Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Suy nghĩ: Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Em đã làm được:
- Nỗ lực phấn đấu dể trở thành con ngoan trò giỏi.
- Quyết tâm vượt khó.
- Tự giác.
- Đọc thêm sách.
- Tranh thủ thời gian học tập.
- Vận dụng điều đã học vào thực tế.
(Mấy cái điều đó là nói cho đủ ý chớ không phải tớ làm đâu à nha)
Để thực hiện tốt lời dạy của Bác cần:
-Xác định mục đích học tập:học vì đất nước,vì nhân dân,...
-Xác định nội dung học tập:rèn luyện đạo đức,trau dồi kiến thức,mở mang tầm hiểu biết,...
Là người nhìn xa trông rộng, là người có mong muốn to lớn vào vận mệnh và lương lai của đất nước, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chăm lo giáo dục và đặt niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, những người của tương lai. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Đất nước chúng ta đã trải qua gần một thế kỉ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Việc giành chủ quyền, độc lập đã đưa dân tộc ta lên một địa vị mới đầy vẻ vang-địa vị làm chủ đất nước mình trong độc lập, tự do. Tuy thế, một đất nước vẻ vang là phải giữ vững quyền độc lập tự do ấy. Mặt khác, đất nước vẻ vang còn phải hùng mạnh, giàu có, phải có nền quốc phòng hùng hậu đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để giữ vững chủ quyền, để xây dựng một nền kinh tế phát triển dân giàu nước mạnh. Đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác yêu mến, kính trọng. Đất nước như thế là đất nước vẻ vang. “Dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không?”, đấy là một vấn đề khác mà Bác đề ra. Một cường quốc phải là một nước giàu mạnh, hùng cường, đạt trình độ cao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, một nền quốc phòng hùng hậu có thể sánh vai được với những cường quốc trên thế giới, có thể góp phần mình vào sự tiến bộ chung của nhân loại.
Hai vấn đề to lớn trên là mong muốn của Bác Hồ, của toàn dân tộc ta. Mong muốn đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, là mục tiêu to lớn và khát vọng của dân tộc chúng ta từ bao đời vươn tới tương lai.Nguyện vọng chính đáng đó chỉ có thể thực hiện được phụ thuộc vào phần lớn công lao học tập của thế hệ trẻ.
Chúng ta biết rằng, dân tộc ta đã trải qua tám mươi năm nô lệ. Chúng ta xác định đất nước, giữ gìn độc lập với một gia tài nghèo nàn từ tay chế độ phong kiến lạc hậu hàng ngàn năm và chế độ thực dân khai thác thuộc địa. Muốn làm cho dân tộc ta vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, có những bước tiến nhảy vọt cách xa chúng ta hàng thế kỉ, không có con đường nào khác là phải học tập để tiếp thu những tiến bộ và kinh nghiệm mà các quốc gia tiên tiến đã làm. Muốn thế, không chỉ dũng cảm và cần cù là đủ mà phải có trình độ học vấn cao để tiếp thu khoa học và những bí quyết thành công. Còn ai hơn tuổi trẻ đảm đương sứ mệnh đó. Thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay, ngày mai sẽ là đội ngũ hùng hậu, tài năng xây dựng đất nước. Những kiến thức mà tuổi trẻ học tập được hôm nay sẽ áp dụng vào trong việc làm của nhiều năm sau. Đặt lòng tin và giao trách nhiệm đó cho tuổi trẻ chính là lòng yêu mến, trân trọng và một nhận thức đúng đắn, sáng suốt của một vị lãnh tụ đất nước.
Nửa thế kỉ đã qua, lời nói cua Bác đã và đang trở thành hiện thực. Tuổi trẻ Việt Nam chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã học tập tốt và làm chủ được các phương tiện vũ khí chiến đấu hiện đại như xe tăng, tên lửa, máy bay..., đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Trong xây dựng đất nước mấy chục năm qua từ sau ngày thống nhất và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện được mong ước và niềm tin to lớn của Bác Hồ. Tuy nhiên, những năm đầu của thể kỉ XXI, việc phấn đấu để đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, để có thể “vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu”, lại là nhiệm vụ của lớp trẻ chúng ta trong học tập và rèn luyện, làm việc từ trong các nhà trường hôm nay.
Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vẻ vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng ta. Học tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta.
â)Nhận xét:
+Bác Hồ muốn học sinh nước Việt Nam học tiến bộ hơn ,chăm chỉ hơn.
+Muốn đất nướcViệt Nam ngày càng phát triển hơn để sánh bằng với các nước khác.
+Muốn phát triển đất nước, thì là do suy nghĩ ,hành động,kỹ năng,.. ở con người hiện nay
b,+Em sẽ chăm chỉ học tập để hiểu biết nhiều thứ trên đất nước.
+Tham gia các hoạt động để biết biết nhiều thứ.
+...
(Theo mình nghĩ chứ mình không biết đúng không.Thông cảm nha)
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Cho mik tick nhá!!!
Hằng tuần, vào thứ hai, trong tiết chào cờ đầu tuần, chúng ta đều nghe đọc “5 điều Bác Hồ dạy” và những lời tuyên hứa rất hùng hồn. Không chỉ có ngày thứ hai mà ngày nào cũng vậy, chúng ta đều tâm niệm cố gắng thực hiện tốt những lời Bác dạy. Trong năm điều thì điều năm là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Muốn thực hiện tốt lời Bác dạy thì trước hết phải hiểu được ý nghĩa của lời dạy. Vậy chúng ta hiểu gì về “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”?
Một điều dạy của Bác nhắc ta bài học quý. Trước hết là khiêm tốn. Người dạy ta khiêm tốn nghĩa là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy được những mặt non yếu của mình để rèn luyện đồng thời luôn có ý thức học hỏi bè bạn và những người xung quanh. Còn “thật thà” là không gian dối trong làm việc cũng như trong quan hệ với mọi người. ‘Thật thà” còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi nơi, mọi lúc. Bài học thứ ba: “Dũng cảm”, nghĩa là gan dạ không một chút sợ sệt để làm những việc tốt đẹp. Dũng cảm còn có nghĩa là dám làm dám chịu, không ươn hèn, không khuất phục trước quyền uy và bạo lực. Như vậy, khiêm tốn, thật thà, dùng cảm là những đức tính quý báu của con người.
Nó giúp em làm một người tốt, làm người tốt rất vui. Người ngoài nhìn vào sẽ rất là thích, nó giúp phát triển truyền thống của đất nước ta. Theo mình là thế, ngắn gọn, không dài dòng. ^^
Câu 1. Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm : 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào
A. Nhóm quyền phát triển
B. Nhóm quyền sống còn
C. Nhóm quyền bảo vệ
D. Nhóm quyền tham gia
Câu 2. Bạn N cho rằng học chỉ để cho nặng đầu, thà đi làm công ty còn hơn. Em sẽ khuyên bạn N như thế nào?
A. Khuyên bạn tích cực học tập để trau dồi kiến thức và có cơ hội phát triển
B. Mặc kệ bạn
C. Khuyên bạn bỏ học đi làm công ty mới kiếm được nhiều tiền
D. Không quan tâm vì không liên quan đến mình Câu 3. Hoạt động nào thể hiện học sinh không có mục đích học tập
A. Học bài cũ và soạn bài mới
B. Học tiếng anh thông qua bài hát và phim
C. Bỏ học đi chơi điện tử
D. Nhờ bạn giảng bài khó Câu 4. Hoạt động nào thể hiện mục đích học tập của học sinh?
A. Học vào những thời gian rảnh rỗi
B. Lên thư viện tìm tài liệu tham khảo
C. Lên kế hoạch học tập và vui chơi
D. Cả A,B, C Câu 5. Học sinh chăm ngoan, học giỏi, xác định đúng đắn được mục đích học tập sẽ giúp ích được cho những ai?
A. Bản thân
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Cả A,B, C Câu 6. Công ước liên hợp quốc ra đời vào năm ?
A. Năm 1999
B. Năm 1989
C. Năm 1990
D. Năm 1898 Câu 7. Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới gia nhập vào Công ước liên hợp quốc ?
A. Thứ 2
B. Thứ 1
C. Thứ 3
D. Thứ 4 Câu 8. Xác định công dân nước Việt Nam là
A. Người Việt Nam bỏ quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch nước ngoài
B. Người nước ngoài sang Việt Nam làm việc
C. Người có quốc tịch Việt Nam
D. Cha quốc tịch Việt Nam, mẹ có quốc tịch Mĩ, con sinh ra có quốc tịch Việt Nam Câu 9. Hành vi xâm hại quyền trẻ em :
A. Tiêm ngừa bảo vệ sức khỏe của trẻ em
B. Đưa trẻ đến trường khi đến tuổi đi học
C. Khai sinh cho trẻ đúng qui định
D. Bắt trẻ em lao động quá sức Câu 10. Hành vi phạm quyền trẻ em
A. Tiêm ngừa bảo vệ sức khỏe của trẻ em
B. Đưa trẻ đến trường khi đến tuổi đi học
C. Khai sinh cho trẻ đúng qui định
D. Ngược đãi , đánh đập trẻ em Câu 11. Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa gì
A. Thể hiện quyền và bổn phận của mình
B. Tôn trọng và quan tâm đến trẻ em vì tương lai của đất nước
C. Thể hiện trách nhiệm của công dân
D. Thể hiện trách nhiệm của mọi người dân Câu 12. Công dân Việt Nam là :
A. Những người cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
B. Là người có quốc tịch Việt Nam
C. Người Việt nam đã nhập quốc tịch nước ngoài
D. Người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên Câu 13. Đối tượng không phải là công dân Việt Nam là
A. Người Việt Nam phạm tôi bị phạt tù
B. Người Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn
C. Người Việt nam đã nhập quốc tịch nước ngoài
D. Người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên Câu 14. Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm ?
A. Tín hiệu đèn, biển báo
B. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn
C. Tường bảo vệ, hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông
D. Tất cả các ý trên Câu 15. Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cần
A. Sửa chữa, làm đường
B. Hạn chế lưu thông
C. Tăng cường xử phạt
D. Tuyệt đối chấp hành luật giao thông Câu 16. Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ chiếc xe đạp màu đen là biển báo
A. Hiệu lệnh
B. Cấm
Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng là biển báo
A. Hiệu lệnh
B. Cấm
C. Chỉ dẫn
D. Nguy hiểm Câu 18. Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ chiếc xe đạp màu đen là biển báo
A. Xe đạp được phép đi
B. Xe đạp chú ý nguy hiểm
C. Cấm đi xe đạp
D. Chỉ dẫn làn đi cho xe đạp Câu 19. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình người đang đi bộ màu trắng là biển báo
A. Đường dành cho người đi bộ
B. Người đi bộ không được phép đi
C. Nguy hiểm cho người đi bộ
D. Chỉ dẫn cho người đi bộ Câu 20. Nghi ngờ anh V là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh V trên facebook. Việc làm này của ông N đã vi phạm quyền nào?
A. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Ông N không vi phạm quyền nào
C. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe
D. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
Trong thời đại ngày nay, sức mạnh của dân tộc không phải ở binh hùng tướng mạnh như đế chế La Mã hay đế quốc Mông - Nguyên xưa kia. Ngày nay, sức mạnh của dân tộc là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế hùng cường. Các cường quốc trên thế giới như Mĩ, Nhật, Anh, Pháp,... đều là những nước kinh tế phát triển vững mạnh. Đối với Việt Nam ta, điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân đất nước là những người có trình độ văn hóa cao, có khả năng hòa nhập với trình độ khoa học - kĩ thuật trên thế giới. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải ra sức học tập thật tốt, học không ngừng, học nữa, học mãi. Những tháng ngày dùi mài kinh sử trên ghế nhà trường chính là thời gian để mỗi người tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nhờ học tập tích cực trong nhà trường, khi lớn lên học sinh mới trở thành những công dân có trình độ cao để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại, Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được đi học chính là vì tương lai lâu dài của đất nước.
Thực tế cũng cho thấy rằng, những thành tích học tập của học sinh Việt Nam đã làm vẻ vang cho tên tuổi nước nhà. Từ những năm bảy mươi của thế kỉ XX đến nay, năm nào chúng ta cũng có học sinh đi thi Toán quốc tế. Và năm nào chúng ta cũng đoạt giải cao, có năm toàn, đội toàn đội đều được giải. Quốc kì Việt Nam đã tung bay trong gió cùng quốc kì nhiều dân tộc khác trên thế giới. Học sinh ta đã làm vẻ vang cho đất nước theo đúng lời Bác Hồ căn dặn.
Trong đời sống sản xuất hiện nay, khi chúng ta mở cửa, cho phép các doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài, rất nhiều người Việt Nam tài năng không thua kém bạn, đã thực sự hợp tác làm việc có hiệu quả. Đó cũng là kết quả của những ngày tháng học tập miệt mài và thầm lặng. Học những kiến thức phổ thông, họ nghề, học ngoại ngữ,... Nhờ học tập, cuộc sống của bản thân họ ấm no, đầy đủ hơn, đồng thời cũng góp phần xây dựng nước nhà ngày một hùng cường.
Bác Hồ đã căn dặn học sinh học tập ngay từ ngày tựu trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi ấy, nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn 90% dân số mù chữ. Nạn đói vừa cướp đi 1/10 dân số. Nhưng Chủ tịch Hồ Chi Minh đã hi vọng, đã tin tưởng rất nhiều ở tương lai của đất nước và Người đã gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng đó vào thế hệ trẻ. Với những lời lẽ xúc động thiết tha, Bác Hồ đã làm cho các thế hệ học sinh nhận rõ hơn trách nhiệm học tập của mình.
Tuy Bác đã đi xa nhưng tất cả học sinh Việt Nam, mỗi năm, khi ngày khai trường đến lại cùng nhau ôn lại lời căn dặn của Người để nhắc nhở nhau học tập tốt hơn để làm cho “non sông Việt Nam... sánh vai cùng các cường quốc năm châu”, để làm vẻ vang cho Tố quốc Việt Nam yêu dấu. Cái Này Được Không??
dài wa