K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2017

Gợi ý:

- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.
- “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
Bàn luận
a. Phân tích – chứng minh
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)

b. Đánh giá – mở rộng
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
Bài học nhận thức và hành động
a. Nhận thức
- Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.

b. Hành động
- Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, … Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.

13 tháng 9 2017

1. Giải thích
-“Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát”: Cách nói hình ảnh để chỉ thái độ khoan dung với những lỗi lầm, biết buông bỏ những điều buồn đau, thù hận.
- “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá”: cách nói hình ảnh để chỉ thái độ sống biết ơn với những gì ta được trao tặng trong cuộc sống.
=> Câu nói đề nghị chúng ta hướng tới một thái độ sống, một lối sống tích cực: khoan dung và tri ân.
- Tại sao con người cần biết sống khoan dung (Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát )?
+ Vì khoan dung đem lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm cho tâm hồn chính chúng ta (VD: câu chuyện “Cậu bé và bao khoai”…)
+ “Nhân vô thập toàn” => Khoan dung đem lại cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho người mắc lỗi, hướng họ tới những điều tốt đẹp. Nhiều người nhờ được khoan dung mà trở thành người có ích. “Sự khoan dung là vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp vũ trụ” (Vôn-te)
(Dẫn chứng: trong VH: “Lỗi lầm và sự biết ơn”, nhân vật Giăng Van-giăng; trong đời sống: những tù nhân được hoàn lương…)
- Tại sao con người cần biết sống tri ân (Khắc ghi những ân nghĩa lên đá)?
+ Vì “cây có cội, nước có nguồn”; mỗi con người được sinh ra, được khôn lớn trưởng thành đều do cha mẹ, gia đình, nhà trường, xã hội… nuôi dưỡng, dạy dỗ, vun trồng, tạo điều kiện để họ phát triển. Do đó, phải biết ơn những người, những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho ta.
+ Biết “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” không chỉ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là một lối sống cần có, phải có ở mỗi người. Bởi nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô tâm, chỉ biết thụ hưởng thành quả mà không biết đến cội nguồn.
+ Biết tri ân, chúng ta không chỉ trân trọng hơn những giá trị đời sống mà còn có những hành động tích cực, làm đẹp hơn cho cuộc sống.
2. Chứng minh:
Nêu các biểu hiện của lối sống khoan dung và tri ân, dẫn chứng trong VH, thực tế, từ bản thân trải nghiệm của mỗi người.
3. Bình luận:
- Khẳng định ý kiến đúng đắn.
- Mở rộng vấn đề: Khoan dung cũng phải đúng lúc, đúng chỗ; tri ân không chỉ trong suy nghĩ mà phải qua hành động cụ thể…
- Liên hệ thực tế: Còn có những người sống ích kỉ, cố chấp, vô ơn, bội bạc…
- Rút ra bài học cho bản thân.

26 tháng 10 2021

Câu : viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát này có nghĩa là: khuyên chúng ta nên tha thứ cho người khác vì khi viết lên cát, gió sẽ thổi bay cát đi cùng với sự tha thứ. Còn câu : khắc ghi những ân nghĩa lên đá có nghĩa là khi chúng ta khắc lên đá, gió không thể thổi đi được. Chuyện ân nghĩa đó chúng ta sẽ không bao giờ quên cả.

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến.Người bị miệt...
Đọc tiếp

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến.Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục ViệtNam )

Cho biết hàm ý trong câu văn: “Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá” (0,5 điểm)

1
26 tháng 10 2021

âu 2(0.5 điểm): Ghi lại một câu phủ định có trong văn bản trên?

→ Trong chuyến đi,giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận,và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia.

→Cảm thấy bị xúc phạm,anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ."

→Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian,nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá,trong lòng người"

⇒Bạn có thể tùy chọn và ghi.Cách nhận biết: Câu phủ định là câu có các từ phủ định như: không,chẳng phải,không phải,...

Câu 3(1.0 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn cuối văn bản ?

→Trong văn bản trên,câu văn cuối"Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”đã thể hiện được ý nghĩa của toàn đoạn văn.Câu văn đã nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống,không nên quá ích kỉ,chấp nhặt những việc cỏn con,hãy để nó trôi đi trong yên bình.Và hãy luôn ghi nhớ,khắc sâu những ân nghĩa,những người đã giúp đỡ ta,giữ trọn trong trái tim.Qua đó,tác giả khuyên ta hãy biết sống đúng cách,suy nghĩ một cách tích cực,hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠNHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.Họ đi tiếp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc trên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004)

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.

1
16 tháng 6 2017

Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:

    + Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa

   + Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”

    + Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc

8 tháng 11 2021

tham khảo

 

Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.

Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.

Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.

Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.

Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.

23 tháng 4

1

14 tháng 5 2019

Có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bản thân mình thật vô dụng, những lúc như thế hãy tự nhủ rằng “chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị sẵn có sẵn và chính bạn hơn ai hết, trước ai hết phải hết mình phải nhận ra những giá trị đó”, “giá trị có sẵn” là những giá trị bản thân vốn có và để nhận ra nó. Con người cần phải kiên nhẫn từng ngày, từng giờ, nỗ lực làm việc, học tập, chúng ta có thể không thông minh nhưng chúng ta có sự chuyên cần để bù đắp. Có thể chúng ta là người không hát hay, nhưng đổi lại chúng ta là người không bao giờ trễ hẹn. Cuộc sống là vậy luôn rất công bằng, bạn có thể không có những khả năng đặc biệt. Những năng khiếu trời phú, những ẩn sâu bên trong bạn là những giá trị tốt đẹp và trước ai hết bạn phải sớm nhận ra nó để có thể phát huy thật tốt những điểm mạnh của mình.Nguyễn Ngọc Ký Nhà giáo ưu tú của Việt Nam, dù bị liệt hai tay nhưng nhận ra rằng đôi chân mình cũng có thể viết được thầy, đã cố gắng nỗ lực rất nhiều và bằng sự thông minh cùng nỗ lực thầy đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng có thể nhận ra những giá trị sẵn có của bản thân, những người chỉ biết than thân trách mình vô dụng mà không biết tìm kiếm những giá trị sẵn có. Nhiều người lại cảm thấy xấu hổ với những giá trị của mình không bằng người khác, mỗi người trong chúng ta hãy phê phán những người có những suy nghĩ tiêu cực sai lầm trên, hãy cố gắng tìm ra những giá trị vốn có của mình để tự tin làm những điều mình muốn.Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học tập, phát huy thật tốt những giá trị của bản thân và những công việc trong cuộc sống hàng ngày./.

14 tháng 5 2019

Bạn có thể không bẩm sinh mà học giỏi, nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay, nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp, nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba, và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chỉnh bạn hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một danh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau. Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó, từ chính bản thân mình.

Nguồn : carot.vn

15 tháng 2 2019

Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.................................................................

15 tháng 2 2019

– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.

Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”

Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.

Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
“Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”