K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2017

- Tác giả không trực tiếp đưa ra lời bình luận nào cụ thể về Phan Bội Châu

- Thông qua thủ pháp tương phản, đối lập làm nổi bật tư chất kiên định và lòng yêu nước của Phan Bội Châu

→ Tác giả yêu mến, trân trọng, cảm phục tác giả đối với người chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất

28 tháng 11 2019

Trong truyện, thông qua thủ pháp tương phản đối lập, thông qua cách miêu tả của tác giả khi xây dựng nhân vật và những lời bình luận về Va-ren giúp cho chúng ta thấy rất rõ tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả đối với Phan Bội Châu dù trong suốt câu chuyện tác giả không đưa ra bất cứ lời bình luận cụ thể nào về nhà chí sĩ cách mạng.

26 tháng 4 2017
Bài tập 1: Trong truyện, thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu như thế nào? Căn cứ vào đâu đế biết được điều đó? Gợi ý: Trong truyện, thông qua thủ pháp tương phản đối lập, thông qua cách miêu tả của tác giả khi xây dựng nhân vật và những lời bình luận về Va-ren giúp cho chúng ta thấy rất rõ tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả đối với Phan Bội Châu dù trong suốt câu chuyện tác giả không đưa ra bất cứ lời bình luận cụ thể nào về nhà chí sĩ cách mạng. Bài tập 2: Giải thích nghĩa cụm từ “những trò lố" trong nhan đề tác phẩm. Gợi ý: Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa mỉa mai châm biếm. “Những trò lố” ở đây là nói về những trò lố lăng, kệch cỡm mà Va-ren đã diễn trong suô't cuộc đôi thoại với Phan Bội Châu.

26 tháng 4 2017

Bài tập lĩ Trong truyện, thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu như thế nào? Căn cứ vào đâu đế biết được điều đó? Gợi ý: Trong truyện, thông qua thủ pháp tương phản đối lập, thông qua cách miêu tả của tác giả khi xây dựng nhân vật và những lời bình luận về Va-ren giúp cho chúng ta thấy rất rõ tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả đối với Phan Bội Châu dù trong suốt câu chuyện tác giả không đưa ra bất cứ lời bình luận cụ thể nào về nhà chí sĩ cách mạng. Bài tập 2: Giải thích nghĩa cụm từ “những trò lố" trong nhan đề tác phẩm. Gợi ý: Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa mỉa mai châm biếm. “Những trò lố” ở đây là nói về những trò lố lăng, kệch cỡm mà Va-ren đã diễn trong suô't cuộc đôi thoại với Phan Bội Châu

7 tháng 4 2016

khi nhe nhung loi du do cua va-ren thi phan boi chau to thai do im lang ko noi va co luc cuoi kin dao ch nhec mep len roi lai ha xuong

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính...
Đọc tiếp

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?

b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?

1
27 tháng 1 2019

- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:

   + Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)

   + Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren

   + Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh

→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy

- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng

   + Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại

- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:

   + Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc

   + Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn

- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm

7 tháng 6 2017

Truyện không thể kết thúc ở: “…cũng như Va-ren không hiểu Bội Châu”

- Truyện sẽ kém thú vị, hấp dẫn nếu không có lời bình hấp dẫn và sắc sảo của tác giả

- Chữ “không hiểu” được giải thích một nửa ( không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), bỏ ngỏ để độc giả tự ngẫm.

- Ý nghĩa chi tiết đoạn kết:

   + Phan Bội Châu vẫn giữ im lặng thể hiện thái độ khinh bỉ trước sự ba hoa, khoác lác của Varen

   + Sự im lặng của Phan Bội Châu cho thấy bản lĩnh kiên cường trước tên Toàn quyền Đông Dương

13 tháng 6 2018

Đáp án: C

13 tháng 8 2019

Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế.

Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.

8 tháng 5 2019

Chỉ có lời nói độc thoại của Va-ren, còn Phan Bội Châu im lặng. Từ đó cho thấy Va-ren chỉ hứa suông, là kẻ thực dụng, đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích, quyền lợi cá nhân. Phan Bội Châu là anh hùng dân tộc, kiên trung, bất khuất, đại diện cho tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.

9 tháng 10 2018

• “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là một truyện ngắn có tính chất kí sự nên người đọc tưởng như đó là câu chuyện đã xảy ra và tác giả chỉ là người kể lại câu chuyện một cách chân thực nhất mà thôi. Và quả thực, trong khi đọc tác phẩm, cũng sẽ có nhiều người tin rằng đó là câu chuyện có thực, và Va-ren đã có một buổi gặp gỡ với Phan Bội Châu ở Hà Nội và cố gắng thuyết phục ông phục vụ cho thực dân Pháp. Kết quả mà Va-ren nhận lại trong chuyến đi đó, chỉ là sự khinh bỉ, coi thường từ Phan Bội Châu. Nhưng thực tế là câu chuyện này là hư cấu.

• Căn cứ vào sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu, tác giả tưởng tượng và sáng tạo ra buổi gặp mặt kì lạ giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Vừa như một cách để vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp, vừa là cách để ca ngợi người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu.