Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
suy nghĩ của em về nhân vật Trương Sinh trong truyện "Chuyện người con gái nam xương " của Nguyễn Dữ
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16 trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.
Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.
Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Trương Sinh chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương Sinh là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu khôn ngoan.
Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.
Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chàng chăm lo mẹ già nhưng chàng vẫn canh cánh trong lòng một nỗi hoài nghi lớn
Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc giữ bị phá, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa con giận bấy lâu, không cần quan tâm đến sự giãi bày, biện minh của vợ.
Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắc vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.
Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỉ, đê tiện ấy đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng khiến nàng trầm mình trên bến sông Hoàng Giang, chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.
Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời, linh hồn làm ma làm quỷ chốn nhân gian, đời đời kiếp kiếp không được siêu thoát. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ nàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.
Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi, không hề có chút hối hận nào. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.
Đó là tính cách của một con người gia trưởng, ích kỉ, hèn hạ và vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh vì thiết tha sám hối mà lập đàn giải oan cho nàng nhưng lòng chàng vẫn chưa giải trừ được oan nghiệp, tính hồ nghi vẫn còn, lòng hẹp hoài, ích kỉ vẫn lớn, dẫu có trở về trước sau gì nàng cũng sẽ vướng vào một oan nghiệp khác mà thôi.
Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật trương Sinh đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.
Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương. Vừa tới tuổi đôi mươi thì được cha mẹ cưới vợ cho. Vợ tôi là Vũ Thị Thiết, dung mạo đoan trang, tính nết hiền lành, chăm chỉ.
Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Nhận được lệnh sung vào lính, tôi đành chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.
Lúc tiễn đưa, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:
- Con ráng giữ mình nơi mũi tên hòn đạn, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường cho người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.
Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:
- Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ân phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù thư tín có nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa nước mắt. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.Tôi đi được một tuần thì vợ tôi sinh con trai. Nàng đặt tên cho con là Đản. Có đứa bé, cửa nhà cũng bớt phần hiu quạnh. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mẹ già nhớ thương, lo lắng cho tôi đến nỗi lâm bệnh nặng. Biết không sống được, bà nói với vợ tôi rằng:
- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải là không muốn đợi chồng con trở về. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết, chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi, chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được, sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ.
Dứt lời, mẹ tôi nhắm mắt. Vợ tôi khóc lóc xót thương và lo liệu chôn cất cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.
Một năm sau, giặc giã đã bị dẹp yên, tôi khăn gói trở về quê cũ. Biết tin mẹ đã qua đời, tôi đau đớn lắm! Đón đứa con trai từ tay vợ, tôi bế con ra mộ mẹ để thắp nhang. Ra đến đồng, nó quấy khóc mãi, tôi dỗ dành sao cũng không chịu nín. Tôi bảo con:
- Nín đi con, đừng khóc nữa! Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi!
Bất chợt, con tôi bi bô nói:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Tôi ngạc nhiên gặng hỏi thì con tôi kể rằng đêm nào cũng có một người đàn ông đến nhà. Mẹ nó ngồi cũng ngồi, mẹ nó đi cũng đi theo, nhưng không bao giờ bế nó cả.
Tính tôi vốn đa nghi. Nghe con nói vậy thì cơn ghen chợt bùng lên dữ dội. Tôi vội về nhà, la hét om sòm cho hả giận. Vợ tôi ôm mặt khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con nhà nghèo khó, may được nương tựa nhà giàu. Vợ chồng sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguôi lòng, ngõ liễu đường hoa, chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết như lời chàng nói. Dám xin chàng cho thiếp được bày tỏ, để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng nghi oan cho thiếp!
Nhưng mặc cho nàng thanh minh thế nào tôi cũng không tin. Nàng hỏi tôi chuyện kia do ai nói thì tôi giấu không cho nàng biết. Tôi mắng nhiếc nàng thậm tệ rồi đuổi ra khỏi nhà, dù hàng xóm hết lời bênh vực. Cuối cùng, nàng ngậm ngùi vừa nói vừa khóc:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân con én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa?
Đoạn nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám! Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, xin vào nước làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Tuy giận là nàng thất tiết nhưng thấy nàng tự vẫn, tôi cũng động lòng thương, cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trai bật thốt: – Cha Đản lại đến kia kìa! rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: – Đây này! Tôi chợt hiểu ra tất cả và ân hận vô cùng! Thì ra trong thời gian tôi vắng nhà, đêm đêm, vợ tôi thường đùa với con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan tày trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi!
Ở bến sông cạnh làng, có người giữ chức quan đầu mục tên là Phan Lang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh xin tha mạng. Sáng ra, có người biếu ông một con rùa mai xanh. Nhớ lại giấc mơ, ông liền thả con rùa ấy xuống sông.
Mấy năm sau, giặc Minh xâm phạm cửa ải Chi Lăng, dân chúng hoảng sợ lên thuyền chạy trốn ra ngoài biển, không may gặp bão lớn, chết đuối cả. Thây Phan Lang dạt vào một động rùa ngoài hải đảo. Có người đàn bà là Linh Phi trông thấy nói rằng: – Đây là vị ân nhân đã cứu sống ta thuở xưa! Rồi bà ta lấy thuốc thần cho uống. Lát sau, Phan Lang sống lại.
Linh Phi truyền mở tiệc thết đãi. Trong đám người dự tiệc, có một mĩ nhân chỉ trang điểm sơ qua, nét mặt rất giống Vũ Nương. Phan Lang bèn hỏi chuyện và được nàng cho biết mình là Vũ Thị Thiết, người cùng làng, vì oan khuất mà phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn và được các tiên nữ dưới thủy cung đưa về đây cùng chung sống với Linh Phi.
Trước khi Phan Lang được đưa ra khỏi thủy cung, Vũ Nương có nhờ ông ta nói với tôi rằng sẽ có ngày nàng tìm về. Nếu tôi còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn giải oan ở bến sông.
Về đến làng, Phan Lang tìm gặp tôi, kể lại mọi chuyện, nhưng tôi không tin. Lúc ông ta đưa ra kỉ vật làm tin là chiếc hoa vàng của vợ tôi thì tôi sợ hãi nhận rằng đây đúng là vật mà nàng mang theo lúc ra đi.
Sáng hôm sau, tôi làm theo đúng lời nàng dặn, lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm ở bến sông. Quả nhiên, tôi nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, theo sau là năm mươi cỗ xe trang trí cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện. Tôi vội gọi thật lớn nhưng nàng vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, nhưng thiếp không thể trở về nhân gian được nữa!
Trong phút chốc, tất cả tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vò xé lòng tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chồng, mẹ con lâm vào cảnh sinh li tử biệt. Sai lầm của tôi không phương cứu chữa. Tôi chỉ còn mong ước mọi người hãy nhìn vào thảm cảnh của gia đình tôi mà rút ra bài học: Đã là vợ chồng thì hãy thương yêu, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Có như vậy, hạnh phúc mới được bền lâu.
- Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ân phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù thư tín có nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa nước mắt. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.Tôi đi được một tuần thì vợ tôi sinh con trai. Nàng đặt tên cho con là Đản. Có đứa bé, cửa nhà cũng bớt phần hiu quạnh. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mẹ già nhớ thương, lo lắng cho tôi đến nỗi lâm bệnh nặng. Biết không sống được, bà nói với vợ tôi rằng:
- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải là không muốn đợi chồng con trở về. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết, chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi, chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được, sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ. Dứt lời, mẹ tôi nhắm mắt. Vợ tôi khóc lóc xót thương và lo liệu chôn cất cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp. Một năm sau, giặc giã đã bị dẹp yên, tôi khăn gói trở về quê cũ. Biết tin mẹ đã qua đời, tôi đau đớn lắm! Đón đứa con trai từ tay vợ, tôi bế con ra mộ mẹ để thắp nhang. Ra đến đồng, nó quấy khóc mãi, tôi dỗ dành sao cũng không chịu nín. Tôi bảo con: - Nín đi con, đừng khóc nữa! Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi! Bất chợt, con tôi bi bô nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Tôi ngạc nhiên gặng hỏi thì con tôi kể rằng đêm nào cũng có một người đàn ông đến nhà. Mẹ nó ngồi cũng ngồi, mẹ nó đi cũng đi theo, nhưng không bao giờ bế nó cả. Tính tôi vốn đa nghi. Nghe con nói vậy thì cơn ghen chợt bùng lên dữ dội. Tôi vội về nhà, la hét om sòm cho hả giận. Vợ tôi ôm mặt khóc mà rằng: - Thiếp vốn con nhà nghèo khó, may được nương tựa nhà giàu. Vợ chồng sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguôi lòng, ngõ liễu đường hoa, chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết như lời chàng nói. Dám xin chàng cho thiếp được bày tỏ, để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng nghi oan cho thiếp! Nhưng mặc cho nàng thanh minh thế nào tôi cũng không tin. Nàng hỏi tôi chuyện kia do ai nói thì tôi giấu không cho nàng biết. Tôi mắng nhiếc nàng thậm tệ rồi đuổi ra khỏi nhà, dù hàng xóm hết lời bênh vực. Cuối cùng, nàng ngậm ngùi vừa nói vừa khóc: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân con én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa?!Đoạn nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám! Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, xin vào nước làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Tuy giận là nàng thất tiết nhưng thấy nàng tự vẫn, tôi cũng động lòng thương, cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trai bật thốt: – Cha Đản lại đến kia kìa! rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: – Đây này! Tôi chợt hiểu ra tất cả và ân hận vô cùng! Thì ra trong thời gian tôi vắng nhà, đêm đêm, vợ tôi thường đùa với con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan tày trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi! Ở bến sông cạnh làng, có người giữ chức quan đầu mục tên là Phan Lang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh xin tha mạng. Sáng ra, có người biếu ông một con rùa mai xanh. Nhớ lại giấc mơ, ông liền thả con rùa ấy xuống sông. Mấy năm sau, giặc Minh xâm phạm cửa ải Chi Lăng, dân chúng hoảng sợ lên thuyền chạy trốn ra ngoài biển, không may gặp bão lớn, chết đuối cả. Thây Phan Lang dạt vào một động rùa ngoài hải đảo. Có người đàn bà là Linh Phi trông thấy nói rằng: – Đây là vị ân nhân đã cứu sống ta thuở xưa! Rồi bà ta lấy thuốc thần cho uống. Lát sau, Phan Lang sống lại. Linh Phi truyền mở tiệc thết đãi. Trong đám người dự tiệc, có một mĩ nhân chỉ trang điểm sơ qua, nét mặt rất giống Vũ Nương. Phan Lang bèn hỏi chuyện và được nàng cho biết mình là Vũ Thị Thiết, người cùng làng, vì oan khuất mà phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn và được các tiên nữ dưới thủy cung đưa về đây cùng chung sống với Linh Phi. Trước khi Phan Lang được đưa ra khỏi thủy cung, Vũ Nương có nhờ ông ta nói với tôi rằng sẽ có ngày nàng tìm về. Nếu tôi còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn giải oan ở bến sông. Về đến làng, Phan Lang tìm gặp tôi, kể lại mọi chuyện, nhưng tôi không tin. Lúc ông ta đưa ra kỉ vật làm tin là chiếc hoa vàng của vợ tôi thì tôi sợ hãi nhận rằng đây đúng là vật mà nàng mang theo lúc ra đi. Sáng hôm sau, tôi làm theo đúng lời nàng dặn, lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm ở bến sông. Quả nhiên, tôi nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, theo sau là năm mươi cỗ xe trang trí cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện. Tôi vội gọi thật lớn nhưng nàng vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, nhưng thiếp không thể trở về nhân gian được nữa! Trong phút chốc, tất cả tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vò xé lòng tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chồng, mẹ con lâm vào cảnh sinh li tử biệt. Sai lầm của tôi không phương cứu chữa. Tôi chỉ còn mong ước mọi người hãy nhìn vào thảm cảnh của gia đình tôi mà rút ra bài học: Đã là vợ chồng thì hãy thương yêu, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Có như vậy, hạnh phúc mới được bền lâu.
Tôi là Trương Sinh ở Nam Xương, cùng quê với Vũ Nương, sau này là vợ tôi. Câu chuyện thương tâm của gia đình tôi đã xảy ra cách đây mấy năm, nhưng mỗi lúc nghĩ đến, tôi vẫn thấy dường như mới chỉ xảy ra hôm qua.
Vũ Nương là một cô gái nết na, thuỳ mị và xinh đẹp. Khuôn mặt nàng thanh tú, đôi mắt đen dịu hiền, mái tóc dày óng mượt. Nàng đẹp một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và phúc hậu. Tôi đem lòng yêu mến nàng nên đã xin mẹ cưới nàng về làm vợ. Nàng là một người vợ hiểu lễ giáo, phép tắc, nói năng nhỏ nhẹ, một lòng thương chồng, phụng dưỡng mẹ già nên dù tôi có tính đa nghi nhưng gia đình tôi luôn được êm ấm.
Cuộc sống của chúng tôi đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn đưa, nàng buồn rười rượi, lòng trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nàng thương tôi phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật. Nàng lo cho tôi rồi đây giáp mặt với giặc dữ, cận kề cái chết. Nàng không mong tôi lập công được đeo ấn phong hầu mà chỉ mong tôi bình an trở về. Tay nàng nắm chặt áo tôi chẳng rời, mắt nàng rưng rưng khiến tôi cầm lòng không được. Giờ phút chia tay đã đến. Tôi dứt áo ra đi, nàng thẫn thờ nhìn theo, mắt nhoà lệ. Tôi vừa đi vừa ngoái lại, bóng dáng nhỏ bé của người vợ hiền dần khuất sau ngàn dâu xanh thẳm. Lòng tôi nhớ thương, chua xót không cùng.
Khi tôi đang ở nơi khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng yêu thương, nể phục.
Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp...". Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng : nàng đã nương dựa vào tôi là vì mong có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng bây giờ, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ, nàng không còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.
Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi lang thang đi tìm vớt xác nàng nhưng không thấy tăm hơi. Hoá ra, lời thỉnh cầu của nàng đã linh nghiệm. Thần linh thấu hiểu và thương tình đã cho các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu vớt, cho nàng nương nhờ trong cung điện của Linh Phi.
Hai cha con tôi sống những ngày tháng cô đơn, buồn bã đằng đẵng. Một đêm, phòng không vắng vẻ, tôi ngồi dưới ngọn đèn khuya, bóng in trên vách. Bé Đản thấy thế liền chỉ tay lên chiếc bóng và nói : "Cha Đản lại đến kia kìa!". Tôi ngỡ ngàng rồi hiểu ra. Hỡi ơi, tôi đã hại chết Vũ Nương rồi! Tôi đau đớn, ân hận, xót xa, day dứt vô hạn. Bây giờ tôi mới hiểu vợ tôi bị oan, rằng nàng đã chết trong nỗi oan ức và tuyệt vọng. Nhưng việc đã lỡ rồi, tôi chẳng biết làm gì hơn là đau khổ, buồn thương, day dứt.
Một hôm, Phan Lang - người cùng làng tôi đến kể cho tôi nghe là đã gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung. Ban đầu tôi không tin, nhưng khi chàng đưa chiếc hoa vàng cho tôi, tôi sửng sốt vì đó chính là vật vợ tôi đem theo lúc ra đi. Phan Lang nói, Vũ Nương vẫn cảm thấy tủi cực vì chưa được minh oan, vẫn thương nhớ chồng con, đau xót ứa nước mắt khi nghe kể cảnh buồn tủi của cha con tôi, cảnh nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần mộ mẹ cha cỏ gai rợp mắt... Được biết nàng vẫn thương nhớ chồng con, tôi rất vui. Lòng tôi chứa chan hi vọng được gặp lại nàng. Tôi làm theo lời nhắn của nàng, lập một đàn giải oan ở bến sông, những mong nàng sẽ tha thứ cho lỗi lầm của tôi mà trở về, để tôi có thể bù đắp lại những đau khổ, thiệt thòi mà tôi đã gây ra cho nàng. Quả nhiên, Vũ Nương đã trở về. Giữa dòng Hoàng Giang mênh mông sóng nước bỗng hiện lên một chiếc kiệu hoa vàng lộng lẫy, rực rỡ. Nàng ngồi trên chiếc kiệu hoa ấy, mắt phượng mày ngài, dáng vẻ thanh thoát, cử chỉ khoan thai như một nàng tiên. Theo sau nàng, hơn 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lung linh trong ánh nến thoáng ẩn, thoáng hiện. Cả dòng sông như một lâu đài nguy nga tráng lệ mà nàng là người chủ lâu đài đó. Tôi vội gọi, khẩn thiết, chới với. Nàng nghe tiếng tôi nhưng cứ đứng giữa dòng, đôi mắt buồn thăm thẳm. Rồi nàng nói vọng vào, cảm tạ tình tôi, nhưng đã hứa với Linh Phi nên không trở về trần gian được nữa. Tôi đau khổ quá mức, nhưng còn biết làm sao được. Tuy vẫn còn thương nhớ nhau nhưng cốc nước đầy một khi đã đổ xuống đất thì dù có cố gắng thế nào cũng không thể vớt lại cho đầy được. Giữa chúng tôi đã có những khoảng cách không thể nào bù đắp.
Còn chưa hết cay đắng, ngậm ngùi thì khói sương đã phủ, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần rồi biến mất.
Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.
Em tham khảo dàn ý nhé (Từ dàn ý này em có thể tự phát triển lời văn theo ý của mình)
1. Mở bài: Giới thiệu chung
2. Thân bài
- Nêu hoàn cảnh gặp Trương Sinh.
- Miêu tả đôi nét về hình dáng, gương mặt khi lần đầu nhìn thấy Trương Sinh: cao, gầy gò, gương mặt tiêu tụy, đầy mệt mỏi,…
- Trương Sinh kể về cuộc đời mình:
+ Khi lấy Vũ Nương.
+ Khi lên đường đi lính
+ Trương Sinh trở về và nghi ngờ vợ thất tiết, đuổi Vũ Nương đi.
+ Trương Sinh biết sự thật và ăn năn, dày vò, tự trách bản thân.
- Lời động viên của em với Trương Sinh: chăm sóc bé Đản thật tốt để chuộc lỗi lầm,…
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
Nguyễn Dữ là một nhà văn sáng tạo. Cái kết truyền thống của "Vợ chàng Trương" là Vũ Nương nhảy sông tự vẫn, cuối cùng khi nhận ra nàng bị oan, người ta mới dựng đền thờ nàng gần đấy. Song dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ thì tác phẩm trở nên độc đáo lên hẳn. Ông biết kết hợp cốt truyện truyền thống với các chi tiết kì ảo, làm nổi bật ước mơ của nhân dân ta, như chi tiết kì ảo cuối truyện, Vũ Nương không chết mà được cứu sống, sống dưới thủy cung, hưởng cuộc sống hạnh phúc bất tử vĩnh viễn. Nhưng chính chi tiết này cũng là chi tiết khiến người đọc đau xót. Đây có thật là cái kết vẹn toàn? Vũ Nương khi sống không được hưởng hp trọn vẹn. Đến lúc nàng có được những gì đáng được hưởng thì nó chỉ mờ nhạt, giống như hư ảo (chi tiết Vũ Nương võng lọng hiện lên từ dưới sông cuối truyện)
Mình học truyện này từ năm ngoái, đến giờ cũng chỉ nhớ được có thế, có gì ban nên hỏi các thầy cô giáo để rõ hơn nhé :')
– Khi Trương Sinh đi lính:
+ Trước khi đi quỳ xuống đất vâng lời mẹ dạy, không chủ động dặn vợ mà lắng nghe vợ dặn.
+ Khi Trương Sinh trở về: Trương Sinh mới trải qua 3 năm đời lính vất vả, hơn nữa khi trở về mẹ lại mất… Song vì cả ghen, hàm hồ, mù quáng, thô bạo… đã đẩy vợ đến cái chết oan ức.
+ Sự dung túng của xã hội: Trọng nam khinh nữ, khiến cho Trương Sinh độc đoán, gia trưởng: Không thèm nghe lời phân trần của vợ, không nghe hàng xóm phân giải…
– Nhờ lời nói của bé Đản Trương Sinh mới hiểu nỗi oan của vợ.
– Nhờ chi tiết kì ảo, Trương Sinh có cơ hội giải oan cho vợ nhưng kết cục vẫn rất đau buồn…
Lí lịch
– Lai lịch: Con nhà hào phú.
– Đặc điểm: là kẻ vô học, đa nghi, ghen tuông mù quáng, vô lôi.