một vực sâu thăm thẳm và ở dưới đấy ta luôn tìm thấy sự thứ tha”. Từ đó, ta thấy được ý nghĩa của người mẹ, và bài học sâu sắc về tình mẫu tử… Hay như chi tiết cậu bé hét lên câu gì, rừng sâu chỉ vọng lại câu đó, thậm chí còn to hơn và người mẹ đã giải thích rằng đấy là sự cho đi nhận lại, quy luật của cuộc sống chúng ta. Đúng vậy! Đôi khi, bạn thường cảm thấy rằng cuộc đời thật bất công, bạn đã cho đi quá nhiều mà không nhận lại được bao nhiêu… Nhưng vấn đề thật đơn giản. Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được. Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không hề có sự bất công nào, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi và điều quan trọng là bạn hãy mở rộng tấm lòng mình để đón nhận nó. Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Nếu bạn càng tính toán sự cho đi thì lại càng dồn nén, khi ấy vừa không vui mà vừa phải cho đi. Vì vậy, hãy cứ yêu thương, yêu thương thật nhiều để một ngày hạnh phúc sẽ đến với bạn.. Cuộc sống là như thế đó, đôi khi người ta chấp nhận cho đi điều quý giá nhất, nhưng rồi họ chẳng nhận lại được như mong muốn. Nhưng bạn nên nhớ, trong tình yêu không có sự trông mong được nhận lại, bởi tình yêu luôn luôn là một điều luật không công bằng của trái tim, không có định nghĩa và lí lẽ. Hãy cứ cho đi vì như vậy là bạn đã tự yêu thương lấy chính bản thân mình. Hãy cảm nhận những hạnh phúc vô hình mà cuộc sống ban tặng cho bạn, để mỗi ngày là một niềm vui và để được người khác yêu thương bạn một cách đúng nghĩa.

4 tháng 4 2020

lol sắp ra một loại tiếng viêt ko dấu đấy

Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới của văn học. Tác giả đã có những truyện ngắn hay, gây được sự chú ý của bạn đọc. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" đoạt giải nhì trong cuộc thi viết với đề tài Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong.

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

Cốt truyện đơn giản: Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé thường bị bôi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng vẫn dửng dưng vô tình. Khi tài năng hội họa được phát hiện và khẳng định, cả nhà yêu mến, quan tâm đến cô bé. Người anh uất ức cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài vì bất tài. Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu cũng phải công nhận là đẹp và có hồn. Được sự giới thiệu của họa sĩ Tiến Lê, Kiều Phương đi thi vẽ quốc tế và được giải nhất với bức tranh Anh trai tôi.

Đứng trước bức tranh, cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ và nhận ra tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái mình.

Truyện được kể từ ngôi thứ nhất. Cách kể này cho phép tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật rất tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Mặt khác, tính cách cô em gái cũng được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong diễn biến tâm trạng của người anh để đến cuối truyện thì tính cách hai nhân vật mới được bộc lộ đầy đủ, rõ nét.

Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể thấy nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh lương tri ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.

Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật, ta thấy người, anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm mày mò tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến việc Mèo đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu ta về những việc làm của Mèo pha chút châm biếm, hài hước.

Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện, cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng, nhưng riêng người anh thì lại cảm thấy buồn và tủi thân: Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.

Từ thái độ coi thường em dẫn đến những biểu hiện ganh tị và ghen ghét em. Cậu ta thất vọng về mình bởi không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy bị bỏ rơi. Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu, hay bực bội, gắt gỏng và không thể thân thiện với em gái như trước nữa:

"Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng "đồng nghiệp" tí hon hẳn một hộp màu ngoại xịn. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy, nhưng đấy là trước kia. Còn bây giờ, tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi..."

Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ. Tâm lí tò mò xui cậu xem trộm những bức tranh của em gái để rồi xem xong thì lén trút ra một tiếng thở dài... và thầm cảm phục khiếu vẽ của em gái mình.

Khi xem tranh, cậu ta nhận xét một cách rất trẻ con nhưng cũng thật tinh tế: Con mèo vằn vào tranh trông to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.

Khi biết bức tranh dự thi được trao giải nhất, cô em gái sung sướng lao vào ôm cổ người anh trai, nhưng bị cậu ta viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ ra với thái độ lạnh lùng. Sự ghen tị, tức tối của người anh đến đây không còn kiềm chế được nữa mà bộc lộ ra bằng hành động.

Tình huống tạo ra đỉnh điểm của diễn biến tâm trạng người anh là ở cuối truyện, khi cậu đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình. Lúc này, cậu ta được chứng kiến những bất ngờ liên tiếp. Điều bất ngờ trước tiên là nhân vật trong bức tranh chính là cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không ngờ được là hình ảnh đẹp đẽ của mình qua cái nhìn của cô em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Vì thế sau cái giật sững người là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và rất đúng với nhân vật lúc ấy.

Trong phút chốc, tâm trạng của cậu xáo động lạ lùng, từ ngỡ ngàng đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại vẽ mình. Còn hãnh diện vì cậu thấy mình hiện ra trong bức tranh với những nét đẹp hoàn hảo. Dòng chữ Anh trai tôi đề trên bức tranh như tiếng reo vui đầy tự hào của cô em gái về người anh của mình.

Điều đáng lưu ý là người anh cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của mình và thấy mình không xứng đáng: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Người đọc hình dung được trạng thái dằn vặt của cậu ta. Với những suy nghĩ, lời nói và hành động không tốt, cậu ta không xứng đáng được đối xử tốt như thế. Người anh đứng trước bức tranh ấy cũng giống như soi mình vào tâm hồn trong sáng và nhân ái của em gái để nhìn thấy rõ hơn những cái xấu của lòng tự ái, tự ti và đố kị.

Người anh hiểu rằng bức chân dung của mình đã được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Đây chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt: - Mèo mà lại! Em không phá là được... Khi chế xong thuốc vẽ thì vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.

Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm nhưng cô bé Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện là bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn thì thầm vào tai anh: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.

Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh kể về một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên trong đời sống hằng ngày, nhưng đã gợi ra những điều đáng suy ngẫm về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa mọi người.

Câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa không nhỏ. Tác giả đã thuyết phục bạn đọc khi đề cập đến một vấn đề bình thường mà quan trọng. Đó là thái độ ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác và cả vấn đề về thái độ, cách ứng xử cứa người có tài năng đối với những người xung quanh mình.

Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự ti khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt để phát triển.

Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-cua-em-sau-khi-hoc-xong-truyen-ngan-buc-tranh-cua-em-gai-toi-cua-ta-duy-anh-40211n.aspx 
Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.

19 tháng 12 2022

Thảo khảo nha:

-  "Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn" gần gũi với thiếu nhi những bài học của nó lại có sự tác động đến mọi lựa tuổi của độc giả mang một thông điệp chỉ dẫn đến những kết quả tai hại đối với một kẻ kiêu ngạo, ảo tưởng khả năng của bản thân là "bề trên" đối với người khác.

- Đó là câu chuyện về hợp tác, về tình bạn, bàn về việc cho và nhận, bởi sự gắn kết trong tình bạn phải xuất phát từ tấm lòng chân thành từ cả hai phía, nếu chỉ biết nhận mà không biết cho đi thì tình bạn khó bền vững. Mặt khác nếu chỉ biết ích kỉ, vụ lợi cho bản thân mà quên đi tình nghĩa thì kết quả mà người đó nhận được sẽ là mất đi những người bạn, trở thành những con người đơn độc.

10 tháng 2 2019

Tình bạn là thứ đáng quý nhất trong cuộc đời học sinh. Ai cũng có một người bạn, một người bạn thân. Chúng ta cần phải giúp đỡ, yêu quý bạn mình, không vì lợi ích hay thú vui cá nhân mà làm mất đi tình bạn trong sáng.

K MÌNH NHA BẠN

15 tháng 5 2021

Qua tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" cho chúng ta thấy được không nên kêu ngạo, kiêu căng, hống hách và những cử chỉ khờ dại, những việc làm thiếu suy nghĩa sẽ gây hậu quả cho người khác. Tình bạn của Dế Mèn và Dế Choắt là 1 tình bạn đẹp nhưng có phần ngông cuồng của Dế Mèn. Muốn chứng tỏ mình oai vệ , ghê gớm. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị theo dõi từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le , sinh động và hấp dẫn . Nhưng lí thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà văn Tô Hoài đã giúp chúng ta được từ mấy cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật đáng yêu.

8 tháng 1 2022

Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thật thiêng liêng. Tình mẫu tử giúp cho những đứa con khi vấp ngã thì cũng lại có một điểm tựa thật vững chắc trong cuộc sống.

Mỗi người trong chúng ta lại có một cách định nghĩa, một cách hiểu khác nhau về tình mẫu tử là tình thương yêu, đó cũng còn là sự hi sinh cũng như chở che hơn hết đó cũng chính là bao dung của người mẹ đối với con của mình. Không ai có thể phủ nhận được đó cũng chính là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời của mỗi con người.

Từ nhỏ chúng ta được sinh ra đó cũng chính là do người mẹ đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày biết bao nhiêu khó nhọc thì đứa con mới có thể được ra đời, nhìn thế giới bên ngoài như thế nào. Ngay từ những ngày đầu khi đứa con còn chập chững, mẹ luôn là người nâng đỡ, chở che đầu tiên. Con lớn lên bằng sữa của người mẹ và khi những hè nóng bức gió từ bàn tay của người như phe phẩy chiếc quạt nan ngày đêm khó nhọc. Không những thế giấc ngủ của đứa con yêu như lớn lên bằng chính lời ca tiếng hát của người mẹ. Con cái lớn lên trong sự thương yêu vô bờ bến của người mẹ. Người mẹ tảo tần luôn luôn lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ của con yêu khi từ nhỏ.

Thế rồi khi con người chúng ta lại lớn lên, mẹ cũng luôn sát cánh cùng ta trên đường đời đầy gian lao, thử thách của cuộc sống bên ngoài. Mẹ chính là người luôn luôn ở lại lắng nghe khi con vấp ngã. Và quan trọng nhất cũng không bao giờ bỏ được đứa con của mình đã đứt ruột đẻ ra. Người mẹ luôn quan tâm cũng như vỗ về đứa con yêu, cho dù con có làm những điều sai trái đi đến đâu đi chăng nữa thì lòng mẹ dường như cũng thêm quặn thắt đau gấp bội nhưng không bao giờ bỏ con.

Mẹ chính là người mà cũng đã dành cả cuộc đời lo lắng cho các con mà không mong một sự đáp đền. Bởi chúng ta cũng biết được đó. Chính niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được nhìn thấy các con hạnh phúc, nhìn thấy các con được trưởng thành. TTrong những năm tháng chiến tranh những người mẹ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà đớn đau như cắt từng khúc ruột. Vì mẹ biết các con đi sẽ rất hiếm quay trở về nhưng lòng mẹ không lúc nào trông ngóng dù biết là mòn mỏi. Tình mẫu tử dường như cũng đã lại làm cuộc đời ấm áp hơn bao giờ hết. Người con đi xa làm sao không nguôi nhớ về gia đình của mình nhớ về người mẹ tần tảo của mình được cơ chứ. Thế rồi cũng chính người mẹ ở nhà cũng héo mòn mong mỏi con. Ta cũng đã biết đến câu chuyện cổ tích “Cây vú sữa” nói về người con ham chơi không nghe lời mẹ đã bỏ nhà đi. Người mẹ mong nhớ con mà chết đã hóa thân thành cây vú sữa không quên cho ra những trái có nước sữa thơm ngon cho người con. Đôi mắt mẹ đỏ hoe mong con về như chiếc lá vú sữa vậy.

Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng thì trong thực tế đã có rất nhiều những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ cốt nhục của mình, họ như cũng đã hành hạ và có nhiều hành động ngược đãi con đẻ của chính mình. Và những người như vậy họ thật mất hết nhân tính. Đồng thời hiện tượng lại có những người lợi dụng tình mẫu tử đánh đập, hành hạ trẻ em là không nên. Còn có biết bao trường hợp có những đứa con tệ bạc với cha mẹ, đứa con đó như không chăm sóc, phụng dưỡng những lúc mẹ già tuổi cao sức yếu mà đã cho bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thế rồi còn có trường hợp nuôi cha mẹ mà lại đánh đập tàn nhẫn, cho ăn uống kham khổ và đuổi bố mẹ ra khỏi nhà. Thực sự đây là những thực tế đáng buồn vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay.

Mỗi người trong chúng ta cũng cần phải biết trân trọng và gìn giữ tình mẫu tử. Ta nhận thấy được cần phải có những hành động thiết thực, cụ thể để đáp đền tình cảm của mẹ dành cho mình. Đó có thể là những việc làm thể hiện được sự biết vâng lời, luôn luôn nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ đồng thời cũng phải siêng năng học hành để không phụ công ơn nuôi dưỡng cũng như rất quan tâm và thường xuyên giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất bạn nhé!

Tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng và không thứ tình cảm nào có thể sánh được. Mỗi người hãy tự ý thức được trách nhiệm làm con của mình để báo đáp công lao trời biển của cha mẹ. Đồng thời những người mẹ cũng phải quan tâm và yêu thương con cái của mình. Chắc chắn cuộc sống này sẽ trở lên tốt đẹp hơn rất nhiều.

 

Tham khảo

14 tháng 1 2022

“Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên”

Quả vậy, tình bạn quả thật là một thứ tình cảm đáng quý và cần có trong cuộc sống của mỗi người. Bởi lẽ không có ai có thể sống mà thiếu tình bạn được.

Tình bạn như một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Ở đó, ta có thể gửi gắm tình cảm, nỗi buồn, niềm vui cũng như là những lúc hạnh phúc nhất. Nếu có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên thật ý nghĩa. Nỗi buồn sẽ vơi đi hãy hạnh phúc sẽ nhân đôi, cũng là nhờ có tình bạn. Tình bạn mang đến cho chúng ta rất nhiều điều đáng quý.

Trong tình bạn, chúng ta cần phải chân thành, tin tưởng nhau lẫn nhau. Cũng như phải biết quan tâm giúp đỡ nhau cũng như là gắn bó đoàn kết, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách. Không những thế chúng ta cần hiểu nhau, thông cảm cho nhau. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp những tình bạn cao đẹp. Đó là tình bạn của Nguyễn Khuyến. Tình bạn đã vượt lên trên những thiếu thốn về vật chất. Hay như tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ… Đó đều là những tình bạn đẹp và cao cả.

Tình bạn đã tồn tại từ rất lâu. Và nó có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nếu như thiếu vắng tình bạn thì cũng là chúng ta mất đi một phần của cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Những nỗi buồn, niềm vui sẽ không biết phải chia sẻ cùng ai. Đối với tôi, tình bạn còn quan trọng hơn cả. Nếu ngày nào đó mà không có tình bạn thì chắc hẳn những ngày ấy sẽ là những ngày buồn tủi nhất trong cuộc đời tôi. Lúc ấy tôi sẽ như một người chết, không còn sức mạnh để làm việc nữa. Những nỗi buồn sẽ ngày càng chồng chất, buồn càng thêm buồn, tôi chẳng còn nuối tiếc gì với cuộc sống.

Qua đây, các bạn cũng có thể thấy tình bạn quả thật là quan trọng, và rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Tình bạn như một mắc xích của cuộc sống, góp phần gắn kết mọi người với nhau tạo nên đoàn kết, tạo nên sức mạnh và quan trọng hơn là tạo nên một cuộc sống đầy ý nghĩa và niềm vui.