Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giá trị nhân đạo trong chuyện cổ tích Việt Nam đó là : 1. Các nhân vật trong truyện cổ tích đều là nhân vật mồ côi, dị dạng,nghèo khó nhưng tốt tính,hay giúp đở người khác và thường bị người có quyền uy,ác độc bốc lột, hành hạ. Và những nhân vật mồ côi,... này sẽ được sự giúp đở của 1 đấng siêu nhiên ( điển hình là Bụt) giúp đở. Và sau này, những nhân vật này thường trở nên giàu có,hạnh phúc...Đó là giá trị nhân đạo, nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về 1 cuộc sống mà người nghèo, người bất hạnh luôn được cưu mang giúp đở, luôn được thương yêu. Và những kẻ gian ác sẽ bị trừng trị đích đáng.(Tấm -Cám,Sọ Dừa) 2 Nhân đạo còn thể hiện ở chổ, tất cả các câu chuyện cổ tích đều kết thúc 1 cách có hậu.Kết thúc có hậu ở đây cũng là một sự nhân đạo, vì nó thể hiện lối sống của người Việt,luôn yêu thương con người, luôn mong muốn hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người sống tốt,"ở hiền thì sẽ gặp lành"
1/ Mở bài: Dù vào đề trực tiếp hay gián tiếp, phải dẫn được nguyên văn nhận định của đề
2/ Thân bài
a/ Giải thích nội dung của đề
- Người dân thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng. Đó là những người thấp cổ bé họng trong xã hội.
- Nói truyện cổ tích quan tâm đến những người dân thường bị áp bức là muốn nói đến truyện cổ tích hướng sự phản ánh vào những con người thấp cổ bé họng đó.
- Truyện cổ tích đề cao người dân thưòng trong xã hội áp bức cũng có nghĩa là truyện cổ tích ca ngợi những phẩm chất cao quí của người bình dân.
Và như thế truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động
b/ Phân tích và chứng minh
*/ Truyện cổ tích quan tâm đến những người bình dân bị áp bức trong xã hội
_ Phân tích :
+Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào văn học.
+ Người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm. Truyện cổ tích do những người bình dân sáng tạo. Cho nên nó phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống, số phận của họ.
_ Chứng minh :
+ Tấm con riêng bị mẹ kế đầy đoạ khổ ải ( Tấm Cám)
+ Thạch Sanh mồ côi không nơi nương tựa bị hất ra lề đường mà vẫn còn bị lừa gạt (Thạch Sanh)
+ Người em út bị anh chiếm hết tài sản (Cây khế)
*/ Truyện cổ tích đề cao những người dân thường trong xã hội bị áp bức .
_ Phân tích
+ Trong thực tế, người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội.
+ Họ có thể nghèo về của cải tiền bạc nhưng họ không nghèo về tình cảm con người. Sống trong cộng đồng làng xã, lại phải thường xuyên đối mặt với những gian nan vất vả của sống, hơn ai hết, họ hiểu giá trị của lao động, của nhân phẩm con người.
+ Chính họ đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm
_ Chứng minh :
+ Trong tận cùng của sự đầy đoạ khổ ải Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù nết na
+ Thạch Sanh dũng cảm nhân hậu
+ Cho dù tạo hoá không cho họ một hình hài đẹp đẽ, họ vẫn là người có nhân phẩm tài năng, thông minh (Sọ Dừa ).
Quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích.
3/ Kết luận: Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích đối với xã hội hiện nay...
Phần kết đã thể hiện bài học lịch sử vô cùng quý báu đối với dân tộc ta. Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
– Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ, văn bản trên còn sử dụng những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như tranh ảnh, sơ đồ, infographic.
– Tác dụng:
Biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung.
+ Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan. Bằng các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ.
+ Tổ chức thông tin theo một trình tự logic hợp lí, liên kết các phần.
Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Quan Công tỏ ra là người độ lượng, khiêm nhường, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy). Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lí do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh - của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương - Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công pnải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phần bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc hoạ được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc. Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.