Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với những chi tiết, hình ảnh đó, tác giả đã làm nổi bật tình cảnh vô cùng đáng thương của cô bé bán diêm.
Giá trị nhân đạo: + Cô bé bán diêm đã ra đi trong tình yêu thưởng của bà, đi đến nơi không còn đói rét, sự đau khổ nơi trần thế + Cái chết của em là sự giải thoát cho một cảnh đời bất hạnh, khổ sở. Tác giả đã lên án xã hội lạnh nhạt, thiếu hơi ấm tình người, tố cáo người qua đường vội vã, vô cảm trước những cô cậu có hoàn cảnh đáng thương như cô bé bán diêm và qua đó thể hiện tình yêu thương của tác giả - Giá trị hiện thực: cô bé bán diêm chết trong ngày đầu năm mới, sáng mùng 1 năm mới - mọi người ra đường vui vẻ, ấm áp đối ngược với em lạnh lẽo, ra đi lạnh lẽo ở một góc tường nhỏ -> Cái chết của em vẫn là một bi kịch => Nghệ thuật tương phản, đối lập đã cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả
TL:
Giá trị nhân đạo: + Cô bé bán diêm đã ra đi trong tình yêu thưởng của bà, đi đến nơi không còn đói rét, sự đau khổ nơi trần thế + Cái chết của em là sự giải thoát cho một cảnh đời bất hạnh, khổ sở. Tác giả đã lên án xã hội lạnh nhạt, thiếu hơi ấm tình người, tố cáo người qua đường vội vã, vô cảm trước những cô cậu có hoàn cảnh đáng thương như cô bé bán diêm và qua đó thể hiện tình yêu thương của tác giả - Giá trị hiện thực: cô bé bán diêm chết trong ngày đầu năm mới, sáng mùng 1 năm mới - mọi người ra đường vui vẻ, ấm áp đối ngược với em lạnh lẽo, ra đi lạnh lẽo ở một góc tường nhỏ -> Cái chết của em vẫn là một bi kịch => Nghệ thuật tương phản, đối lập đã cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả
^HT^
Tham khảo:
1. Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
2. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm đông giá rét. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều. Trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào.
3. Các chi tiết miêu tả ngoài hình của cô bé bán diêm: Giữa trời mưa tuyết rét mướt lạnh cóng, đôi chân trần của em với đôi giày vải phỏng, rồi em lại đi chân đất, chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại. Tóc em xõa, em đeo chiếc tạp rề cũ kỹ, lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm, cả một ngày em chưa được ăn, phải chống lại cái lạnh, cái đói để bán diêm thế nhưng cũng không bán được bao diêm nào. Càng về đêm trời càng lạnh, cái lạnh và đói đang đày đọa em, dù có vậy em vẫn không dám về nhà, bởi "về nhà mà không bán được bao diêm nào", không có tiền, em sẽ lại phải chịu đòn của cha, hơn nữa căn phòng trên gác mái của cha con em cũng chẳng khác gì ở ngoài trời. Ở lứa tuổi của em, chúng ta đang được quây quần bên ông bà, cha mẹ ăn những bữa tiệc thịnh soạn và chuẩn bị chào đón năm mới, vậy mà em lại phải chịu sự thờ ơ, vô tâm và lạnh lùng đến đáng sợ của những người xung quanh. Họ không hề để ý đến em, chẳng ai quan tâm, đoái hoài đến hoàn cảnh và nỗi khổ của em. Em không nhận được sự yêu thương và đồng cảm từ mọi người, điều đó càng khiến ta cảm thấy xót xa cho tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
- Sự tương phản giữa thời tiết giá lạnh, gió rét dữ dội; giữa đêm giao thừa khi bao nhiêu gia đình đang quây quần, sum họp với hình ảnh “em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối” : nhấn mạnh tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé bán diêm.
- Sự tương phản giữa quá khứ êm đềm, hạnh phúc khi bà còn sống với hiện tại đau khổ, bất hạnh của cô bé không ai chăm sóc, yêu thương.
- Sự tương phản giữa những ảo ảnh hiện lên khi em bé quẹt diêm với những hiện thực nghiệt ngã khi diêm tắt: gợi niềm xót xa, thương cảm với em bé thơ ngây đang phải chịu cảnh đói rét, cô đơn.
- Sự tương phản giữa khung cảnh tươi sáng “mặt trời lên trong sáng, chói chang”, không khí tươi vui của ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường “ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn”: thể hiện nỗi đau đớn trước cái chết của em bé; lên án sự thờ ơ, vô cảm của con người.