K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2017

Các trường hợp ta không nhìn thấy 1 vật trước mặt: Vật bị che kín bởi 1 vật khác (ví dụ đặt trong hộp); Trong phòng tối hoặc ban đêm; vật quá nhỏ ở gần; vật quá to và ở rất xa.

Đặc điểm chung của các trường hợp đó là không có ánh sáng từ vật đến mắt ta.

30 tháng 6 2017

Những trường hợp ta không nhìn thấy một vật đặt phía trước mặt:

- Ta không thấy cái bàn ở trước mặt khi tắt hết đèn.

- Ta không thấy cái cây trước mặt khi đi vào bạn đêm không có đèn.

-...

Nguyên nhân ta không thấy vật đó là vì không có ánh sáng từ vật đó chiều đến mắt ta.

1 tháng 7 2017

xl truyền đến mắt ta chứ ko phải là chiều .

Vì sao ta không thể nhìn thấy được ở sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thíchKhi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức nào mà em đã học?Tại sao trong các lớp học, người ta lại lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng 1 bóng đèn lớn(...
Đọc tiếp
  1. Vì sao ta không thể nhìn thấy được ở sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thích
  2. Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức nào mà em đã học?
  3. Tại sao trong các lớp học, người ta lại lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng 1 bóng đèn lớn( đọ sáng của bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại) Hãy giải thích.
  4. Từ nhiều thế kỉ trước, có nhiều người quan niệm ràng: Sở dĩ mắt ta nhìn được thấy mọi thứ là vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt đó là "tia nhìn'",khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận khẳng định sự sai lầm đó. Em hãy lấy một ví dụ minh họa để khẳng định sự sai lầm đó.
5
27 tháng 10 2016

1) Vì ánh sáng chỉ truyền theo đường thẳng đến mắt, không thể chuyển động cong để đến mắt nếu vật ở đằng sau được.

2) Dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng để kiểm tra để xem thước có thẳng không.

3) Để không tạo các vùng bóng nửa tối, khiến học sinh không bị khó nhìn.

4) ĐỨng trong bóng tối, ta sẽ không thể nhìn thấy gì.

13 tháng 9 2017

1. Vì sao ta không thể nhìn thấy được ở sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thích

Câu trả lời : Điều kiện nhìn thấy vật là có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.ánh sáng chiếi tới vật rồi phản xạ không thể tới mắt khi vật sau mắt.như vậy mắt không thể thấy vật đằng sau.đấy là trường hợ không có vật gì hỗ trợ,cụ thể là 1 chiếc gương đặt trước mắt có tác dụng phản xạ ánh sáng từ vật tới mắt.
29 tháng 10 2021

A

29 tháng 10 2021

A

1 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Cho một vật sáng trước mặt, ta sẽ không nhìn thấy vật sáng đó khi :

+) vật sáng đó bị một vật che khuất và không truyền ánh sáng đến mắt ta

Cho một vật sáng trước mặt, ta sẽ nhìn thấ vật sáng đó khi :

+) vật sáng đó không bị một vật cản hoặc che khuất

Tóm lại : đặt một vật sáng trước mặt thì ta có, không nhìn thấy vật đó trong 2 TH mình nêu trên 
Vd :

cho cái đèn pin trước mặt thì nó sẽ truyền ánh sáng đến mắt ta khi không có vật cản còn khi có vật cản thì nó sẽ không truyền được ánh sáng vì bị vật che khuất 

  
1 tháng 12 2021

Không vì không có ánh sáng chiếu vào mắt ta

VD : đặt quyển vở trước mặt vào đêm

Chương I: Quang họcCâu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở...
Đọc tiếp

Chương I: Quang học

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?

* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?

Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?

* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?

Câu 4: Tia sáng là gì?

Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?

Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?

Áp dụng:

a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?

b) AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao nhiêu cm?

Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?

Chương 2: Âm học

Câu 1: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?

Câu 2: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao (âm bổng)? khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)?

Câu 3: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?

Câu 4: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào?

Câu 5: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn nhất, môi trường nào nhỏ nhất?

Câu 6: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém?

Câu 7: Âm phản xạ là gi? Tiếng vang là gì?

Câu 8:

B.Bài tập tự luận

Câu 1: Tần số là gì? Đơn vị của tần số? Khi nào âm phát ra càng cao?

Câu 2: Tại sao bác tài xế ngồi ở đằng trước mà có thể nhìn thấy được những ngồi phía sau mà không cần phải ngoái đầu lại?

Câu 3: So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.

Câu 4: Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

Câu 5: Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao tiếng nói nghe rất rõ?

Câu  6: Tại sao khi bay côn trùng thường tạo ra tiếng vo ve?

Câu 7: Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?

Câu 8: Trong 3 phút vật thực hiện được 5400 dao động.

a) Tính tần số;

 b) Tai ta có thể nghe âm thanh do vật này phát ra không? Vì sao?

1
27 tháng 2 2022

Chương I: Quang học

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta

Câu 2: Nguồn sáng là gì ? Vật sáng là gì ? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không ?

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó

- Mặt trăng ko phải nguồn sáng vì khi đó ánh sáng mặt trời truyền vào mặt trăng và hắt vào mắt ta khi nhìn thấy mặt trăng....mặt trăng chỉ là vật hắt sáng thôi

Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ?

- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

Câu 4: Tia sáng là gì ?

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bừng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng

Câu 5: Chùm sáng là gì ? Có mấy loại chùm sáng ?

- Chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. 

- Có ba loại chùm sáng: ( chùm sáng phân kì, chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ )

Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ?

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới

- Góc phản xạ bằng góc tới

Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ?

- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật

- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng ?

- Tính chất ảnh cả một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ngược chiều, lớn bằng vật và đối xứng với vật qua gương.

Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm ?

- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật

- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song

Chương 2: Âm học

Câu 1: Nguồn âm là gì ? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?

- Nguồn âm là các vật có thể phát ra âm thanh 

- Đặc điểm chung của nguồn âm là khi phát ra âm các nguồn âm đều dao động.

Câu 2: Tần số dao động là gì ? Đơn vị tần số là gì ? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao ( âm bổng )? khi nào vật phát ra âm thấp ( âm trầm )?

- Tần số dao động là số lần dao động trong 1 giây

- Đơn vị của tần số là Héc ( Hz )

- Âm phát ra càng coa ( âm bổng ) khi tần số lao động càng lớn 

- Âm phát ra càng thấp ( càng trầm ) khi tần số dao động nhỏ

Câu 3: Khi nào âm phát ra to ? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?

- Vật phát ra âm to khi biên độ dao động của nguồn âm lớn

- Vật phát ra âm nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm yếu

- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB)

Câu 4: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào ?

- Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường: không khí, chất rắn, chất lỏng

- Âm thanh không thể truyền được trong môi trường chân không

Câu 5: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn nhất, môi trường nào nhỏ nhất?

- Trong ba môi trường : Rắn, lỏng, khí thì âm truyền trong chất rắn là nhanh nhất và chậm nhất là âm truyền trong không khí.

Câu 6: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt ? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém ?

- Các vật cứng nhẵn phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém ). Vật phản xạ âm tốt là mặt gương, tường gạch, mặt đá hoa, tấm kim loại

- Các vật mềm, xốp hấp thụ âm tốt thì phản xạ âm kém. Vật phản xạ âm kém là miếng xốp, cao su xốp, áo len, ghế đệm mút, vải dạ, rèm nhung.

Câu 7: Âm phản xạ là gì ? Tiếng vang là gì ?

- Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một vật chắn.

- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được trực tiếp ít nhất là 1/15 giây

 

B.Bài tập tự luận

Câu 1: Tần số là gì ? Đơn vị của tần số ? Khi nào âm phát ra càng cao ?

- Tần số là số lần của một hiện tượng lặp đi lặp lại trên một đơn vị thời gian

- Đơn vị tần số là Héc ( Hz )

- Khi dao động càng nhanh , tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao

Câu 2: Tại sao bác tài xế ngồi ở đằng trước mà có thể nhìn thấy được những ngồi phía sau mà không cần phải ngoái đầu lại ?

Ở phía trước khoang lái có gắn một cái gương, mặt kính hướng về phía sau lưng bác tài xế, do vậy bác tài xế chỉ cần quay gương một góc thích hợp rồi nhìn vào kính là có thể thấy được những người và vật phía sau mà không cần ngoái đầu lạ

Câu 3: So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.

- Giống nhau: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh thật và hứng được trên màn chắn.

- Khác nhau:

   + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳnng lớn bằng vật.

   + Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

   + Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

Câu 4: Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương có phải là nguồn sáng không ? Tại sao ?

Không.

Vì nó không tự phát ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Câu 5: Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao tiếng nói nghe rất rõ ?

- Vì Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, ngoài âm nghe trực tiếp, còn có âm phản xạ từ mặt nước, nên ta nghe rất rõ.

Câu  6: Tại sao khi bay côn trùng thường tạo ra tiếng vo ve ?

- Nguyên do là khi bay, côn trùng vẫy những chiếc cánh nhỏ mấy trăm lần trong một giây. Những chiếc cánh nhỏ này thật ra là những màng rung động, mà như chúng ta đã biết, bất kỳ một màng rung động đủ nhanh ( trên 16 lần trong một giây ) cũng sẽ sản ra những âm có độ cao nhất định

Câu 7: Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được ?

- Khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, vì âm truyền trực tiếp qua vật rắn. Khi để tai tự do trong không khí, thì tường đóng vai trò vật cách âm, nên ta không nghe thấy tiêng cười nói ở phòng bên cạnh.

Câu 8: Trong 3 phút vật thực hiện được 5400 dao động.

a) Tính tần số;

b) Tai ta có thể nghe âm thanh do vật này phát ra không ? Vì sao ?

a) Đổi 3 phút = 180 giây

Tần số dao động là:   \(\dfrac{5400}{180}=30\) ( Hz )

b) Tai ta có thể nghe được âm thanh do vật phát ra vì tần số của vật là 30 Hz, nằm trong khoảng 20 Hz đến 20 000 Hz

 

 

1. Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?2. Cho các vật sau: Mặt trời, Mặt trăng, cái bàn, bông hoa, bóng đèn đang sáng, con lươn điện, tivi đang bật, tấm bìa đen, ngọn đuốc đang cháy, miếng băng keo đen. Trong các vật trên, vật nào là nguồn sáng, vật nào là vật sáng?3. Trong các vật sau đây, vật nào là...
Đọc tiếp

1. Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?

2. Cho các vật sau: Mặt trời, Mặt trăng, cái bàn, bông hoa, bóng đèn đang sáng, con lươn điện, tivi đang bật, tấm bìa đen, ngọn đuốc đang cháy, miếng băng keo đen. Trong các vật trên, vật nào là nguồn sáng, vật nào là vật sáng?

3. Trong các vật sau đây, vật nào là nguồn sáng, vật nào là vật hắt lại ánh sáng: màn hình điện thoại đang bật, Mặt trăng, bông hoa hồng, cá lồng đèn, cái bảng đen, cái bàn, Mặt trời, tấm gương phẳng.

4. Ta dùng gương phẳng hưng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

5. Tại sao cây nến đang cháy gọi là nguồn sáng, còn cây viết trên bàn ngoài nắng gọi là vật sáng?

6. Ban ngày mắt ta có nhìn thấy miếng bìa màu đen không? Tại sao?

2
12 tháng 9 2021

Câu 1:
- Ở trong phòng có ánh sáng, do có ánh sáng trong phòng chiếu vào chiếc hộp gỗ và truyền vào mắt ta nên ta thấy được. Ngược lại, trong bóng đêm, do không có ánh sáng trong phòng chiếu vào chiếc hộp gỗ và truyền vào mắt ta nên ta không thấy được.
Câu 2:
- Nguồn sáng: Mặt Trời, bóng đèn đang sáng, TV đang bật, ngọn đuốc đang cháy.
- Vật sáng: Mặt Trời, Mặt Trăng, cái bàn, bông hoa, bóng đèn đang sáng, con lươn điện, TV đang bật, ngọn đuốc đang cháy.
*Chú ý: Các vật tấm bìa đen, miếng băng keo đenvật đen nhé.
Câu 3:
- Nguồn sáng: màn hình điện thoại đang bật, cá lồng đèn, Mặt Trời.
- Vật hắt lại ánh sáng: (các vật còn lại)
Câu 4:
- Gương không phải là nguồn sáng vì tấm gương đó chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời.
Câu 5:
- Cây nến đang cháy là nguồn sáng vì nó tự phát ra ánh sáng.
- Cấy viết trên bàn ngoại trời là vật sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời.
Câu 6:
- Ban ngày ta có thể nhìn thấy tấm bìa đen vì mắt ta phân biệt được màu đen với các máu sắc xung quanh.

Mong cái này giúp được bạn nhé. ☺

13 tháng 9 2021

Câu 1:
- Ở trong phòng có ánh sáng, do có ánh sáng trong phòng chiếu vào chiếc hộp gỗ và truyền vào mắt ta nên ta thấy được. Ngược lại, trong bóng đêm, do không có ánh sáng trong phòng chiếu vào chiếc hộp gỗ và truyền vào mắt ta nên ta không thấy được.
Câu 2:
- Nguồn sáng: Mặt Trời, bóng đèn đang sáng, TV đang bật, ngọn đuốc đang cháy.
- Vật sáng: Mặt Trời, Mặt Trăng, cái bàn, bông hoa, bóng đèn đang sáng, con lươn điện, TV đang bật, ngọn đuốc đang cháy.
*Chú ý: Các vật tấm bìa đen, miếng băng keo đen là vật đen nhé.
Câu 3:
- Nguồn sáng: màn hình điện thoại đang bật, cá lồng đèn, Mặt Trời.
- Vật hắt lại ánh sáng: (các vật còn lại)
Câu 4:
- Gương không phải là nguồn sáng vì tấm gương đó chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời.
Câu 5:
- Cây nến đang cháy là nguồn sáng vì nó tự phát ra ánh sáng.
- Cấy viết trên bàn ngoại trời là vật sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời.
Câu 6:
- Ban ngày ta có thể nhìn thấy tấm bìa đen vì mắt ta phân biệt được màu đen với các máu sắc xung quanh.

Câu 1: Một vật thỏa mãn điều kiện nào sau đây thì ta có thể nhìn thấy nó ?A. Vật ấy phải được chiếu sáng.B. Vật ấy phải là nguồn sáng.C. Phải có các tia sáng đi từ vật đó đến mắt ta.D. Vật ấy vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.Câu 2: Nguồn sáng nào sau đây là nguồn sáng tự nhiên ?A. Tia chớp xuất hiện trong cơn giông.B. Tia lửa xuất hiện ở bếp ga lúc khởi động...
Đọc tiếp

Câu 1: Một vật thỏa mãn điều kiện nào sau đây thì ta có thể nhìn thấy nó ?

A. Vật ấy phải được chiếu sáng.

B. Vật ấy phải là nguồn sáng.

C. Phải có các tia sáng đi từ vật đó đến mắt ta.

D. Vật ấy vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.

Câu 2: Nguồn sáng nào sau đây là nguồn sáng tự nhiên ?

A. Tia chớp xuất hiện trong cơn giông.

B. Tia lửa xuất hiện ở bếp ga lúc khởi động bếp.

C. Ánh sáng chớp, tắt cùa đèn trong biển quảng cáo.

D. Ánh sáng của đèn tín hiệu giao thông.

Câu 4: Ta nhìn thấy bầu trời màu xanh vì

A. Mắt ta phát ra ánh sáng màu xanh khi nhìn lên bầu trời.

B. Ban ngày bầu trời phát ra ánh sáng màu xanh,

C. Có ánh sáng màu xanh từ bầu trời truyền đến mắt ta.

D. Bầu trời được Mặt Trời chiếu sáng bằng ánh sáng màu xanh.

Câu 5: Trong môi trường không khí đồng tính, đường truyền của ánh sáng

A. Là đường gấp khúc.

B. Là đường cong bất kì. C. Là đường thẳng.

D. có thể là đường cong hoặc thẳng.

Câu 6: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên

A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

A. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 7: Chùm tia phân kì là chùm tia gồm A. Các tia sáng không giao nhau.

B. Các tia sáng xuất phát từ nhiều điểm.

C. Các tia sáng giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng.

D. Các tia sáng có đường kéo dài loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

Câu 8: Ngày 24/10/1995, ở Phan Thiết (Việt Nam), đã quan sát được nhật thực toàn phần. Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất, ta thấy

A. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất.

B. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.

C. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kì tia sáng nào của Mặt Trời.

D. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy

các tia lửa xung quanh Mặt Trời.

Câu 9: Giả sử tại một nơi nào đó trên Trái Đất quan sát thấy hiện tượng nhật thực toàn phần. Kết luận nào sau đây là sai ?

A. Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban ngày.

B. Người đứng tại nơi đó không nhìn thấy Mặt Trời, c. Nơi đó nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng.

D. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

1
29 tháng 9 2021

ko trà lời được

Câu 1: Một vật thỏa mãn điều kiện nào sau đây thì ta có thể nhìn thấy nó ?A. Vật ấy phải được chiếu sáng.B. Vật ấy phải là nguồn sáng.C. Phải có các tia sáng đi từ vật đó đến mắt ta.D. Vật ấy vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.Câu 2: Nguồn sáng nào sau đây là nguồn sáng tự nhiên ?A. Tia chớp xuất hiện trong cơn giông.B. Tia lửa xuất hiện ở bếp ga lúc khởi động...
Đọc tiếp

Câu 1: Một vật thỏa mãn điều kiện nào sau đây thì ta có thể nhìn thấy nó ?

A. Vật ấy phải được chiếu sáng.

B. Vật ấy phải là nguồn sáng.

C. Phải có các tia sáng đi từ vật đó đến mắt ta.

D. Vật ấy vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.

Câu 2: Nguồn sáng nào sau đây là nguồn sáng tự nhiên ?

A. Tia chớp xuất hiện trong cơn giông.

B. Tia lửa xuất hiện ở bếp ga lúc khởi động bếp.

C. Ánh sáng chớp, tắt cùa đèn trong biển quảng cáo.

D. Ánh sáng của đèn tín hiệu giao thông.

Câu 4: Ta nhìn thấy bầu trời màu xanh vì

A. Mắt ta phát ra ánh sáng màu xanh khi nhìn lên bầu trời.

B. Ban ngày bầu trời phát ra ánh sáng màu xanh,

C. Có ánh sáng màu xanh từ bầu trời truyền đến mắt ta.

D. Bầu trời được Mặt Trời chiếu sáng bằng ánh sáng màu xanh.

Câu 5: Trong môi trường không khí đồng tính, đường truyền của ánh sáng

A. Là đường gấp khúc.

B. Là đường cong bất kì. C. Là đường thẳng.

D. có thể là đường cong hoặc thẳng.

Câu 6: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên

A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

A. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 7: Chùm tia phân kì là chùm tia gồm A. Các tia sáng không giao nhau.

B. Các tia sáng xuất phát từ nhiều điểm.

C. Các tia sáng giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng.

D. Các tia sáng có đường kéo dài loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

Câu 8: Ngày 24/10/1995, ở Phan Thiết (Việt Nam), đã quan sát được nhật thực toàn phần. Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất, ta thấy

A. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất.

B. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tia lửa xung quanh Mặt Trời.

C. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kì tia sáng nào của Mặt Trời.

D. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy

các tia lửa xung quanh Mặt Trời.

Câu 9: Giả sử tại một nơi nào đó trên Trái Đất quan sát thấy hiện tượng nhật thực toàn phần. Kết luận nào sau đây là sai ?

A. Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban ngày.

B. Người đứng tại nơi đó không nhìn thấy Mặt Trời, c. Nơi đó nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng.

D. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

1
25 tháng 9 2021

1.C

2.A

4.C

5.C

6.Mặt trăng khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời

7.D

8.D

9.C

câu 8 mình không chắc lắm ạ:(

7 tháng 10 2017

Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm.

=> Ví dụ: Mặt lõm của cái vá múc canh, cái muỗng, cái chén inox...

Đặt một vật ở vị trí thích hợp trước gương cầu lõm đó để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần mặt gương, độ lớn của ảnh thay đổi như thế nào ?

=> Di chuyển vật lại gần gương, ta thấy ảnh ảo càng nhỏ.

11 tháng 10 2016

Chảo nhôm bóng,lấy phần trong dùng làm gương cầu lõm,khi ta đưa vật lại gần gương thì độ lớn của ảnh sẽ giảm đi,độ lớn của ảnh phải tối thiểu bằng vật khi vật đặt sát mặt gương cầu lõm.